Ai dám chắc tiêu cực thi cử không xảy ra trong năm 2019?

(Kiến Thức) - Trước thềm mùa tuyển sinh, chuyện tiêu cực thi cử trở thành chủ đề nóng tại Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng dù Bộ GD&ĐT nỗ lực thay đổi nhưng sai phạm thi cử vẫn có thể xảy ra trong kỳ thi THPT 2019.

Ai dám chắc tiêu cực thi cử không xảy ra trong năm 2019?
Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế – xã hội sáng 30/5 tại Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương thẳng thắn nói rằng, ngành giáo dục vẫn được coi là một khoảng tối trong xã hội hiện nay.
“Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ GD&ĐT chỉ loay hoay với những vấn đề mà dường như ít đem lại kết quả cho mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra. Cụ thể, nhiều sáng kiến về cải cách, tuy nhiên, trong khi chưa đạt được thành tựu gì rõ ràng mà sai phạm vẫn tiếp tục nảy sinh”, ông Nguyễn Sỹ Cương nói.
Đại biểu tỉnh Ninh Thuận cho biết, khi tiếp xúc với các cử tri, nhiều người liên tục phàn nàn về chất lượng giáo dục, điều đó cho thấy người dân không chỉ không yên tâm mà còn đang mất niềm tin vào ngành giáo dục.
“Thử hỏi rằng một nền giáo dục sẽ đi về đâu khi tiêu cực vẫn còn diễn ra khá nặng nề đi kèm với một thị trường văn bằng, chứng chỉ giả rất sôi động?” - ông Cương đặt ra câu hỏi.
Ai dam chac tieu cuc thi cu khong xay ra trong nam 2019?
 Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương.
Nói về những sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, ngành giáo dục- đào tạo vẫn chưa thấy hết những hệ quả tệ hại mà những sai phạm, gian lận của Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 gây ra.
Dẫn chứng cho ý kiến này, ông Sỹ Cương cho biết, những bê bối vừa qua khiến cho xã hội mất niềm tin vào hệ thống giáo dục nước nhà, trước kỳ thi do chính mình xây dựng và tiến hành mà Bộ Giáo dục không thể tự kiểm soát được tình hình.
“Ngay cả khi sai phạm xảy ra cũng không phải do Bộ GD&ĐT phát hiện mà do một nhóm các giáo viên ở Hà Nội tố giác rồi Bộ mới vào cuộc. Điều đáng nói, sau khi làm rõ những sai phạm, việc công khai danh tính những người liên quan đến vụ việc này thì Bộ GD-ĐT lại không có chính kiến rõ ràng vì cho rằng nhạy cảm, cần nhân văn nhưng xin thưa tất cả những mất mát từ vụ việc này chính là đạo đức xã hội”, ông Cương nói.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, chỉ khi xử lý triệt để vụ việc này mới lấy được niềm tin của người dân và để người dân tin rằng.
“Sau khi sai phạm xảy ra, Bộ đang nỗ lực cải tiến cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 nghiêm túc, an toàn nhưng ai dám bảo đảm sai phạm đó sẽ không xảy ra”, đại biểu Cương băn khoăn.

Thêm chiêu chống gian lận thi cử bá đạo ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Học sinh Trung Quốc được yêu cầu đội những chiếc mũ chống gian lận thi cử "công nghệ cao" để không thể nhìn ngang, ngó dọc. 

Thêm chiêu chống gian lận thi cử bá đạo ở Trung Quốc
Them chieu chong gian lan thi cu ba dao o Trung Quoc
Các trường học ở Trung Quốc vừa phát triển thêm một dụng cụ cực "tinh vi" để phòng chống gian lận thi cử đang diễn ra khá phổ biến - đó là chiếc mũ giấy báo. Bức ảnh chụp 40 em học sinh đang cắm cúi làm bài thi, trên đầu đội "thiết bị" chống gian lận thi cử mới nhất này gây bão mạng xã hội Trung Quốc hồi tháng trước. Các em học sinh trong ảnh tới từ một trường trung học ở tỉnh An Huy. Ảnh: Weibo. 

Gian lận thi cử ở trời Tây: Cách xử lý “tâm phục khẩu phục“

(Kiến Thức) - Không riêng Việt Nam, một số nước trên thế giới cũng từng xảy ra bê bối gian lận thi cử gây rúng động dư luận. Đặc biệt, không chỉ học sinh, sinh viên, phụ huynh mà cả hiệu trưởng cũng liên quan đến gian lận thi cử. Một số trường hợp phải ra hầu tòa và bị kết án tù.

Gian lận thi cử ở trời Tây: Cách xử lý “tâm phục khẩu phục“
Những ngày qua, dư luận và truyền thông trong nước theo dõi sát sao diễn biến về điểm thi THPT ở tỉnh Hà Giang cao bất thường. Liên quan đến sự việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn tất việc chấm thẩm định toàn bộ bài thi trắc nghiệm ở Hà Giang.

Nhiều vụ gian lận thi cử từng gây chấn động thế giới

Dư luận trong nước đang bất bình trước bê bối sửa điểm thi THPT ở Hà Giang, còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới thì vấn nạn gian lận trong thi cử cũng không hiếm, thậm chí cả trường Đại học danh tiếng Havard cũng từng phải đối diện với vấn nạn này.

Nhiều vụ gian lận thi cử từng gây chấn động thế giới
Ngày 21/3/2016, chỉ vài giờ trước ngày thi môn Hóa học trong kỳ thi đại học ở bang Karnataka, Ấn Độ, các quan chức đã hủy thi sau khi một học sinh cảnh báo đề bị lộ, có gian lận thi cử.
Ngày 21/3/2016, chỉ vài giờ trước ngày thi môn Hóa học trong kỳ thi đại học ở bang Karnataka, Ấn Độ, các quan chức đã hủy thi sau khi một học sinh cảnh báo đề bị lộ, có gian lận thi cử

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.