Ai là người cuối cùng bị xử tử bằng máy chém công khai?

Ai là người cuối cùng bị xử tử bằng máy chém công khai?

(Kiến Thức) - Máy chém là phương thức hành quyết tử tù phổ biến ở Pháp trong gần 200 năm. Vào năm 1939, lần cuối cùng việc xử tử bằng máy chém công khai tại Pháp. Người tử tù bị hành hình khi ấy là Eugen Weidmann. 

Máy chém (Guillotine - đặt theo tên người phát minh) là phương thức xử tử tử tù phổ biến ở pháp từ năm 1792 - 1977. Trong gần 200 năm, hàng chục ngàn tử tù bị  xử tử bằng máy chém mà chưa bao giờ để xảy ra sự cố.
Máy chém (Guillotine - đặt theo tên người phát minh) là phương thức xử tử tử tù phổ biến ở pháp từ năm 1792 - 1977. Trong gần 200 năm, hàng chục ngàn tử tù bị xử tử bằng máy chém mà chưa bao giờ để xảy ra sự cố.
Tử hình bằng máy chém từng được coi là phương pháp hành hình nhân đạo, khiến tử tù chết một cách nhanh chóng và ít đau đớn.
Tử hình bằng máy chém từng được coi là phương pháp hành hình nhân đạo, khiến tử tù chết một cách nhanh chóng và ít đau đớn.
Tử tù Eugène Weidmann (người Đức) trở thành người cuối cùng bị hành quyết công khai bằng máy chém ở Pháp vào sáng sớm ngày 17/6/1939.
Tử tù Eugène Weidmann (người Đức) trở thành người cuối cùng bị hành quyết công khai bằng máy chém ở Pháp vào sáng sớm ngày 17/6/1939.
Weidmann bị kết án tử hình vì tội bắt cóc du khách người Mỹ, vũ công Jean de Koven. Chưa dừng lại ở đó, gã tội phạm này còn giết 2 phụ nữ và 4 nam giới ở Paris năm 1937.
Weidmann bị kết án tử hình vì tội bắt cóc du khách người Mỹ, vũ công Jean de Koven. Chưa dừng lại ở đó, gã tội phạm này còn giết 2 phụ nữ và 4 nam giới ở Paris năm 1937.
Trước khi bị kết án tử hình, Weidmann đã sớm bộc lộ là một tên tội phạm không thể cải tạo được. Nguyên do là vì ngay từ khi còn trẻ, gã bị đưa đến một cơ sở giam giữ thanh thiếu niên phạm tội.
Trước khi bị kết án tử hình, Weidmann đã sớm bộc lộ là một tên tội phạm không thể cải tạo được. Nguyên do là vì ngay từ khi còn trẻ, gã bị đưa đến một cơ sở giam giữ thanh thiếu niên phạm tội.
Về sau, Weidmann phải ngồi tù vì tội trộm cắp ở Canada và Đức trước khi tới Paris năm 1937 và tiếp tục gây ra hàng loạt tội ác.
Về sau, Weidmann phải ngồi tù vì tội trộm cắp ở Canada và Đức trước khi tới Paris năm 1937 và tiếp tục gây ra hàng loạt tội ác.
Kết thúc phiên xét xử, Weidmann bị kết án tử hình. Đến sáng ngày 17/6/1939, Weidmann được đưa ra phía trước nhà tù Saint-Pierre. Tại đây, y được đưa lên máy chém trước sự theo dõi của nhiều người dân.
Kết thúc phiên xét xử, Weidmann bị kết án tử hình. Đến sáng ngày 17/6/1939, Weidmann được đưa ra phía trước nhà tù Saint-Pierre. Tại đây, y được đưa lên máy chém trước sự theo dõi của nhiều người dân.
Nhóm hành quyết nhanh chóng thả lưỡi đao xuống để hành hình tử tù Weidmann. Trước cái chết của gã tử tù, đám đông có những hành động lộn xộn, gây huyên náo khiến buổi hành quyết kéo dài hơn dự kiến.
Nhóm hành quyết nhanh chóng thả lưỡi đao xuống để hành hình tử tù Weidmann. Trước cái chết của gã tử tù, đám đông có những hành động lộn xộn, gây huyên náo khiến buổi hành quyết kéo dài hơn dự kiến.
Trước tình hình này, giới chức trách Pháp cho rằng việc hành quyết ở nơi công cộng hầu như không có tác dụng răn đe. Thay vào đó, nó khuyến khích những hành vi xấu của một số người. Vì vậy, Tổng thống Pháp Albert Lebrun quyết định lệnh cấm tiến hành công khai tất cả các vụ hành quyết khác trong tương lai.
Trước tình hình này, giới chức trách Pháp cho rằng việc hành quyết ở nơi công cộng hầu như không có tác dụng răn đe. Thay vào đó, nó khuyến khích những hành vi xấu của một số người. Vì vậy, Tổng thống Pháp Albert Lebrun quyết định lệnh cấm tiến hành công khai tất cả các vụ hành quyết khác trong tương lai.
Kể từ đó cho đến năm 1977, tử tù vẫn thi hành án tử hình bằng máy chém nhưng không diễn ra công khai. Đến tháng 9/1981, Pháp bãi bỏ án tử hình.
Kể từ đó cho đến năm 1977, tử tù vẫn thi hành án tử hình bằng máy chém nhưng không diễn ra công khai. Đến tháng 9/1981, Pháp bãi bỏ án tử hình.
Mời độc giả xem video: Tuyên án tử hình kẻ thảm sát tại Yên Bái (nguồn: VTC1)

GALLERY MỚI NHẤT