Ám ảnh "làng cụt tay, mù mắt" bên hồ Thác Bà

(Kiến Thức) - Một ngôi làng vừa nhỏ vừa nghèo nàn phải hứng thêm cái khó khi nhiều người bị cụt tay, mù mắt, thậm chí là mất mạng chỉ vì dùng mìn kiếm miếng cơm manh áo.

Mua mìn dễ hơn mua rau
Làng Mạ thuộc xã Vĩnh Kiên (Yên Bình, Yên Bái) nhìn bề ngoài chẳng mấy khác lạ với bao ngôi làng Việt. Nhưng cái lạ ẩn nấp trong những ngôi nhà nhỏ bên hồ Thác Bà kia là cả một nỗi đau khó nói thành lời. Bên cạnh sự yên ả thanh bình của làng Mạ là những tiếng nổ chát chúa của mìn tự chế. 
Làng ven hồ Thác Bà, lợi thế trời ban sản lượng cá khổng lồ để có thể mưu sinh khi bờ xôi ruộng mật ngày càng thu hẹp. Đáng ngại thay, người ta dùng mìn để huỷ hoại cả cá tôm lẫn thắng cảnh. Vì thế, nhiều người trong làng đã không tránh khỏi sự quả báo khi sự việc đã rồi mới thấy nhiều nuối tiếc lẫn hối hận, than thân khuyết tật trách phận mù loà.
Hồ Thác Bà đem lại nguồn thuỷ sản nhưng cũng lấy đi nhiều đau thương của người dân Yên Bái.
 Hồ Thác Bà đem lại nguồn thuỷ sản nhưng cũng lấy đi nhiều đau thương của người dân Yên Bái.
Ông Trần Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên ái ngại: "Thống kê ra con số những người bị mìn tàn phá không phải là nhỏ. Làng Mạ nghèo mà dân trí thấp nên mới dẫn đến hậu họa cụt tay, cụt chân, mù loà như thế". Nhưng đáng nói là, khi rất nhiều người bị mìn nổ làm cho tàn phế thân thể, trở thành gương tày liếp thì vẫn chẳng có ai sợ. Người ta vẫn đi mua thuốc nổ, tự chế ra mìn và vô tư đem ra hồ đánh cá.
Ông Hiền bảo, đấy là bởi một số công ty xí nghiệp khai thác đá ở khu vực hồ Thác Bà bán thuốc nổ cho dân. Vả lại, một thời công tác quản lý chất nổ của chính quyền còn chưa sâu sát. Còn người dân thì khẳng định chắc như đinh đóng cột, ở hồ Thác Bà người ta mua mìn dễ hơn mua rau.
Như làng Mạ có 170 hộ với trên 700 nhân khẩu thì phân nửa số người trong làng biết cách mua thuốc nổ ở đâu, bao nhiêu tiền một lạng và phân loại thuốc, pha chế tự tạo như thế nào để tận diệt hồ Thác Bà có hiệu quả? Và điều ấy đã được chứng minh trong suốt mấy chục năm qua, chỉ tiếc rằng không có ai lên tiếng cảnh báo để họ phải chịu hậu quả và mang cái tiếng là "làng cụt tay".  
Cảnh tượng nổ mìn đánh bắt cá ở hồ Thác Bà.
Cảnh tượng nổ mìn đánh bắt cá ở hồ Thác Bà. 
Quái kiệt ném mìn bằng chân
Và có một điều lạ ở làng Mạ, người ta không bao giờ lên án những người tận diệt hồ Thác Bà. Mà ngược lại, những người biết đánh cá bằng mìn mới thực sự là biết làm ăn. Ví như ông Đặng Văn Lự bị mìn tàn phá cụt cả hai tay. Vậy mà theo người dân địa phương, ông vẫn có thể ném mìn bằng chân để kiếm sống.
Đem chuyện hỏi ông Lự, người đàn ông đã mất đi cả hai cánh tay chỉ cười cười, rồi nói: "Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong. Đã dính hậu quả rồi, đã mất đi cả tay rồi thì phải dừng lại thôi. Chứ nếu cứ cố ném mìn xuống hồ thì có ngày thiệt mạng".
Ông Lự vốn là lính công binh quê gốc Nam Định. Phục viên, ông lên Yên Bái khai hoang, chọn hồ Thác Bà là nơi kiếm kế mưu sinh. Ai ngờ, sau  nhiều lần thu hoạch được cả tấn cá thì ngày định mệnh giáng xuống. Mìn đã châm ngòi nhưng không bén lửa, tưởng mìn xịt, ông cúi miệng thổi phù. Mìn nổ, ông bất tỉnh cả tháng trời. Khi tỉnh dậy, đôi tay đã mất, toàn thân thương tích nặng, có những chỗ thịt chín bác sỹ phải khoét đi, sâu hoắm.
Ông lặng thinh, mắt ngấn lệ than thở: "Cũng vì cuộc sống mà thôi, ai mà ngờ mìn nó lại nổ trên đôi tay mình. Nếu biết trước, chẳng dại gì mà dùng mìn đánh cá. Nhưng các cậu tính, dùng lưới đánh cá thì được bao nhiêu, có khi chết đói trước khi đưa cá về đến nhà".
Bây giờ, mọi sinh hoạt hằng ngày của ông Lự đều do một tay người vợ cáng đáng hết. Ông hối hận vì đã tự làm mình khuyết tật nên bây giờ, ông muốn hiến đôi mắt và tất cả những gì trên cơ thể ông còn dùng được cho y học.
Ông Lự với đôi tay cụt vì mìn.
 Ông Lự với đôi tay cụt vì mìn.
Cụt, mù, chết
Anh Kiên không giấu giếm: "Lần đầu tiên chế mìn đem ra hồ Thác Bà bắt cá thì gặp nạn. Mìn chỉ có 0,5g thuốc nổ, một tay cầm mìn, một tay châm lửa mà chẳng biết nó nổ lúc nào. Khi tỉnh dậy đã thấy mình thành người tàn tật rồi". 
Theo anh Kiên, ở làng Mạ này còn nhiều người bị cụt, mù và thậm chí là mất mạng vì mìn. Người dân ở đây có truyền thống bám hồ mưu sinh, bắt con cá con tôm đem ra chợ bán. Nhưng nếu mua lưới, đan rọ thì tiền đâu cho nổi. Thôi thì mua vài cân thuốc nổ về dùng dần, bắt cá vừa dễ dàng lại nhanh chóng.
Vì vậy, ở làng Mạ, số người chết vì mìn không phải ít. Đâu cần đi xa, anh trai ông Lự là Đặng Minh An cũng bị mìn nổ dẫn đến tử vong. Rồi cạnh nhà là ông Thiết, một người sát cá nổi tiếng Yên Bái cũng không thoát được sức công phá khủng khiếp của mìn. Những cái chết tức tưởi ở làng Mạ không cảnh báo được điều gì so với nhu cầu mưu sinh của người dân.
Chị Nguyễn Thị Liện, vợ anh Kiên buồn bã: "Chồng em vừa cụt tay lại mù mắt nên chẳng làm được việc gì. Nhà nghèo, rồi có khi con cái cũng phải nghỉ học thôi. Mỗi tháng anh ấy được 360 nghìn đồng tiền trợ cấp tàn tật nhưng chẳng thấm vào đâu so với việc phải mua thuốc".
Vì mìn, anh Kiên bị cụt tay và mù một mắt.
Vì mìn, anh Kiên bị cụt tay và mù một mắt. 
Theo ông Trần Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên, chưa có một thống kê chính xác nào về số người bị chết và thương tật do nổ mìn bắt cá ở hồ Thác Bà. Nhưng chắc chắn là không nhỏ, chỉ tính riêng ở làng Mạ thì cũng hơn chục người bị "dính đòn" do dùng mìn.
Cũng theo ông Hiền, hiện nay nạn dùng mìn để bắt cá hầu như không còn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, việc người dân sử dụng mìn để bắt cá trên hồ Thác Bà vẫn khá phổ biến. Vấn đề ở chỗ, khi chính quyền kiểm tra thì họ sẽ dừng và khi chính quyền rút khỏi địa bàn thì cá bắt đầu nổi trắng mặt nước.
"Do cuộc sống quá khó khăn và dân trí còn thấp nên bà con không thể ý thức được tác hại của việc dùng mìn tận diệt thủy sản. Chính quyền địa phương cũng tuyên truyền nhân dân không sử dụng mìn, đồng thời giám sát các công ty khai thác đá có hoạt động bán thuốc nổ cho người dân".
Ông Trần Văn Hiền (Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên)

Làng nghề ngói cổ độc nhất Hà Nội

- Làng Mậu Lương, xã Kiến Hưng, huyện Thanh Oai là làng làm ngói cổ duy nhất ở khu vực Hà Nội. Để có được viên ngói tốt nhất, người dân nơi đây đã phải trải qua hàng chục công đoạn chế tác cầu kỳ, trong đó có việc dùng rơm để nung ngói.

Tuy nhiên, hiện ở làng Mậu Lương chỉ còn duy nhất gia đình chị Lưu Thị Mai còn giữ được nghề làm ngói cổ này, nhiều người lo ngại, nếu vài năm nữa gia đình chị Mai bỏ nghề thì việc tôn tạo, khôi phục lại kiểu dáng kiến trúc của các đình, chùa cổ ở khắp miền Bắc sẽ gặp muôn vàn khó khăn và chất lượng ngói công nghiệp thì không đảm bảo chất "cổ".

Sản phẩm ngói vảy của gia đình chị Mai bán cho các đình, chùa khắp miền Bắc.
Sản phẩm ngói vảy của gia đình chị Mai bán cho các đình, chùa khắp miền Bắc.

Ngói chùa nung rơm 1 tháng

Vào một nhà dân ở làng Mậu Lương, chúng tôi bắt gặp bức tranh mộc mạc mô tả khung cảnh thanh bình với nhiều lò nung ngói cổ dọc ngang ven con đường vắt ngang qua cánh đồng. Vị gia chủ này bảo, đó là bức tranh được vẽ cách đây gần bảy năm. Nhìn khung cảnh bức tranh so với hiện tại khiến chúng tôi ngỡ ngàng, điểm giống nhau giữa thời điểm cách đây bảy năm và hiện tại là con đường vắt ngang qua cánh đồng, trước đây hai bên con đường đó là lò nung ngói, còn hiện tại là nhà cao tầng mọc lên san sát, các khu đô thị cao vút trời xanh.

Nói về thời điểm hoàng kim của nghề nung ngói cổ, chị Lưu Thị Mai kể lại: "Cách đây gần chục năm, cứ sau mỗi vụ lúa là cả làng Mậu Lương lại đỏ rực ánh lửa cả đêm lẫn ngày vì người dân dùng rơm nung ngói. Thời đó, cả làng Mậu Lương làm ngói không đủ đáp ứng nhu cầu của cả miền Bắc. Sở dĩ ngói ở đây nổi tiếng và được ưa chuộng là do có chất lượng tốt mà những nơi khác không thể có được".

Để so sánh sự khác biệt giữa ngói cổ ở làng Mậu Lương với ngói nơi khác, chị Mai đưa cho chúng tôi xem hai viên ngói cùng chủng loại rồi tiết lộ: "Ngói ở làng Mậu Lương có mặt nhẵn thín, trơn bóng, không bị giòn, khi dùng dao chặt thì ngói Mậu Lương sẽ có vết đứt gãy rất ngọt theo vết của lưỡi dao, còn ngói ở những nơi khác thì sẽ nứt chân chim, hoặc có thể vỡ toác cả viên ngói".

Sở dĩ ngói Mậu Lương có chất lượng tốt bởi vì nó được chế tác qua hàng chục công đoạn cầu kỳ. Theo lời của các cao niên trong làng thì muốn ngói có chất lượng tốt phải chọn được loại đất thó, đất sét tốt, đào sâu xuống dưới đất khoảng 2m mới lấy được loại đất làm ngói, lấy đất về rồi phải đánh tơi rồi tưới nước vào, sau đó dùng nylon trùm lại để ủ. Ủ đất một ngày đêm rồi lại lôi đất ra tưới nước và ủ lại một lần nữa. Sau lần ủ thứ hai thì lôi đất ra nhào cho đất thật dẻo, mịn rồi dùng kéo cắt thành từng quả đất rồi mới nhồi vào khuôn đúc. Cứ ba ngày làm đất thì được hai ngày đóng ngói.

Để có được ngói tốt, bền, đẹp... một mẻ ngói từ khi vào lò đến khi ra lò phải nung ngói bằng than đá trước vài ngày để lấy độ chín cho ngói, sau đó là đun rơm để ngói có được độ bóng, dẻo cần thiết đến khi sử dụng ngói không bị cong, vênh hay quá giòn...

Làng “siêu đẻ” ở Quảng Bình

Nam nữ ở làng Cồn Sẻ cứ đến tuổi 17, 18 là rục rịch thi nhau... cưới. Đã cưới thì ắt phải sinh con, muốn sinh bao nhiêu... tùy thích.

Làng Cồn Sẻ nằm trên một doi đất giữa dòng sông Gianh, thuộc xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Về làng, cảnh đầu tiên đập vào mắt mọi người là quá nhiều con nít. Người ta nói vui rằng Cồn Sẻ là làng... siêu đẻ.

Lật tẩy “quái chiêu” biến bạc thành vàng hết sức tinh vi

(Kiến Thức) - Những đồ trang sức bằng bạc qua vài công đoạn “nhào nặn” của hai đối tượng “chân đất” đã nhanh chóng mang các thương hiệu vàng nổi tiếng rồi được đem bán lại cho các tiệm vàng.

Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Trước đó, vào ngày 26/8 vừa qua, tại tiệm vàng Kim Hùng ở thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, hai đối tượng lạ mặt nói giọng Quảng Bình xuất hiện để bán hai nhẫn vàng 9999 (4 chỉ), mang thương hiệu của chính tiệm vàng Kim Hùng. Do đã được cơ quan công an thông báo phải cảnh giác với chiêu bán vàng giả của kẻ lừa đảo, chủ tiệm đã dùng nhiều phương pháp để kiểm tra. Cuối cùng cũng đã xác định được hai nhẫn vàng mà các đối tượng đang đem bán này là bạc được mạ vàng hết sức tinh vi, nếu không kiểm tra kỹ thì không thể phát hiện.

Đọc nhiều nhất

Ùn tắc giao thông… không phải do Nghị định 168

Ùn tắc giao thông… không phải do Nghị định 168

Sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. TNGT giảm cả 3 tiêu chí, ý thức chấp hành quy định về giao thông đã được nâng cao hơn trước…

Tin mới