Những đặc sản Pù Luông làm say lòng du khách thập phương

Những đặc sản Pù Luông làm say lòng du khách thập phương

(Kiến Thức) - Giống như nhiều vùng rẻo cao khác, Pù Luông (thuộc tỉnh Thanh Hóa) cũng có nhiều đặc sản núi rừng độc đáo như: heo cắp nách (heo cỏ), vịt suối, măng rừng, gà đồi…

 Đặc sản Pù Luông nổi tiếng nhất chính là cơm lam ăn kèm thịt nướng. Nguyên liệu chính để làm món này là heo cỏ. Thịt ba chỉ thái vừa ăn, ướp gia vị rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, tỏa mùi thơm. Món này thường ăn kèm với cơm lam, muối vừng.
Đặc sản Pù Luông nổi tiếng nhất chính là cơm lam ăn kèm thịt nướng. Nguyên liệu chính để làm món này là heo cỏ. Thịt ba chỉ thái vừa ăn, ướp gia vị rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, tỏa mùi thơm. Món này thường ăn kèm với cơm lam, muối vừng.
Cơm lam ở Pù Luông có vị ngon đặc biệt bởi dùng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm. Đây là một món ăn rất giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng, sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp với hương thơm của tre, nứa tiết ra, tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam Pù Luông.
Cơm lam ở Pù Luông có vị ngon đặc biệt bởi dùng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm. Đây là một món ăn rất giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng, sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp với hương thơm của tre, nứa tiết ra, tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam Pù Luông.
Một món ăn khác mà người địa phương thường đãi du khách chính là vịt Cổ Lũng (thường gọi là vịt suối). Đây là giống vịt đặc trưng của xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Điểm hấp dẫn của giống vịt này là xương nhỏ, thịt chắc, nạc và mềm.
Một món ăn khác mà người địa phương thường đãi du khách chính là vịt Cổ Lũng (thường gọi là vịt suối). Đây là giống vịt đặc trưng của xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Điểm hấp dẫn của giống vịt này là xương nhỏ, thịt chắc, nạc và mềm.
Vịt ở đây được nuôi thả trên các khe suối, kiếm ăn tự nhiên trong nguồn nước chảy từ núi đá, nên thịt có vị thơm ngon nức tiếng gần xa. Chính vì thế vịt Cổ Lũng còn gọi là vịt “Tiến vua”, đủ để thấy sự quý hiếm và thơm ngon của loài vịt này.
Vịt ở đây được nuôi thả trên các khe suối, kiếm ăn tự nhiên trong nguồn nước chảy từ núi đá, nên thịt có vị thơm ngon nức tiếng gần xa. Chính vì thế vịt Cổ Lũng còn gọi là vịt “Tiến vua”, đủ để thấy sự quý hiếm và thơm ngon của loài vịt này.
Tại Pù Luông còn có một món ăn khá độc đáo là gỏi cà dại trộn hoa đu đủ đực. Đây là món ăn rất đặc trưng của người Thái, tuy nhiên để thưởng thức món này, bạn cần phải đặt trước. Nguyên do là cà dại rừng và trái mắc khén rất khó tìm. Món gỏi hoa đu đủ này có vị mằn mặn của muối, vị ngậy của cà rừng và mùi thơm the mát của mắc khén cùng tỏi ớt hòa quyện và chút đắng ngắt của hoa đu đủ.
Tại Pù Luông còn có một món ăn khá độc đáo là gỏi cà dại trộn hoa đu đủ đực. Đây là món ăn rất đặc trưng của người Thái, tuy nhiên để thưởng thức món này, bạn cần phải đặt trước. Nguyên do là cà dại rừng và trái mắc khén rất khó tìm. Món gỏi hoa đu đủ này có vị mằn mặn của muối, vị ngậy của cà rừng và mùi thơm the mát của mắc khén cùng tỏi ớt hòa quyện và chút đắng ngắt của hoa đu đủ.
Tuy nhiên, đây lại là món ăn rất thanh mát và có giá trị như bài thuốc giúp cải thiện tiêu hóa, phòng chống ung thư. Một lần đến Pù Luông, du khách cũng nên thử món này để cảm nhận hương vị dân dã vùng cao.
Tuy nhiên, đây lại là món ăn rất thanh mát và có giá trị như bài thuốc giúp cải thiện tiêu hóa, phòng chống ung thư. Một lần đến Pù Luông, du khách cũng nên thử món này để cảm nhận hương vị dân dã vùng cao.
Măng đắng: Mưa phùn mùa xuân bắt đầu lắc rắc, người Thái ở Pù Luông chỉ cần vào rừng một lúc là mang về cả bồ măng. Thứ măng có vị đắng bùi, đưa vào miệng còn nhăn mặt nhưng chỉ cần nhai một lúc sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi của măng.
Măng đắng: Mưa phùn mùa xuân bắt đầu lắc rắc, người Thái ở Pù Luông chỉ cần vào rừng một lúc là mang về cả bồ măng. Thứ măng có vị đắng bùi, đưa vào miệng còn nhăn mặt nhưng chỉ cần nhai một lúc sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi của măng.
Nộm hoa chuối rừng: Hương vị đặc trưng của nộm hoa chuối là cái giòn sần sật của hoa chuối với hương nồng của các loại rau thơm, chất cay cay của ớt và vị bùi của lạc rang... Tất cả gắn quyện như một bản nhạc đa âm sắc, thưởng thức một lần lại thòm thèm muốn ăn nữa.
Nộm hoa chuối rừng: Hương vị đặc trưng của nộm hoa chuối là cái giòn sần sật của hoa chuối với hương nồng của các loại rau thơm, chất cay cay của ớt và vị bùi của lạc rang... Tất cả gắn quyện như một bản nhạc đa âm sắc, thưởng thức một lần lại thòm thèm muốn ăn nữa.
Cá suối nướng: Cá bắt được làm sạch đem ướp gia vị. Gia vị thường là những nguyên liệu có sẵn ở núi rừng như: mắc khén, rau thơm rừng, ớt, sả, …trộn với muối. Lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá rồi tẩm các gia vị chừng vài phút, cuộn cá với rau thơm, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro ủ nóng đến khi cá chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm là đã chín.
Cá suối nướng: Cá bắt được làm sạch đem ướp gia vị. Gia vị thường là những nguyên liệu có sẵn ở núi rừng như: mắc khén, rau thơm rừng, ớt, sả, …trộn với muối. Lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá rồi tẩm các gia vị chừng vài phút, cuộn cá với rau thơm, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro ủ nóng đến khi cá chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm là đã chín.
Canh lá đắng là một trong những món cực kỳ độc đáo của người Thanh Hóa. Vị của lá đắng khác với rau đắng của miền Nam và cũng hoàn toàn không giống khổ qua. Lá đắng có vị đăng đắng, chan chát và ngọt hậu, đã ăn thì không thể nào quên được.
Canh lá đắng là một trong những món cực kỳ độc đáo của người Thanh Hóa. Vị của lá đắng khác với rau đắng của miền Nam và cũng hoàn toàn không giống khổ qua. Lá đắng có vị đăng đắng, chan chát và ngọt hậu, đã ăn thì không thể nào quên được.
Sâu măng: Sâu nằm trong thân cây măng nứa. Sâu măng được chế biến thành nhiều món như sâu măng om, chiên giòn, luộc… nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sâu măng xào. Sâu chít có màu trắng sữa, thân căng mọng. Theo lời người dân bản địa, sâu chít là món ăn tăng cường sinh lực cho người đàn ông. Đây không phải món ăn phổ biến để nhiều người ăn nhưng là một gợi ý để tìm sự mới mẻ.
Sâu măng: Sâu nằm trong thân cây măng nứa. Sâu măng được chế biến thành nhiều món như sâu măng om, chiên giòn, luộc… nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sâu măng xào. Sâu chít có màu trắng sữa, thân căng mọng. Theo lời người dân bản địa, sâu chít là món ăn tăng cường sinh lực cho người đàn ông. Đây không phải món ăn phổ biến để nhiều người ăn nhưng là một gợi ý để tìm sự mới mẻ.
Bọ Xít: Đây là một món ăn thử thách lòng dũng cảm cũng như khẩu vị của mỗi người. Bọ xít rừng được chế biến rất đơn giản, ngâm qua nước gạo đã pha ớt để khử bớt mùi. Sau đó đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Bọ xít rừng hiếm hơn nên giá cả đắt đỏ nhưng ăn lại ngon và bổ hơn. Ảnh: Internet.
Bọ Xít: Đây là một món ăn thử thách lòng dũng cảm cũng như khẩu vị của mỗi người. Bọ xít rừng được chế biến rất đơn giản, ngâm qua nước gạo đã pha ớt để khử bớt mùi. Sau đó đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Bọ xít rừng hiếm hơn nên giá cả đắt đỏ nhưng ăn lại ngon và bổ hơn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Vào bếp cùng Quang Hải U23 Việt Nam". Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT