Cận cảnh chiếc máy chém cuối cùng của Sài Gòn

Cận cảnh chiếc máy chém cuối cùng của Sài Gòn

(Kiến Thức) - Chiếc máy chém nhuốm máu nhiều người Việt yêu nước là chứng tích tội ác của thực dân và tay sai trong một thời kỳ đen tối của lịch sử dân tộc.

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP HCM là nơi lưu giữ một hiện vật lịch sử đặc biệt khiến nhiều người không khỏi cảm thấy ghê rợn khi chứng kiến. Đó là một chiếc  máy chém từng nhuốm máu nhiều người Việt yêu nước suốt nửa đầu thế kỷ 20.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP HCM là nơi lưu giữ một hiện vật lịch sử đặc biệt khiến nhiều người không khỏi cảm thấy ghê rợn khi chứng kiến. Đó là một chiếc máy chém từng nhuốm máu nhiều người Việt yêu nước suốt nửa đầu thế kỷ 20.
Chiếc máy chém này cao 4,5m, được sản xuất ở Pháp theo kiểu mẫu máy chém Guillotin thịnh hành từ thời Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 19.
Chiếc máy chém này cao 4,5m, được sản xuất ở Pháp theo kiểu mẫu máy chém Guillotin thịnh hành từ thời Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 19.
Riêng lưỡi dao của cỗ máy nặng 50kg, có thể làm cổ nạn nhân đứt lừa trong chớp mắt.
Riêng lưỡi dao của cỗ máy nặng 50kg, có thể làm cổ nạn nhân đứt lừa trong chớp mắt.
Thực dân Pháp đã mang chiếc máy chém này sang Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, đặt tại Khám Lớn Sài Gòn ở đường Lagrandière (nay là đường Lý Tự Trọng) nhằm đàn áp phong trào cách mạng.
Thực dân Pháp đã mang chiếc máy chém này sang Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, đặt tại Khám Lớn Sài Gòn ở đường Lagrandière (nay là đường Lý Tự Trọng) nhằm đàn áp phong trào cách mạng.
Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đưa máy chém đi khắp các tỉnh ở miền Nam để hành quyết những người yêu nước.
Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đưa máy chém đi khắp các tỉnh ở miền Nam để hành quyết những người yêu nước.
Theo các số liệu được chính quyền Sài Gòn lưu trữ, từ năm 1957 - 1959, đã có hơn 2.000 người ở miền Nam bị hành quyết vì lý do chính trị, phần lớn là bằng máy chém.
Theo các số liệu được chính quyền Sài Gòn lưu trữ, từ năm 1957 - 1959, đã có hơn 2.000 người ở miền Nam bị hành quyết vì lý do chính trị, phần lớn là bằng máy chém.
Nhiều vụ xử chém diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được bêu để thị uy.
Nhiều vụ xử chém diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được bêu để thị uy.
Người cuối cùng bị hành quyết bằng máy chém là nhà cách mạng Hoàng Lê Kha, Tỉnh ủy viên Đảng bộ Tây Ninh. Ông bị hành quyết ngày 12/3/1960 theo đạo luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Người cuối cùng bị hành quyết bằng máy chém là nhà cách mạng Hoàng Lê Kha, Tỉnh ủy viên Đảng bộ Tây Ninh. Ông bị hành quyết ngày 12/3/1960 theo đạo luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Ngày nay, chiếc máy chém trở thành chứng tích cho tội ác của thực dân và tay sai trong một thời kỳ đen tối của lịch sử dân tộc.
Ngày nay, chiếc máy chém trở thành chứng tích cho tội ác của thực dân và tay sai trong một thời kỳ đen tối của lịch sử dân tộc.

GALLERY MỚI NHẤT