Ấn Độ đóng tàu ngầm hạt nhân nội địa, liệu có nhờ tới Nga?

Ấn Độ đóng tàu ngầm hạt nhân nội địa, liệu có nhờ tới Nga?

(Kiến Thức) - Với công nghệ của Ấn Độ hiện tại họ không thể tự thiết kế hay chế tạo một mẫu tàu ngầm hạt nhân nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Hiện tại Hải quân Ấn Độ đang có hai  tàu ngầm hạt nhân mang tên INS Arihant và INS Chakra đều thuộc lớp Akula được nước này thuê từ Nga và sẽ đến hạn phải trả vào năm 2022 tới đây. Nguồn ảnh: India.
Hiện tại Hải quân Ấn Độ đang có hai tàu ngầm hạt nhân mang tên INS Arihant và INS Chakra đều thuộc lớp Akula được nước này thuê từ Nga và sẽ đến hạn phải trả vào năm 2022 tới đây. Nguồn ảnh: India.
Trong khi đó quốc gia đối đầu trực tiếp trên biển với Ấn Độ là Trung Quốc từ lâu đã sở hữu được công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân trong tay, Từ thực tế đó Ấn Độ buộc phải xúc tiến chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân nội địa riêng của mình nếu không muốn tụt hậu trước biên đội tàu ngầm Trung Quốc, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài. Nguồn ảnh: Financial.
Trong khi đó quốc gia đối đầu trực tiếp trên biển với Ấn Độ là Trung Quốc từ lâu đã sở hữu được công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân trong tay, Từ thực tế đó Ấn Độ buộc phải xúc tiến chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân nội địa riêng của mình nếu không muốn tụt hậu trước biên đội tàu ngầm Trung Quốc, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài. Nguồn ảnh: Financial.
Được biết chương trình nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ là một phần trong chương trình phát triển các sản phẩm nội địa "Made in India" (chế tạo tại Ấn Độ) do New Delhi khởi động trong những năm gần đây. Nguồn ảnh: National.
Được biết chương trình nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ là một phần trong chương trình phát triển các sản phẩm nội địa "Made in India" (chế tạo tại Ấn Độ) do New Delhi khởi động trong những năm gần đây. Nguồn ảnh: National.
Chương trình Made in India là một kế hoạch được Ấn Độ đầu tư nhiều tỷ USD để có thể tự chủ sản xuất được nhiều loại mặt hàng ở mọi lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế sản xuất của Ấn Độ trong đó bao gồm cả sản xuất vũ khí. Nguồn ảnh: Naval.
Chương trình Made in India là một kế hoạch được Ấn Độ đầu tư nhiều tỷ USD để có thể tự chủ sản xuất được nhiều loại mặt hàng ở mọi lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế sản xuất của Ấn Độ trong đó bao gồm cả sản xuất vũ khí. Nguồn ảnh: Naval.
Các loại vũ khí như tàu ngầm tấn công điện-diesel, tên lửa chống tăng, tên lửa đất đối không,... do Ấn Độ sản xuất trong thời gian gần đây đều là sản phẩm của chương trình Made in India này, mặc dù tính hiệu quả của các loại vũ khí này không được đánh giá cao. Nguồn ảnh: Times.
Các loại vũ khí như tàu ngầm tấn công điện-diesel, tên lửa chống tăng, tên lửa đất đối không,... do Ấn Độ sản xuất trong thời gian gần đây đều là sản phẩm của chương trình Made in India này, mặc dù tính hiệu quả của các loại vũ khí này không được đánh giá cao. Nguồn ảnh: Times.
Được biết, chương trình sẽ kéo dài tới 7 năm và trong thời gian đó, phía Ấn Độ sẽ thúc đẩy việc hoàn thành sơ bộ thiết kế của một tàu ngầm hạt nhân nội địa do New Delhi tự sản xuất hoàn toàn. Nguồn ảnh: India.
Được biết, chương trình sẽ kéo dài tới 7 năm và trong thời gian đó, phía Ấn Độ sẽ thúc đẩy việc hoàn thành sơ bộ thiết kế của một tàu ngầm hạt nhân nội địa do New Delhi tự sản xuất hoàn toàn. Nguồn ảnh: India.
Theo các chuyên gia nhận định, chương trình nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ sẽ ngắn hơn so với các quốc gia khác vì nước này ít nhiều đã có kinh nghiệm làm việc với những tàu ngầm hạt nhân thuê từ Nga trong quá khứ và chắc chắn họ sẽ không làm điều này một mình mà sẽ hợp tác với một quốc gia khác. Nguồn ảnh: India.
Theo các chuyên gia nhận định, chương trình nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ sẽ ngắn hơn so với các quốc gia khác vì nước này ít nhiều đã có kinh nghiệm làm việc với những tàu ngầm hạt nhân thuê từ Nga trong quá khứ và chắc chắn họ sẽ không làm điều này một mình mà sẽ hợp tác với một quốc gia khác. Nguồn ảnh: India.
Ấn Độ cũng sẽ không tốn nhiều thời gian để đào tạo các thủy thủ cho đội tàu ngầm hạt nhân trong tương lai do nước này đã có những đội thủy thủ có sẵn kinh nghiệm hoạt động trên tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga. Nguồn ảnh: Zee.
Ấn Độ cũng sẽ không tốn nhiều thời gian để đào tạo các thủy thủ cho đội tàu ngầm hạt nhân trong tương lai do nước này đã có những đội thủy thủ có sẵn kinh nghiệm hoạt động trên tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga. Nguồn ảnh: Zee.
Hiện vẫn chưa rõ thời hạn Ấn Độ sẽ hoàn thành các tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của mình. Tuy nhiên nếu không muốn Hải quân Ấn Độ có hai "ghế trống" vào năm 2022 khi đến hạn bàn giao trả Nga các tàu ngầm lớp Akula thì phía New Delhi sẽ còn tổng cộng 4 năm nữa để tự đóng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên cho mình. Nguồn ảnh: Reuters.
Hiện vẫn chưa rõ thời hạn Ấn Độ sẽ hoàn thành các tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của mình. Tuy nhiên nếu không muốn Hải quân Ấn Độ có hai "ghế trống" vào năm 2022 khi đến hạn bàn giao trả Nga các tàu ngầm lớp Akula thì phía New Delhi sẽ còn tổng cộng 4 năm nữa để tự đóng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên cho mình. Nguồn ảnh: Reuters.
Video: Chương trình tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ. Nguồn: Youtube.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.