Ăn cơm lam miền núi, kết hợp những món này ai cũng khen ngon

Cơm lam là một món ăn đặc sản miền núi phía Bắc Việt Nam. Cho tới ngày nay, đây vẫn là món ăn đặc trưng mang tinh túy ẩm thực Việt mà ai thử một lần cũng nhớ mãi hương vị núi rừng.

Ăn cơm lam miền núi, kết hợp những món này ai cũng khen ngon
Món cơm lam đặc sản miền núi là món ăn được chế biến từ gạo nếp. Đây là món ăn truyền thống của người dân tộc sinh sống ở vùng rừng núi phía Bắc Việt Nam. Cơm lam mang hương thơm của lá dong hay những ống lam nướng.
An com lam mien nui, ket hop nhung mon nay ai cung khen ngon

Món cơm lam đặc sản miền núi không chỉ là món ăn truyền thống đặc biệt của người dân miền núi phía Bắc mà còn là biểu tượng văn hóa, tinh thần của người dân miền núi nói chung. (Ảnh minh họa)

Cơm lam đặc sản miền núi được chế biến như thế nào?

Để tạo ra được món ăn này, người dân phải đem gạo nếp được ngâm nước cho mềm và cho vào chiếc ống lam (ống nứa, vầu, bương, luồng,…). Chiếc ống lam phải có một đầu để nguyên đốt sau đó đổ vào một ít nước và nút bịt kín đầu còn lại bằng lá trúc hoặc lá chuối, sau đó nướng trên than hồng cho cơm nếp được chín từ từ.

An com lam mien nui, ket hop nhung mon nay ai cung khen ngon-Hinh-2

Món cơm lam còn được chế biến sáng tạo thành món cơm lam ngũ sắc (Ảnh: Minh Phụng)

Ngày nay, người dân đã khéo léo sáng tạo kết hợp cơm lam gạo nếp ăn với thịt bò, thịt dê, thịt gà... tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng cho mỗi vị thực khách ghé thăm vùng cao.

Những món thịt bò, dê, gà được tẩm ướp cùng gia vị như muối, tỏi, mắc khén,… sau đó nướng chín và được cắt miếng nhỏ ăn cùng với cơm lam. Sự kết hợp độc đáo đã tạo hương vị thơm ngon khó cưỡng của món cơm lam Tây Bắc mang hương vị đậm đà bản sắc núi rừng.

Thưởng thức cơm lam đặc sản miền núi

Bên cạnh những món thịt bò, thịt dê, thịt gà,... món cơm lam còn được ăn kèm với rau sống, nước mắm chua ngọt và trứng vịt lộn. Có thể nói, với hương vị đặc trưng, cơm lam hứa hẹn sẽ mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực độc đáo và khó quên.

An com lam mien nui, ket hop nhung mon nay ai cung khen ngon-Hinh-3

Cơm lam mang gia vị cùng với hương thơm của lá dong hay những ống lam nướng (Ảnh minh họa)

Ngoài hương vị đặc trưng, cơm lam còn mang hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Gạo nếp là loại gạo cung cấp tinh bột và chất xơ. Những loại dinh dưỡng này cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh và làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại thịt ăn kèm như thịt bò, thịt gà, thịt dê,... là các loại thịt cung cấp protein, sắt, kẽm và vitamin B.

An com lam mien nui, ket hop nhung mon nay ai cung khen ngon-Hinh-4

Ngày nay, người dân đã khéo léo sáng tạo kết hợp cơm lam gạo nếp với thịt bò, thịt dê, thịt gà... tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng cho mỗi vị thực khách ghé thăm vùng cao. (Ảnh minh họa)

Món cơm lam đặc sản miền núi không chỉ là món ăn truyền thống đặc biệt của người dân miền núi phía Bắc, mà còn là biểu tượng văn hóa, tinh thần của người dân miền núi nói chung. Tuy rằng nguyên liệu khá đơn giản nhưng để làm ra hương vị đặc trưng của món cơm lam thì đòi hỏi người chế biến phải thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới cho ra được hương vị đúng chuẩn của món ăn này.

