Ấn Độ sắp biên chế tiêm kích nội địa LCA

(Kiến Thức) - Sau 30 năm phát triển, tiêm kích nội địa LCA Tejas sẽ chính thức biên chế cho Không quân Ấn Độ vào ngày 20/12.

Theo tờ Press Trust của Ấn Độ, máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas của nước này đã hoàn thành tổng số 2.400 lượt thử nghiệm. Qua đó, tiêm kích LCA Tejas sẽ được chính thức biên chế cho Không quân Ấn Độ vào ngày 20/12 tới.
“Các máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA tính tới thời điểm hiện tại đã hoàn thành 2.400 lượt thử nghiệm, đây có thể là đợt thử nghiệm máy bay nhiều nhất trong lịch sử Ấn Độ”, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn hàng không Ấn Độ (Hindustan Aeronautics Limited - HAL) cho biết.
Sau 30 năm kể từ khi dự án được phê duyệt, chiếc máy bay LCA cuối cùng chính thức được đưa vào biên chế của lực lượng Không quân Ấn Độ trong tuần tới. Lần thử nghiệm gần đây nhất của LCA đã chứng minh được khả năng phóng tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại của nó.
Tiêm kích đa năng hạng nhẹ LCA Tejas.
 Tiêm kích đa năng hạng nhẹ LCA Tejas.
Theo đó, Không quân Ấn Độ sẽ có tổng số khoảng 7 phi đội với số lượng khoảng 140 chiếc LCA.
Dự án nghiên cứu sản xuất máy bay LCA được phê chuẩn năm 1983 với tổng chi phí lên tới 5,6 tỷ Rupee, sau đó chi phí trong quá trình sản xuất tăng lên 800 tỷ Rupee.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ có chiều dài là 13m, sải cánh hơn 8m, trọng lượng rỗng 5,5 tấn, vận tốc cực đại Mach 2, trần bay khoảng 16km. LCA trang bị hệ thống radar mạng pha quét điện tử chủ động do Ấn Độ trang bị.
Về vũ khí, LCA có khả năng mang được hệ vũ khí Ấn Độ và Nga gồm: tên lửa không đối không R-73, R-77 (Nga), Astra (Ấn Độ) và tên lửa không đối đất Kh-59, tên lửa chống tàu cận âm Kh-35.

Tận mắt “quan tài bay” của Không quân Ấn Độ

Theo thống kê mới nhất được Không quân Ấn Độ cung cấp, chỉ trong vòng 3 năm nước này đã mất tới 29 chiến đấu cơ và 6 phi công. Còn theo một báo cáo khác từ năm ngoái, trong 30 năm nước này mất tất cả 482 máy bay do tai nạn. Ở cả hai báo cáo, có một điểm chung là đều xuất hiện 2 cái tên MiG-21 và MiG-27. Đây được xem là những “tội đồ” của không quân nước này do gặp nhiều tai nạn trong nhiều năm.
Theo thống kê mới nhất được Không quân Ấn Độ cung cấp, chỉ trong vòng 3 năm nước này đã mất tới 29 chiến đấu cơ và 6 phi công. Còn theo một báo cáo khác từ năm ngoái, trong 30 năm nước này mất tất cả 482 máy bay do tai nạn. Ở cả hai báo cáo, có một điểm chung là đều xuất hiện 2 cái tên MiG-21 và MiG-27. Đây được xem là những “tội đồ” của không quân nước này do gặp nhiều tai nạn trong nhiều năm.

Thậm chí, phi công Ấn Độ từ lâu gọi những chiếc tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21 là “quan tài bay” vì độ an toàn thấp của nó.
Thậm chí, phi công Ấn Độ từ lâu gọi những chiếc tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21 là “quan tài bay” vì độ an toàn thấp của nó.

