Ấn Độ dẫn đầu thế giới về “mất internet”

Số lần Ấn Độ chặn hoạt động internet đạt mức cao nhất thế giới vào năm 2022, theo cơ quan giám sát internet Access Now. Đây đã là lần thứ 5 liên tiếp quốc gia này đứng đầu danh sách.

Ấn Độ dẫn đầu thế giới về “mất internet”
Trong số 187 lần ngắt internet trên toàn cầu được Access Now ghi lại, 84 vụ đã diễn ra ở Ấn Độ, bao gồm 49 vụ ở Kashmir do Ấn Độ quản lý, theo nhóm vận động quyền kỹ thuật số có trụ sở tại New York cho biết trong một báo cáo được công bố hôm thứ Ba vừa rồi.
An Do dan dau the gioi ve “mat internet”
 Ảnh: Reuters
"Các nhà chức trách đã làm gián đoạn truy cập internet ít nhất 49 lần ở Kashmir do bất ổn chính trị và bạo lực...", báo cáo của cơ quan giám sát cho biết thêm.
Kashmir từ lâu đã là một điểm nóng giữa Ấn Độ và Pakistan, quốc gia tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực nhưng chỉ kiểm soát một phần.
Mặc dù Ấn Độ một lần nữa dẫn đầu thế giới về số lần tắt Internet, nhưng năm 2022 đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2017, có ít hơn 100 lần ngừng internet hoạt động ở nước này.
Ukraine đứng thứ hai trong danh sách, với việc quân đội Nga đã cắt truy cập internet ít nhất 22 lần sau khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái.
Theo sau Ukraine trong danh sách là Iran, nơi chính quyền áp đặt 18 lần ngắt internet vào năm 2022 để đáp trả các cuộc biểu tình chống lại chính phủ.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ trên toàn quốc nổ ra ở Iran vào mùa thu năm ngoái sau cái chết của Mahsa Amini, một phụ nữ người Kurd gốc Iran 22 tuổi khi bị cảnh sát giam giữ vào ngày 16 tháng 9 năm ngoái.
Amini đã bị cảnh sát đạo đức bắt giữ ở Tehran vì vi phạm quy tắc khăn trùm đầu, trong đó yêu cầu phụ nữ phải che phủ toàn bộ tóc và cơ thể. Cô gái này tử vong trong khi bị giam giữ.

Đụng độ quân đội Pakistan tại Kashmir, 3 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng

Người phát ngôn quân đội Ấn Độ, Rajesh Kalia cho biết quân đội Pakistan đã nổ súng vô cớ tại khu vực Nowgam vào sáng 1/10, khiến hai binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng và bốn binh sỹ khác bị thương.

Đụng độ quân đội Pakistan tại Kashmir, 3 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng
Giới chức Ấn Độ ngày 1/10 cho biết ba binh sỹ của nước này đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng với quân đội Pakistan dọc đường Ranh giới Kiểm soát (LoC) phân chia khu vực Kashmir giữa hai nước.

Ấn Độ: Nắm tay người khác giới ngoài đường có thể bị bắt giam

Ở Ấn Độ, việc thể hiện tình cảm như nắm tay hay âu yếm ở nơi công cộng sẽ khiến người khác khó chịu, thậm chí có thể bị bắt giam.

Ấn Độ: Nắm tay người khác giới ngoài đường có thể bị bắt giam
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam

1. Không được chạm chân vào sách hoặc nhạc cụ. Ở Ấn Độ, trẻ em được dạy sách là kiến thức. Họ thậm chí còn có Nữ thần Học tập, Saraswati. Vì vậy, người Ấn Độ cấm kỵ việc chạm chân vào sách hay dùng chân đá cặp sách và cả các nhạc cụ.

