Đụng độ quân đội Pakistan tại Kashmir, 3 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng
Người phát ngôn quân đội Ấn Độ, Rajesh Kalia cho biết quân đội Pakistan đã nổ súng vô cớ tại khu vực Nowgam vào sáng 1/10, khiến hai binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng và bốn binh sỹ khác bị thương.
Theo Minh Châu/TTXVN-Vietnam Plus
Giới chức Ấn Độ ngày 1/10 cho biết ba binh sỹ của nước này đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng với quân đội Pakistan dọc đường Ranh giới Kiểm soát (LoC) phân chia khu vực Kashmir giữa hai nước.
Người phát ngôn quân đội Ấn Độ, Rajesh Kalia cho biết quân đội Pakistan đã nổ súng vô cớ tại khu vực Nowgam vào sáng 1/10, khiến hai binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng và bốn binh sỹ khác bị thương. Trong khi đó, vụ nổ súng của binh sỹ Pakistan vào đêm 30/9 tại khu vục Poonch đã làm một binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng.
Binh sỹ Ấn Độ tuần tra gần đường Ranh giới Kiểm soát (LoC) phân chia khu vực Kashmir với nước láng giềng Pakistan. (Ảnh: AP/TTXVN)
Ông Kalia nói rằng quân đội Ấn Độ đã "đáp trả mạnh mẽ." Cho đến nay, phía Pakistan chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.
Kể từ năm 1947 đến nay, khu vực Kashmir vẫn bị chia cắt thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý. Cả hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sỹ hai bên tại ranh giới phân chia.
Kể từ đầu năm, nhiều báo cáo cho thấy đã có hơn 3.000 vụ vi phạm lệnh ngừng bắn tại đây.
Loạt động thái khiến Ấn Độ-Pakistan bên bờ vực chiến tranh
(Kiến Thức) - Căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan sau quyết định của New Delhi về Kashmir khiến dư luận lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự có thể bùng phát giữa hai nước.
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan tái bùng phát sau khi Hạ viện Ấn Độ hôm 6/8 thông qua dự luật hủy bỏ quy chế tự trị đối với vùng đất Kashmir hiện do New Delhi kiểm soát. Theo đó, bang Jammu và Kashmir sẽ bị tách thành hai khu vực khác nhau, gồm Jammu - Kashmir và Ladakh. (Nguồn ảnh: Reuters)
“Chính phủ liên bang sẽ bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp về việc trao quyền tự trị đặc biệt cho Kashmir và Jammu, theo đúng Sắc lệnh đã được Tổng thống ký bãi bỏ trước đó và có hiệu lực ngay lập tức. Toàn bộ Hiến pháp của Ấn Độ sẽ được áp dụng đối với hai khu vực trên”, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah tuyên bố.
Ấn Độ tuyên bố việc bãi bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir là vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, Pakistan lại coi đây là một hành vi khiêu khích xung đột và tìm cách quốc tế hóa cuộc khủng hoảng.
Quyết định của Ấn Độ đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Pakistan, khiến căng thẳng giữa hai nước leo thang và có nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự.
Theo hãng thông tấn Reuters, hàng nghìn binh sĩ Ấn Độ đã được triển khai để đối phó với cuộc biểu tình bùng phát tại vùng đất Kashmir ngày 7/8.
Đáp trả động thái của Ấn Độ, Chính phủ Pakistan đã tuyên bố trục xuất đại diện ngoại giao Ấn Độ tại nước này, đồng thời triệu hồi đại sứ từ New Delhi về nước cũng như ngừng giao thương với Ấn Độ.
Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 11/8, Thủ tướng Pakistan Imran Khan thông báo sẽ đệ trình kiến nghị lên án Ấn Độ lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi cho biết, Pakistan sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ hai thành viên không thường trực là Indonesia và Ba Lan để lên án quyết định tước quyền tự trị khu vực Kashmir của phía Ấn Độ.
Ngày 13/8, Chính phủ Pakistan quyết định đưa Ấn Độ và vấn đề Kashmir ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Cũng trong ngày 13/8, Pakistan được cho là đã bắt đầu chuyển khí tài tới các căn cứ gần biên giới Ấn Độ.
“3 máy bay vận tải C-130 của Không lực Pakistan đã được sử dụng để chuyển thiết bị tới căn cứ không quân Skardu, đối diện với Lãnh thổ Liên bang Ladakh”, hãng ANI dẫn nguồn tin cho biết.
Về phần mình, Tổng Tư lệnh Quân đội Ấn Độ Bipin Rawat tuyên bố các lực lượng vũ trang nước này sẵn sàng chống lại mọi hành động của Pakistan.