MiG-21 được xem là một trong những tiêm kích thành công nhất thế giới. Dù đã ra đời từ cách đây nửa thế kỷ, nhưng nó vẫn phục vụ phổ biến ở hàng chục quốc gia. Ấn Độ đưa vào sử dụng MiG-21 từ những năm 1960, tới ngày nay họ vẫn còn khoảng 260 chiếc loại này.
MiG-21 được xem là một trong những tiêm kích thành công nhất thế giới. Dù đã ra đời từ cách đây nửa thế kỷ, nhưng nó vẫn phục vụ phổ biến ở hàng chục quốc gia. Ấn Độ đưa vào sử dụng MiG-21 từ những năm 1960, tới ngày nay họ vẫn còn khoảng 260 chiếc loại này.

Những chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã trải qua một chương trình hiện đại hóa sâu rộng lên chuẩn MiG-21 Bison. Chương trình này đã giúp MiG-21 có được sức mạnh mới chiến đấu ngang ngửa với F-15/16 đời đầu của Mỹ. Nhưng điều đó không thể giúp nó thoát khỏi danh hiệu “quan tài bay”.
Những chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã trải qua một chương trình hiện đại hóa sâu rộng lên chuẩn MiG-21 Bison. Chương trình này đã giúp MiG-21 có được sức mạnh mới chiến đấu ngang ngửa với F-15/16 đời đầu của Mỹ. Nhưng điều đó không thể giúp nó thoát khỏi danh hiệu “quan tài bay”.

Hầu hết các vụ tai nạn liên quan tới MiG-21 được được giải thích là do “lỗi kỹ thuật và con người”. Nhưng các quan chức Nga (“cha đẻ” MiG-21) cho rằng, Ấn Độ đã mua phải linh kiện thay thể rởm từ các nhà cung cấp phụ tùng ngoài Nga. Đây có lẽ là sự giải thích khá hợp lý, vì ngoài Ấn Độ các nước khác dùng MiG-21 không xảy ra nhiều vụ tai nạn tới vậy.
Hầu hết các vụ tai nạn liên quan tới MiG-21 được được giải thích là do “lỗi kỹ thuật và con người”. Nhưng các quan chức Nga (“cha đẻ” MiG-21) cho rằng, Ấn Độ đã mua phải linh kiện thay thể rởm từ các nhà cung cấp phụ tùng ngoài Nga. Đây có lẽ là sự giải thích khá hợp lý, vì ngoài Ấn Độ các nước khác dùng MiG-21 không xảy ra nhiều vụ tai nạn tới vậy.

Dù bất kể nguyên nhân tai nạn là do đâu, Ấn Độ kiên quyết sẽ loại bỏ 260 chiếc MiG-21 trong giai đoạn 2014-2017.
Dù bất kể nguyên nhân tai nạn là do đâu, Ấn Độ kiên quyết sẽ loại bỏ 260 chiếc MiG-21 trong giai đoạn 2014-2017.

Loại máy bay thứ hai được xem là “quan tài bay” trong Không quân Ấn Độ là cường kích cơ cánh cụp cánh xòe MiG-27. Ấn Độ đang duy trì khoảng 120 chiếc loại này.
Loại máy bay thứ hai được xem là “quan tài bay” trong Không quân Ấn Độ là cường kích cơ cánh cụp cánh xòe MiG-27. Ấn Độ đang duy trì khoảng 120 chiếc loại này.

Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27 cũng xảy ra nhiều vụ tai nạn, có lẽ chỉ đứng thứ 2 sau MiG-21. Theo số liệu thống kê 3 năm, có tới 8 chiếc MiG-27 gặp nạn (MiG-21 là 12 chiếc).
Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27 cũng xảy ra nhiều vụ tai nạn, có lẽ chỉ đứng thứ 2 sau MiG-21. Theo số liệu thống kê 3 năm, có tới 8 chiếc MiG-27 gặp nạn (MiG-21 là 12 chiếc).