An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-2
2. Đừng ngại thử các món ăn đường phố của Ấn Độ. Đây là một trong những nền ẩm thực phong phú nhất thế giới. Do đó, bạn hãy vui vẻ thử hết các món ăn khi được người dân mời và thận trọng với các món cay.
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-3
3. Đừng khách sáo quá. Nói "làm ơn" và "cảm ơn" là điều bình thường với chúng ta khi vào nhà hàng hoặc cửa hàng. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, khi sử dụng quá nhiều, bạn có thể bị coi là thô lỗ hoặc bất lịch sự.
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-4
4. Chỉ sử dụng tay phải khi đưa hoặc lấy bất cứ thứ gì. Ở Ấn Độ, người ta tin rằng tay trái là không trong sạch,vì nó được dùng để lau giày, chân... Vì vậy, khi đưa đồ ăn, thức uống và đưa đồ vật cho người khác, chúng ta phải luôn dùng tay phải để thể hiện sự tôn trọng.
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-5
5. Không chỉ tay. Thông thường, chúng ta sử dụng ngón tay trỏ để chỉ đường hay khi đề cập đến điều gì đó nói riêng. Tuy nhiên, việc chỉ tay vào một đồ vật hoặc địa điểm được coi là thô lỗ và bất lịch sự ở Ấn Độ.
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-6
6. Chỉ sử dụng tiền mặt. Nếu bạn đang đến thăm một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ, bạn phải chuẩn bị sẵn tiền mặt để thanh toán bằng tiền mặt. Mặc dù ở các thành phố lớn vẫn xài được thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ nhưng vẫn rất hiếm.
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-7
7. Không phải ai cũng nói được tiếng Anh. Bạn có thể nói tiếng Anh trong các thành phố lớn hơn, nhà hàng, khách sạn hoặc cửa hàng nhất định, tuy nhiên, điều này là không thể với các ngôi làng nhỏ hơn.
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-8
8. Tìm hiểu và học các lời chào truyền thống. Ở mọi nơi trên thế giới, bạn cần phải tôn trọng văn hóa của họ và Ấn Độ không phải là ngoại lệ. Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng của mình đối với đất nước và con người bằng cách tìm hiểu về văn hóa và cách chào hỏi truyền thống của họ.
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-9
9. Không thể hiện tình cảm nơi công cộng. Ở Ấn Độ, bạn không được thể hiện tình cảm nơi công cộng. Tốt nhất là tránh nắm tay hoặc sử dụng những cử chỉ âu yếm thái quá ở nơi công cộng, vì điều đó sẽ khiến mọi người xung quanh khó chịu. Bạn thậm chí có thể ngồi tù.
An Do: Nam tay nguoi khac gioi ngoai duong co the bi bat giam-Hinh-10
10. Ở những thị trấn nhỏ, bạn phải mặc quần áo kín đáo. Một trong những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ khi đến Ấn Độ là ăn mặc kín đáo. Ngay cả khi bên ngoài trời nóng, hãy cố gắng mặc chỉnh chu vì điều này thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Ảnh: BS. 

Cuộc sống trong ngôi làng mệnh danh là “nơi ẩm ướt nhất thế giới“

Ở độ cao gần 1.500m, ngôi làng nổi tiếng Mawsynram ở bang Meghalaya (Ấn Độ) được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".

Cuộc sống trong ngôi làng mệnh danh là “nơi ẩm ướt nhất thế giới“
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“

Ngôi làng nổi tiếng Mawsynram, nằm ở thủ phủ của bang Meghalaya (Ấn Độ), được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".

Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-2
Làng Mawsynram có lượng mưa lớn là do các dòng không khí mùa hè quét qua các vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh, tích tụ hơi ẩm và di chuyển về phía bắc Ấn Độ, gây ra những cơn mưa gần như triền miên tại ngôi làng này.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-3
Làng Mawsynram cũng là nơi ẩm ướt nhất thế giới với những trận mưa lớn liên tục đổ xuống. Tháng 6 và tháng 7 là thời điểm mưa nặng nhất với lượng mưa trung bình có thể lên tới gần 7000 mm.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-4
Để thích nghi với trời mưa khi làm việc ngoài đồng hoặc ngoài trời, người dân ở làng làm ra những tấm che mưa hình dáng giống mai rùa gọi là Knups.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-5
Knups được đan chặt từ sậy hoặc nan tre, đủ che từ đầu đến đầu gối. Vật dụng này giúp họ vừa tránh mưa, vừa dễ làm việc hơn so với loại áo mưa thông thường.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-6
Theo đó, người dân nơi này thường phải chuẩn bị lợp tôn mái nhà, lót thật nhiều lớp tôn để tránh trường hợp mưa quá to ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-7
Một trong những đặc điểm hấp dẫn và đẹp nhất trong khu vực là những "cây cầu sống" bắc qua các thung lũng ngập nước mưa. 
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-8

Sự khác biệt về thời tiết cũng khiến nơi đây trở thành một điểm du lịch độc đáo, thu hút khá nhiều khách du lịch, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-9
Bên cạnh đó, những cơn mưa sẽ giúp họ tích trữ nước cho mùa khô vốn rất khắc nghiệt tại nơi này.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-10
70% diện tích bang Meghalaya là rừng, do đó ngôi làng Mawsynram cũng được che phủ bởi màu xanh bất tận của cây cối, đem đến không khí trong lành thoáng mát. 
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-11
Trong nhiều thế kỷ, người dân địa phương đã đào rễ cây cao su để phát triển thành những cây cầu tự nhiên, tồn tại lâu hơn rất nhiều so với những công trình kiến trúc bằng gỗ nhân tạo đã mục nát chỉ trong vài năm. Ảnh: IT. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.