An com lam mien nui, ket hop nhung mon nay ai cung khen ngon-Hinh-5

Cơm lam được ăn kèm với nhiều loại thịt đặc trưng mang hương vị núi rừng phía Bắc. (Ảnh minh họa)

Có thể nói, cơm lam không chỉ là món ăn mang đặc trưng văn hóa truyền thống của người miền núi mà còn là thức quà thơm ngon được đánh giá cao trong nền ẩm thực. Bất kể ai nếu có cơ hội đặt chân lên vùng núi phía Bắc của Việt Nam, đừng quên thưởng thức món cơm lam ngon tuyệt này. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo của núi rừng phía Bắc và khó có thể quên được những hương vị đặc trưng này đấy nhé. 

Đặc sản Gia Lai “ngon lạ độc” khó nơi nào có được

(Kiến Thức) - Du khách có dịp đến vùng đất Gia Lai ngoài cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vỹ mà còn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản ngon lạ, hấp dẫn không nơi nào có được.

Đặc sản Gia Lai “ngon lạ độc” khó nơi nào có được
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc

Bún mắm cua: Nói đến đặc sản Gia Lai thì chắc chắn không thể nào không nói đến món bún mắm cua. Đây là một món ăn khá đặc biệt bởi cái mùi là lạ của nó. Khi mới ngửi bạn sẽ có cảm giác khó ăn tuy nhiên khi đã thử ăn rồi thì chắc chắn bạn sẽ thấy thích mê với hương vị tuyệt vời.

Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-2
Món ăn này tuy dân dã nhưng cách chế biến thì lại rất kỳ công và tỷ mỉ. Nó gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: cua đồng, thịt ba chỉ, măng, nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, bún cùng nhiều loại gia vị cần thiết khác.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-3
Muối kiến vàng: Có lẽ chỉ có đến Gia Lai bạn mới có cơ hội được nếm thử loại muối độc nhất vô nhị này. Đây là một loại muối vô cùng đặc biệt được chế biến từ loại kiến vàng tại vùng Ayun Pa, Krong Pa, tỉnh Gia Lai. Kiến sau khi được bắt từ trong rừng sâu về sẽ được đem rang qua và giã cùng với ớt cay. Ngoài ra người ta sẽ có thêm một số loại lá rừng, muối hột.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-4
Bún mắm nêm: Đây là món ăn dân dã của người dân phố núi Pleiku. Thành phần món ăn đơn giản với bún và mắm cùng một ít rau sống. Đơn giản là thế, nhưng với những người đã một lần thưởng thức món ăn này sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà mà nó mang lại.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-5
Phở khô: Một trong những món đặc sản độc đáo của Gia Lai mà bạn nên thưởng thức đó chính là món phở khô. Món ăn này còn có một tên gọi khác là phở hai tô. Sở dĩ nó được gọi như vậy là khi thưởng thức món phở này, phần nước dùng và phần phở sẽ được chia làm hai tô khác nhau chứ không được chan vào một tô như những loại phở khác.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-6
Cơm lam hay còn có một tên gọi khác là cơm nướng ống. Đây là một món ăn khá nổi tiếng của các tỉnh vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Và cơm lam cũng được xem là một trong những món đặc sản Gia Lai nổi tiếng nhất được rất nhiều người yêu thích.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-7
Món ăn này có cách làm khá là đơn giản. Chỉ cần có một chiếc ống nứa được bịt kín hai đầu sau đó cho gạo nếp nương đã được ngâm vào bên trong. Tiếp đến người ta đem ống nước đã có gạo bên trong này nướng trên bếp lửa.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-8
Mật ong rừng Gia Lai: Mật ong rừng là một loại đặc sản phổ biến của các tỉnh vùng núi cao và tại Gia Lai cũng vậy. Đất đai tại Gia Lai rất màu mỡ nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối và các loài hoa phát triển. Vào mỗi mùa hoa nở sẽ thu hút rất nhiều ong về làm tổ và hút mật.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-9
Bò một nắng: Bò ở Gia Lai nuôi thả tự do nên thịt đặc biệt dai và ngọt thơm. Thay vì phơi khô hoàn toàn, thịt bò chỉ phơi qua một nắng cho khô vừa đủ, khi ăn phải nướng lại trên than hồng, còn nếu mua về nhà bạn có thể nướng lại bằng lò vi sóng.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-10
Măng rừng cũng là đặc sản nổi tiếng của phố núi Gia Lai. Vào mùa mưa, măng mọc dại nhiều, tươi non. Chúng được hái về, làm sạch và ngâm cùng ớt và tỏi, thêm muối và đường cho đậm vị. Măng chua ăn trong bữa cơm hoặc ăn cùng các loại bún, phở, miến cũng thật tuyệt hảo. Vị chua tự nhiên của măng, cay của ớt, thơm nồng của tỏi kích thích cả vị giác lẫn khứu giác.
Dac san Gia Lai “ngon la doc” kho noi nao co duoc-Hinh-11
Gỏi lá: Không riêng gì Gia Lai, gỏi lá là đặc sản của núi rừng Tây Nguyên nói chung. Lá rừng là tài nguyên vô tận rừng núi đại ngàn nên một món ăn kết hợp đầy đủ các hương vị lá sẽ là ấn tượng mạnh với du khách. Ảnh: Internet.

Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.


Những đặc sản Pù Luông làm say lòng du khách thập phương

(Kiến Thức) - Giống như nhiều vùng rẻo cao khác, Pù Luông (thuộc tỉnh Thanh Hóa) cũng có nhiều đặc sản núi rừng độc đáo như: heo cắp nách (heo cỏ), vịt suối, măng rừng, gà đồi…

Những đặc sản Pù Luông làm say lòng du khách thập phương
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong

Đặc sản Pù Luông nổi tiếng nhất chính là cơm lam ăn kèm thịt nướng. Nguyên liệu chính để làm món này là heo cỏ. Thịt ba chỉ thái vừa ăn, ướp gia vị rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, tỏa mùi thơm. Món này thường ăn kèm với cơm lam, muối vừng.

Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-2
Cơm lam ở Pù Luông có vị ngon đặc biệt bởi dùng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm. Đây là một món ăn rất giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng, sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp với hương thơm của tre, nứa tiết ra, tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam Pù Luông.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-3
Một món ăn khác mà người địa phương thường đãi du khách chính là vịt Cổ Lũng (thường gọi là vịt suối). Đây là giống vịt đặc trưng của xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Điểm hấp dẫn của giống vịt này là xương nhỏ, thịt chắc, nạc và mềm.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-4
Vịt ở đây được nuôi thả trên các khe suối, kiếm ăn tự nhiên trong nguồn nước chảy từ núi đá, nên thịt có vị thơm ngon nức tiếng gần xa. Chính vì thế vịt Cổ Lũng còn gọi là vịt “Tiến vua”, đủ để thấy sự quý hiếm và thơm ngon của loài vịt này.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-5
Tại Pù Luông còn có một món ăn khá độc đáo là gỏi cà dại trộn hoa đu đủ đực. Đây là món ăn rất đặc trưng của người Thái, tuy nhiên để thưởng thức món này, bạn cần phải đặt trước. Nguyên do là cà dại rừng và trái mắc khén rất khó tìm. Món gỏi hoa đu đủ này có vị mằn mặn của muối, vị ngậy của cà rừng và mùi thơm the mát của mắc khén cùng tỏi ớt hòa quyện và chút đắng ngắt của hoa đu đủ.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-6
Tuy nhiên, đây lại là món ăn rất thanh mát và có giá trị như bài thuốc giúp cải thiện tiêu hóa, phòng chống ung thư. Một lần đến Pù Luông, du khách cũng nên thử món này để cảm nhận hương vị dân dã vùng cao.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-7
Măng đắng: Mưa phùn mùa xuân bắt đầu lắc rắc, người Thái ở Pù Luông chỉ cần vào rừng một lúc là mang về cả bồ măng. Thứ măng có vị đắng bùi, đưa vào miệng còn nhăn mặt nhưng chỉ cần nhai một lúc sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi của măng.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-8
Nộm hoa chuối rừng: Hương vị đặc trưng của nộm hoa chuối là cái giòn sần sật của hoa chuối với hương nồng của các loại rau thơm, chất cay cay của ớt và vị bùi của lạc rang... Tất cả gắn quyện như một bản nhạc đa âm sắc, thưởng thức một lần lại thòm thèm muốn ăn nữa.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-9
Cá suối nướng: Cá bắt được làm sạch đem ướp gia vị. Gia vị thường là những nguyên liệu có sẵn ở núi rừng như: mắc khén, rau thơm rừng, ớt, sả, …trộn với muối. Lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá rồi tẩm các gia vị chừng vài phút, cuộn cá với rau thơm, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro ủ nóng đến khi cá chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm là đã chín.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-10
Canh lá đắng là một trong những món cực kỳ độc đáo của người Thanh Hóa. Vị của lá đắng khác với rau đắng của miền Nam và cũng hoàn toàn không giống khổ qua. Lá đắng có vị đăng đắng, chan chát và ngọt hậu, đã ăn thì không thể nào quên được.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-11
Sâu măng: Sâu nằm trong thân cây măng nứa. Sâu măng được chế biến thành nhiều món như sâu măng om, chiên giòn, luộc… nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sâu măng xào. Sâu chít có màu trắng sữa, thân căng mọng. Theo lời người dân bản địa, sâu chít là món ăn tăng cường sinh lực cho người đàn ông. Đây không phải món ăn phổ biến để nhiều người ăn nhưng là một gợi ý để tìm sự mới mẻ.
Nhung dac san Pu Luong lam say long du khach thap phuong-Hinh-12
Bọ Xít: Đây là một món ăn thử thách lòng dũng cảm cũng như khẩu vị của mỗi người. Bọ xít rừng được chế biến rất đơn giản, ngâm qua nước gạo đã pha ớt để khử bớt mùi. Sau đó đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Bọ xít rừng hiếm hơn nên giá cả đắt đỏ nhưng ăn lại ngon và bổ hơn. Ảnh: Internet. 

Các đặc sản độc lạ “thách thức” những ai khi du lịch Tây Bắc

(Kiến Thức) - Bên cạnh những món ăn phổ biến như thịt trâu gác bếp, xôi tím, cơm lam...Tây Bắc còn có những đặc sản độc lạ thu hút sự tò mò của du khách như rêu đá, nộm hoa ban, chuột núi nướng...

Các đặc sản độc lạ “thách thức” những ai khi du lịch Tây Bắc
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac

Rêu đá Tây Bắc: Dường như rêu là một đặc sản độc lạ mà ông trời ban cho núi rừng Tây Bắc vì những nơi khác cũng có rêu đá; nhưng người ta không biết cách chế biến và rêu ở đó cũng không được sạch như ở đây. Rêu thường mọc bám vào các gờ đá ở nơi lòng suối; chúng có quanh năm nhưng có lẽ mùa xuân là mùa rêu ngon nhất.

Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-2
Rêu đá sau khi thu hoạch sẽ được người dân nơi đây dùng tấm gỗ giã lên những đám rêu rồi rửa sạch nhiều lần. Cách sơ chế này sẽ giúp rêu sạch hơn và khi chế biến món ăn cũng ngon hơn nhiều. Món rêu đá có thể chế biến nhiều món khác nhau: rêu hấp; canh rêu, rêu xào, nộm rêu, rêu nướng. Tuy nhiên đối với nhiều người món rêu ngon nhất chính là rêu nướng với than hồng.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-3
Nộm hoa ban: Ở miền Tây Bắc tháng 3; khi những bông hoa đào, hoa mận phai nhạt là lúc hoa ban nở rộ phủ trắng núi rừng. Trong các món ăn ngon được chế biến từ hoa ban; thì măng nộm hoa ban chính là món ăn truyền thống không thể thiếu của đồng bào người Thái.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-4
Ngoài hai nguyên liệu chính là hoa ban và măng thì món ăn này còn có thịt cá suối nướng tạo nên hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Khi thưởng thức món măng nộm hoa ban; du khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của nhiều hương vị: chua, cay; mặn, ngọt, đắng, bùi mà không phải món ăn nào cũng có được.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-5
Sâu tre nướng là một đặc sản độc lạ của Tây Bắc nổi tiếng ngon và hiếm; người có tiền chưa chắc đã mua được. Sâu tre có hàm lượng đạm cao; giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-6
Đúng với tên gọi của mình, loại sâu này sống kí sinh trong thân cây tre làm ngọn tre bị héo; đốt tre bị co rúm , ngắn lại khác thường. Sâu tre sinh sôi nảy nở và béo nhất vào đầu tháng chín kéo dài đến cuối tháng mười.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-7
Sâu tre có thể hấp hoặc chao trên dầu nóng chấm kèm với nước măng chua; nhưng để giữ vị ngọt đặc trưng nhất của món ăn này là đem nướng. Chúng ta nên nướng sâu tre trong chính cây tre mà chúng kí sinh. Tại vì sâu tre sống trong thân cây tre đã có giá trị sinh dưỡng cao; khi nướng trong thân tre, nước ngọt trong thân tre sẽ làm chín chúng.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-8
Chuột núi được thui trên than hồng cho da chuột vàng rộm, mới đem dao mổ bỏ phần ruột, chỉ giữ lại lá gan. Sau đó, những gia vị cần thiết được chế biến rất tỉ mỉ từ rau mùi, rau răm, thảo dược, đậu xanh... được giã nhuyễn và nhồi vào phía trong con chuột giống như đầu bếp nhồi thịt vào trong quả mướp đắng.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-9
Chuột được thui một lần nữa cho ra mỡ, sau đó mới đưa vào một nồi đất để đồ xôi, và người dân tộc Thái gọi đó là "xôi chuột". Món xôi này cũng giống như xôi chim, tuy có phần lạ nhưng rất ngon và không đem lại cảm giác ngấy.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-10
Lá ngón xào tỏi: Loại lá ngón dùng trong món ăn này là lá ngón không độc, thường có hình tròn và ngắn, kích thước lá to gần bằng một bàn tay. Đây là một món ăn đặc trưng ở vùng Mường So (Lai Châu). Người dân địa phương tận dụng loại lá này để làm thành nhiều món ăn trong bữa cơm gia đình. Kiểu truyền thống nhất là luộc hoặc nấu canh, nhưng hấp dẫn hơn cả chính là món lá ngón xào tỏi thường dùng để tiếp đãi thực khách.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-11
Nòng nọc xào măng: Nòng nọc sau khi được bắt về và rửa sạch, người ta sẽ dùng dao để lấy phần ruột ra rồi mang chế biến bằng cách nấu canh, xào sả ớt, nướng,… Nhưng nổi tiếng nhất là món nòng nọc om măng. Nguyên liệu sử dụng cho món ăn "kinh dị" này là măng rừng tươi, nòng nọc bắt sống, mẻ, hành lá được cho vào theo đúng thứ tự rồi xào chung.
Cac dac san doc la “thach thuc” nhung ai khi du lich Tay Bac-Hinh-12
Da trâu thối: Món này còn có tên gọi khác là "năng min", một đặc sản của dân tộc Thái. Da của con trâu được cắt và lọc ra, còn giữ nguyên phần lông. Sau đó, người ta sẽ cho vào cuốn lá chuối, ủ trong khoảng hai ngày. Mùa hè với thời tiết nóng là điều kiện thuận lợi nhất để chế biến món này, vì nhiệt độ cao sẽ làm cho da trâu nhanh "thối" hơn. Khi mùa đông đến, người ta phải ủ thêm nhiều ngày hơn mới có thể chế biến. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.