ACV ước lợi nhuận quý I gần 1.860 tỷ đồng nhưng 3 quý còn lại lỗ

ACV được giao chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 10.811 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8.649 tỷ đồng. 

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc phạm vi quản lý.

Trong đó, Tổng công ty Cảng hàng không (UPCoM: ACV) ước tính doanh thu quý I đạt 4.064 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019, lợi nhuận ước đạt 1.857 tỷ đồng, giảm 24%. Dự kiến cả năm 2020, doanh thu đạt 11.339 tỷ đồng, giảm 47% so với kế hoạch. Lợi nhuận đạt 1.476 tỷ đồng, giảm 86%. Như vậy, 3 quý còn lại, doanh nghiệp dự kiến lỗ 381 tỷ đồng.

Mức lợi nhuận ước tính này giảm sâu hơn so với dự báo trước đó. Cuối tháng 2, ACV từng dự kiến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 1.700 tỷ đồng, giảm 78% kế hoạch năm.

ACV dự kiến thị trường quốc tế sẽ phục hồi dần một số đường bay Trung Quốc từ tháng 5. Các đường bay châu Âu, Hàn Quốc tạm dừng đến hết tháng 7 và các đường bay khác dự kiến phục hồi dần từ tháng 8 nhưng tốc độ chậm. Còn với thị trường trong nước, từ cuối tháng 3 đến tháng 5, sản lượng trong nước tiếp tục giảm mạnh từ 60-70% và bắt đầu phục hồi từ tháng 6. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi lịch học điều chỉnh nên khả năng sản lượng tăng đột biến trong các đợt cao điểm hè như mọi năm sẽ không được kỳ vọng.

ACV là doanh nghiệp khai thác, vận hành 21/22 sân bay dân dụng tại Việt Nam, bao gồm các cảng hàng không lớn nhất cả nước như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Đầu năm, Ủy ban Quản lý vốn giao ACV chỉ tiêu doanh thu đạt 21.569 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 10.811 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8.649 tỷ đồng.

Dịch vụ mặt đất sân bay - 'mỏ vàng' hàng trăm tỷ thuộc về ai?

(Vietnamdaily) - Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) – đơn vị sở hữu số lượng lớn tỷ lệ tại HGS và SAGS vẫn thu về kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý gần nhất.

Từ những ngày đầu tháng 9, Vietjet (VJC) đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ của HGS và SAGS để được tự lo khâu phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cam Ranh từ năm 2020.

Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) – đơn vị sở hữu số lượng lớn tỷ lệ tại HGS và SAGS vẫn thu về kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý gần nhất.

ACV phải bị truy thu thuế 'khủng' khi thu phí sân bay hàng trăm tỷ đồng

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng về việc thu tiền sử dụng dịch vụ đường dẫn vào nhà ga cảng hàng không, Bộ Tài chính khẳng định Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) phải bị truy thu đủ số tiền thuê đất để kinh doanh, thu phí tại 21/22 cảng hàng không - sân bay.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, 21/22 cảng hàng không - sân bay do ACV quản lý (trừ sân bay Vân Đồn - PV) đang thu phí dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với các xe ô tô đưa/đón trả khách (không sử dụng dịch vụ giữ xe, chỉ tạm dừng dưới 3-5 phút để đón, trả khách) với mức giá vé lượt từ 7.000 - 30.000 đồng và vé tháng từ 600.000 - 1.650.000 đồng.

Trong giai đoạn từ 1/10/2012 - 31/12/2015, tổng doanh thu từ việc thu phí ra vào 19/21 cảng hàng không là 551 tỷ đồng. Riêng các năm 2014 - 2015, chỉ có 7 cảng hàng không thu phí nhượng quyền dịch vụ phí hàng không, với số thu là 102 tỷ đồng.

ACV phai bi truy thu thue 'khung' khi thu phi san bay hang tram ty dong

Đường dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất - TP.HCM (ảnh: Đình Thảo)

Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chưa ban hành quy định về thu phí nhượng quyền khai thác dịch vụ phí hàng không dẫn đến ACV tự tổ chức thu phí và việc triển khai thiếu tính thống nhất, cảng thu phí, cảng không thu và tỷ lệ thu khác nhau.

Khi ACV chưa cổ phần hóa, việc thu phí này được cho là mang lại lợi ích cho ACV và nhà nước, nhưng lại vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, gây thiệt hại cho hành khách và hiện chưa có hướng khắc phục triệt để.

Với nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với phần diện tích làm đường dẫn vào nhà ga cảng hàng không, báo cáo Thủ tướng của Bộ Tài chính nêu rõ từ năm 2018 Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của Luật Đất đai, tuy nhiên đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có ý kiến trả lời.

Bộ Tài chính cho rằng, theo Điều 156 Luật Đất đai năm 2013, đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay được Nhà nước giao đất cho Cảng vụ hàng không. Việc Cảng vụ hàng không để ACV sử dụng diện tích đất làm đường dẫn vào nhà ga, cảng hàng không có thu tiền là có mục đích kinh doanh nhưng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về giao đất, cho thuê đất theo quy định là có hành vi vi phạm trong sử dụng tài sản nhà nước.

“Sẽ xem xét, xử lý theo quy định tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước” - Bộ Tài chính cho hay.

Đối nghĩa vụ tài chính của ACV, Bộ Tài chính khẳng định: Trường hợp đất công cộng không có mục đích kinh doanh thì ACV được giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng. Tuy nhiên, phần giá trị tài sản trên đất (đường dẫn vào sân bay) do ACV đầu tư và có thu tiền - khi đó là có mục đích kinh doanh nên phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

“ACV phải nộp tiền thuê đất theo quy định của chính sách thu tiền thuê đất và số tiền tương đương số tiền chậm nộp tính trên số tiền thuê đất phải nộp, tương ứng từng thời kỳ đối với diện tích đất làm đường dẫn vào nhà ga, cảng hàng không trong khoảng thời gian từ khi ACV bắt đầu thực hiện việc thu phí của các phương tiện ra/vào khu vực cảng hàng không” - văn bản của Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Trong báo cáo, Bộ Tài chính cũng đề cập đến việc xử lý kinh tế với số tiền ACV đã thu sai trong giai đoạn 2012-2017. Theo đó, liên Bộ Tài chính - GTVT thống nhất không xử lý kinh tế do ACV đã hạch toán kế toán, xuất hóa đơn, xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận, trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo đúng hướng dẫn chế độ kế toán của Bộ Tài chính và đã nộp thuế, nghĩa vụ ngân sách theo đúng quy định.

Tin mới