"Tất cả các bên đều triển khai các biện pháp phòng vệ và chúng tôi không nên quá lo lắng về điều đó. Về quân đội và các vấn đề liên quan, chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng", Tướng Rawat nói với truyền thông hôm 13/8.
Chuyện “lạ” tại Kashmir giữa căng thẳng Ấn Độ-Pakistan
(Kiến Thức) - Loạt hình dưới đây của hãng thông tấn Reuters ghi lại cảnh tượng yên ắng đến lạ thường ở vùng đất Kashmir giữa lúc căng thẳng Ấn Độ-Pakistan bùng phát tại khu vực này.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan gia tăng tại Kashmir sau khi hai bên cáo buộc lẫn nhau về các vụ tấn công qua biên giới, và Ấn Độ bãi bỏ quy chế đặc biệt của bang Jammu và Kashmir. (Nguồn ảnh: Reuters)
Chưa đầy một ngày sau khi công bố sẽ nới lỏng lệnh giới nghiêm ở Jammu và Kashmir, Ấn Độ lại siết lại kiểm soát tại khu vực hôm 19/8.
Nguyên nhân khôi phục lệnh giới nghiêm tại Kashmir là do nhiều vụ đụng độ có thương vong giữa dân thường và cảnh sát đã xảy ra.
Mới đây, hãng thông tấn Reuters đăng tải loạt ảnh ghi lại cuộc sống khá yên ắng của người dân ở vùng Kashmir trong thời gian khu vực này được áp đặt lệnh giới nghiêm.
Con phố vắng vẻ ở Srinagar, thủ phủ của vùng Kashmir, ngày 20/8.
Một số đồ đạc trong ngôi nhà của người dân ở Kashmir bị hư hại.
Hai người đàn ông Kashmir ngồi câu cá ở Srinagar hôm 17/8.
Những ngày này, hầu hết các ngôi nhà và cửa hàng ở vùng Kashmir đều cửa đóng then cài.
Người đàn ông ngồi ăn sáng trong nhà ở Srinagar hôm 14/8.
Người phụ nữ giặt đồ trong con ngõ nhỏ ở Srinagar giữa lúc nơi này bị áp đặt lệnh giới nghiêm.
Binh sĩ Ấn Độ mua đồ từ một cửa hàng ở Srinagar hôm 13/8.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
(Kiến Thức) - Lực lượng Taliban đã bắn chết Nazar Mohammad, một diễn viên hài trên TikTok của Afghanistan. Trên đường bị áp giải đến nơi hành quyết, ông Nazar vẫn không ngừng "chọc tức" các tay súng.
(Kiến Thức) - Dưới đây là chiều cao của một số nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Thủ tướng Đức Angela Merkel,...được trang Business Insider tiết lộ.
(Kiến Thức) - Bà Lyudmila Putina, vợ cũ của Tổng thống Nga Putin, từng là tiếp viên hàng không của hãng Aeroflot và có thời gian giảng dạy ngôn ngữ tại trường Đại học Tổng hợp Leningrad.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.
Một chuyến bay của hãng hàng không Delta phải sơ tán trên đường băng tại Sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, bang Georgia, Mỹ vì lỗi động cơ giữa bão tuyết. Sự việc khiến nhiều người bị thương.
Thảm họa cháy rừng tại Mỹ đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 cho biết, một cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được sắp xếp, nhưng ông Trump không nói rõ cuộc gặp sẽ diễn ra vào thời điểm nào.
Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, hơn 100 chiến binh đã thiệt mạng trong những ngày qua ở miền Bắc Syria, do các cuộc giao tranh giữa các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng người Kurd ở Syria.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.
Hôm 4/1, một đoạn video xuất hiện trên mạng ghi lại khoảnh khắc máy bay không người lái Ukraine nhằm vào cảng biển thương mại Ust-Luga của Nga ở vùng Leningrad.
Hai lá thư do Matthew Livelsberger - nghi phạm vụ ô tô Tesla Cybertruck phát nổ ngoài Khách sạn Quốc tế Trump ngày 1/1 - viết bằng ứng dụng ghi chú trên điện thoại di động phần nào hé lộ động cơ của nghi phạm.
Cảnh sát đã công bố một số bức ảnh gây sốc bên trong chiếc ô tô Cybertruck phát nổ bên ngoài khách sạn quốc tế Trump (Trump International Hotel) ở Las Vegas (Mỹ) vào đúng ngày đầu năm mới 2025.
Ngày 1/1 (giờ địa phương), lực lượng điều tra đã xác định danh tính nghi phạm vụ đâm xe và xả súng kinh hoàng khiến ít nhất 45 người thương vong tại TP. New Orleans, Mỹ, phát hiện nhiều thiết bị nổ và lá cờ của IS.