Các vụ tai nạn hầu hết được giải thích với lý do tương tự như với MiG-21.
Các vụ tai nạn hầu hết được giải thích với lý do tương tự như với MiG-21.

Ấn Độ dự kiến cho nghỉ hưu toàn bộ MiG-27 vào năm 2025.
Ấn Độ dự kiến cho nghỉ hưu toàn bộ MiG-27 vào năm 2025.

LCA Tejas: giải pháp thay thế MiG-21 của Ấn Độ

Với mục đích tìm kiếm phương án thay thế tiêm kích đánh chặn MiG-21 lỗi thời và nhất là đối phó với những chiếc F-16 của Pakistan nhận từ Mỹ, Ấn Độ đã quyết định nghiên cứu phát triển loại tiêm kích thế hệ mới mang tên LCA Tejas vào năm 1983.
Với mục đích tìm kiếm phương án thay thế tiêm kích đánh chặn MiG-21 lỗi thời và nhất là đối phó với những chiếc F-16 của Pakistan nhận từ Mỹ, Ấn Độ đã quyết định nghiên cứu phát triển loại tiêm kích thế hệ mới mang tên LCA Tejas vào năm 1983.

Mẫu thử nghiệm công nghệ đầu tiên mang tên LCA Demonstrator I cất cánh thành công lần đầu tháng 1/2001. Sau đó một số mẫu thử khác ra đời, hiện tại Không quân Ấn Độ mới chỉ đặt hàng thêm một số chiếc Tejas để tiếp tục thử nghiệm, đánh giá, chứ chưa đi vào phục vụ chiến đấu chính thức.
Mẫu thử nghiệm công nghệ đầu tiên mang tên LCA Demonstrator I cất cánh thành công lần đầu tháng 1/2001. Sau đó một số mẫu thử khác ra đời, hiện tại Không quân Ấn Độ mới chỉ đặt hàng thêm một số chiếc Tejas để tiếp tục thử nghiệm, đánh giá, chứ chưa đi vào phục vụ chiến đấu chính thức.

LCA Tejas được xem là máy bay chiến đấu chiến thuật một động cơ có trọng lượng nhẹ nhất thế giới với trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 13,3 tấn. Máy bay có chiều dài 13,2m, sải cánh 8,2m, cao 4,4m.
LCA Tejas được xem là máy bay chiến đấu chiến thuật một động cơ có trọng lượng nhẹ nhất thế giới với trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 13,3 tấn. Máy bay có chiều dài 13,2m, sải cánh 8,2m, cao 4,4m.

Thiết kế máy bay LCA Tejas khá đặc biệt khi cấu hình với cánh tam giác lớn, không có cánh đuôi ngang mà chỉ có cánh đuôi đứng, cũng như không kết cấu cánh mũi.
Thiết kế máy bay LCA Tejas khá đặc biệt khi cấu hình với cánh tam giác lớn, không có cánh đuôi ngang mà chỉ có cánh đuôi đứng, cũng như không kết cấu cánh mũi.

LCA Tejas thiết kế với một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F404-GE-IN20 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.920km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu chỉ khoảng 300km.
LCA Tejas thiết kế với một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F404-GE-IN20 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.920km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu chỉ khoảng 300km.

Về hệ thống radar điều khiển, cho tới thời điểm này dường như các nhà phát triển Ấn Độ vẫn chưa hoàn thiện một loại radar hoàn chỉnh nào cho Tejas. Thay vào đó, tạm thời một số chiếc Tejas đang thử nghiệm được lắp tạm radar EL/M-2032 của Israel chế tạo.
Về hệ thống radar điều khiển, cho tới thời điểm này dường như các nhà phát triển Ấn Độ vẫn chưa hoàn thiện một loại radar hoàn chỉnh nào cho Tejas. Thay vào đó, tạm thời một số chiếc Tejas đang thử nghiệm được lắp tạm radar EL/M-2032 của Israel chế tạo.

LCA Tejas thiết kế với 8 giá treo mang được 4 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không; tên lửa không đối đất tầm xa; tên lửa chống tàu; bom dẫn đường. Tejas có khả năng mang hỗn hợp các hệ vũ khí của cả Nga và phương Tây.
LCA Tejas thiết kế với 8 giá treo mang được 4 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không; tên lửa không đối đất tầm xa; tên lửa chống tàu; bom dẫn đường. Tejas có khả năng mang hỗn hợp các hệ vũ khí của cả Nga và phương Tây.

Mặc dù chương trình LCA Tejas đã kéo dài suốt 30 năm ngốn 1,2 tỷ USD, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Ấn Độ vẫn chưa thể đưa vào phục vụ chiến đấu Tejas. Điều này đã làm các quan chức chính phủ Ấn Độ hết sức “lo lắng, nóng ruột”.
Mặc dù chương trình LCA Tejas đã kéo dài suốt 30 năm ngốn 1,2 tỷ USD, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Ấn Độ vẫn chưa thể đưa vào phục vụ chiến đấu Tejas. Điều này đã làm các quan chức chính phủ Ấn Độ hết sức “lo lắng, nóng ruột”.

Ngày 24/6, Bộ trưởng Quốc phòng AK Anthony tại hội nghị khai mạc tại New Delhi đã xem xét lại quá trình nghiên cứu chế tạo kéo dài 30 năm của dự án máy bay chiến đấu LCA Tejas và ban hành chỉ thị thời hạn cuối cùng đối với dự án này. Ông AK Anthony yêu cầu, cho đến cuối năm nay, LCA Tejas cần phải có khả năng tác chiến ban đầu và đến trước tháng 12/2013 máy bay chiến đấu này cần phải được cấp giấy phép tác chiến ban đầu.
Ngày 24/6, Bộ trưởng Quốc phòng AK Anthony tại hội nghị khai mạc tại New Delhi đã xem xét lại quá trình nghiên cứu chế tạo kéo dài 30 năm của dự án máy bay chiến đấu LCA Tejas và ban hành chỉ thị thời hạn cuối cùng đối với dự án này. Ông AK Anthony  yêu cầu, cho đến cuối năm nay, LCA Tejas cần phải có khả năng tác chiến ban đầu và đến trước tháng 12/2013 máy bay chiến đấu này cần phải được cấp giấy phép tác chiến ban đầu.

Theo tạp chí Jane's Defence, ông AK Anthony còn yêu cầu công ty hàng không Hindustan Aeronautics Ấn Độ mỗi năm tăng gấp đôi số lượng sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas, đạt 16 chiếc mỗi năm.
Theo tạp chí Jane's Defence, ông AK Anthony còn yêu cầu công ty hàng không Hindustan Aeronautics Ấn Độ mỗi năm tăng gấp đôi số lượng sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas, đạt 16 chiếc mỗi năm.

Tuy nhiên một số linh kiện quan trọng bao gồm cả động cơ máy bay đều phải nhập từ nước ngoài, và với những hạn chế về trình độ công nghệ hàng không đã làm cho công tác nghiên cứu chậm tiến độ. Theo quan chức Không quân Ấn Độ, để thực hiện đưa vào sản xuất hàng loạt, ít nhất phải đợi đến năm 2015. Xem ra con đường tìm kiếm phương án thay thế “quan tài bay” MiG-21 của Ấn Độ còn rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên một số linh kiện quan trọng bao gồm cả động cơ máy bay đều phải nhập từ nước ngoài, và với những hạn chế về trình độ công nghệ hàng không đã làm cho công tác nghiên cứu chậm tiến độ. Theo quan chức Không quân Ấn Độ, để thực hiện đưa vào sản xuất hàng loạt, ít nhất phải đợi đến năm 2015. Xem ra con đường tìm kiếm phương án thay thế “quan tài bay” MiG-21 của Ấn Độ còn rất nhiều khó khăn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới