“Ăn chay mà lòng không chay”, có vẫn hơn không

Ai ăn chay mà lòng chưa chay thì vẫn tốt hơn không.

“Ăn chay mà lòng không chay”, có vẫn hơn không
HỎI: Là một Phật tử, mỗi tháng tôi phát tâm ăn chay 4 ngày. Vào những ngày ăn chay, khi bạn bè rủ rê đi ăn, tôi nói ngày này ăn chay thì các bạn thường nói: “Ăn chay là do tâm, ăn chay mà lòng không chay thì có được gì”.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Tôi chỉ cười mà không đáp vì tôi nghĩ ăn chay được đã là tốt rồi. Mặt khác, tôi thấy nhiều người đến ngày ăn chay mà lại quên, khi sực nhớ ra thì ăn một cách gắng gượng, giống như ép buộc, như vậy có nên không? Mong quý Báo chia sẻ thêm về vấn đề này.
(THANH DÂN, danthanhnguyen62@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Thanh Dân thân mến!
Bạn đã đúng khi nghĩ rằng “ăn chay được là tốt rồi”. Nếu người nào ăn chay mà lòng cũng chay, thân và tâm đều thanh tịnh thì quá tốt. Còn ai ăn chay mà lòng chưa chay thì vẫn tốt hơn không. Cho nên việc thực hành ăn chay phải đi theo từng bước, từ thô đến tế, từ thân đến tâm. Nếu nói “ăn chay là do tâm, ăn chay mà lòng không chay thì có được gì” để rồi không ăn được bữa chay nào thì chỉ là bao biện cho sự giải đãi của mình mà thôi.
Trong trường hợp, đến ngày ăn chay mà quên hay do một hoàn cảnh nào đó không thực hiện được thì tâm niệm sám hối và lưu tâm để khắc phục. Ngày nay, ai cũng biết lợi ích “thân nhẹ, tâm an” của việc ăn chay, nên hãy bắt đầu từ hạnh lành thực tập ăn chay để lợi mình và lợi ích cho hết thảy chúng sanh.
Chúc bạn tinh tấn!

Độc đáo sắc màu những món ăn chay

Độc đáo sắc màu những món ăn chay
Nhưng đi dự Buffet chay từ thiện, thì đây là lần đầu tôi có duyên tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối. Rất nhiều món ăn, đa dạng từ nguyên liệu, màu sắc, đến thành phẩm, có nhiều món ăn mang đậm bản sắc dân tộc.

Nghĩ về “ăn chay, nói mặn”

Khi gặp chuyện gì, chúng ta lại nổi sân, nói năng thiếu dễ thương hoặc xảo ngôn, thì chẳng khác nào là người "ăn chay, nói mặn" mà thôi.

Nghĩ về “ăn chay, nói mặn”
Tôi nhớ trong nhiều lần đi công tác, tôi phải tiếp xúc nhiều đệ tử (xuất gia và tại gia - PV) của đức Phật mà đệ tử của Ngài có nhiều nhóm người khác nhau.

6 lý do không nên đốt vàng mã ngày Rằm

Đứng trên quan điểm đạo Phật và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc, có thể khẳng định, việc đốt vàng mã, cắt sao giải hạn, bói toán …đều là ngoại đạo.

6 lý do không nên đốt vàng mã ngày Rằm
Đất nước mỗi ngày một đổi mới, bộ mặt xã hội đã có nhiều thay đổi và khởi sắc. Ngoài đời sống hưởng thụ về mặt vật chất, hầu hết mọi tầng lớp nhân dân đang có nhu cầu chuyển sang hưởng thụ về mặt tinh thần, đặc biệt là nhu cầu về mặt tâm linh.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.