AC-130J: vũ khí cực kỳ lợi hại của đặc nhiệm Mỹ

(Kiến Thức) - Lực lượng đặc nhiệm Mỹ vừa nhận thêm một loại vũ khí mới cực kì lợi hại, đó là "thợ săn đêm" AC-130J, phiên bản "lô cốt bay" mới nhất của Mỹ.

AC-130J: vũ khí cực kỳ lợi hại của đặc nhiệm Mỹ
Máy bay yểm trợ hỏa lực AC-130J là phiên bản chỉnh sửa từ mẫu MC-130J (được chế tạo dựa trên máy bay vận tải quân sự C-130J), dự kiến sẽ thay thế cho loại máy bay AC-130H/U trong Không quân Mỹ. Chuyến bay kiểm tra chất lượng đầu tiên của AC-130J Ghostrider vừa được tiến hành hồi tháng 1/2014.
Hãng Lockheed Martin sẽ bàn giao tổng cộng 32 chiếc Ghostrider cho Bộ chỉ huy các lực lượng đặc nhiệm của Không quân Mỹ (AFSOC), tổng giá trị của hợp đồng này lên tới 2,4 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2015 sẽ có 16 chiếc AC-130J được bàn giao trước khi chuyến cuối cùng trong số 32 chiếc sẽ được giao vào năm 2021.
Qui trình chuyển đổi chiếc MC-130J thành AC-130J Ghostrider đầu tiên.
Qui trình chuyển đổi chiếc MC-130J thành AC-130J Ghostrider đầu tiên.
Chiếc máy bay MC-130J đầu tiên được chuyển đổi thành AC-130J từ hồi tháng 1/2013, sau đó nó chính thức được đặt tên là Ghostrider. Trong đó MC-130J Commando II vốn là máy bay vận tải chuyên dùng cho các hoạt động đặc biệt của Không quân Mỹ.
Đặc điểm nổi bật nhất của AC-130J là nó kết hợp khả năng bay cực tốt của vận tải cơ đặc nhiệm MC-130J và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của dòng AC-130. Nhờ đó, AC-130J có thể đảm đương nhiệm vụ không kích yểm trợ lính đặc nhiệm tấn công lẫn khi rút lui và bảo vệ vùng trời tại khu chiến. Nó có sức mạnh đủ để chế áp các mục tiêu được lên kế hoạch trước lẫn các mục tiêu xuất hiện ngoài dự kiến.
AC-130J Ghostrider.
AC-130J Ghostrider.
Khi cần AC-130J có thể được tiếp dầu từ máy bay khác qua hệ thống chuyên dụng UARRSI nhưng nó lại không thể tiếp dầu cho máy bay khác !?
AC-130J Ghostrider có chiều dài 29,3m, cao 11,9m và sải cánh 39,7m. Nó có thể bay ở độ cao tối đa 8.500m với tải trọng hàng 19 tấn. Khối lượng cất cánh tối đa của AC-130J là 74 tấn. Chiếc “lô cốt bay” thế hệ thứ 4 này biên chế tổ bay gồm 2 phi công, ba sĩ quan điều khiển hệ thống tác chiến và ba pháo thủ.
Các thiết bị điện tử tinh vi trên AC-130J có thể kể đến một số như thiết bị cảnh báo rađa AN/ALR-56M, hệ thống cảnh báo đang bị tên lửa khóa AN/AAR-47 (V) 2, hệ thống phóng mồi nhiễu AN/ ALE-47.
Không quân Mỹ đã phát triển và lắp đặt hệ thống Bộ vũ khí chính xác (PSP) cho AC-130J. Vũ khí của AC-130J giờ đây sẽ gồm pháo tự động 30mm Mk 44 Bushmaster, một pháo 105mm cùng các loại vũ khí chính xác bao gồm bom thông minh GBU-39 và tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-176 Griffin. Bệ phóng tên lửa ở phía sau khoang hàng, máy bay sẽ mở cửa đuôi để có thể khai hỏa.
Cận cảnh phía đầu AC-130J Ghostrider.
Cận cảnh phía đầu AC-130J Ghostrider.
Các thiết bị thông tin tình báo, quan sát và trinh sát trong hệ thống PSP bao gồm hai cảm biến quang-điện tử, hệ thống hiển thị trên mũ phi công, hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh, thông tin đa năng. Ở khoang sau là hệ thống chỉ huy toàn bộ hỏa lực của AC-130J, ngoài ra máy bay còn có thiết bị kiểm soát hỏa lực tiên tiến.
AC-130J sử dụng 4 động cơ cánh quạt 6 lá Rolls-Royce AE 2100D3 với lực đẩy 3.458kW mỗi cái. Máy bay có thể bay quãng đường dài 4.800km mà không cần tiếp dầu và có thể bay tốc độ 670km/h ở độ cao 6,7km.
Có thể nói MC-130J và AC-130J biên chế cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ cho thấy sự ưu ái dành cho lực lượng này, với tầm hoạt động xa và khả năng len lỏi vào sâu trong đất địch để đổ quân hay hỗ trợ hậu cần của MC-130J, giờ đây đặc nhiệm Mỹ có thêm AC-130J với hỏa lực mạnh mẽ có thể quét sạch cả xe tăng địch. Điều đó hứa hẹn các chiến dịch của lực lượng đặc biệt Mỹ hứa hẹn sẽ càng táo bạo và hiệu quả hơn trước nhiều lần.
AC-130J hứa hẹn là vũ khí lợi hại của đặc nhiệm Mỹ.
AC-130J hứa hẹn là vũ khí lợi hại của đặc nhiệm Mỹ.

“Hung thần đáng sợ” AC-130 của Không quân Mỹ

“Hung thần đáng sợ” AC-130 của Không quân Mỹ
AC-130 bắt đầu phát triển từ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ dùng chúng để tấn công xe vận tải bộ đội Việt Nam trên đường Trường Sơn. AC-130 được sửa đổi từ máy bay vận tải C-130 nên vẫn giữ lại nhiều đặc điểm như vẻ bề ngoài, trần bay, tầm hoạt động và khả năng vận tải.
AC-130 bắt đầu phát triển từ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ dùng chúng để tấn công xe vận tải bộ đội Việt Nam trên đường Trường Sơn. AC-130 được sửa đổi từ máy bay vận tải C-130 nên vẫn giữ lại nhiều đặc điểm như vẻ bề ngoài, trần bay, tầm hoạt động và khả năng vận tải.

Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 đã phá hủy hàng nghìn phương tiện vận tải của bộ đội Việt Nam. AC-130 trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất cho phép công phá các công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải.
Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 đã phá hủy hàng nghìn phương tiện vận tải của bộ đội Việt Nam. AC-130 trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất cho phép công phá các công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải.

AC-130 có những khẩu súng Vulcan 6 nòng cỡ 20mm có khả năng bắn 6.000 viên/phút.
AC-130 có những khẩu súng Vulcan 6 nòng cỡ 20mm có khả năng bắn 6.000 viên/phút.

Ngoài ra, AC-130 cũng được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40mm.
Ngoài ra, AC-130 cũng được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40mm.

Trong ảnh là AC-130 tham chiến ở Fallujah (Iraq). AC-130 bay vòng quanh chiến trường và khai hỏa từ phía bên trái.
Trong ảnh là AC-130 tham chiến ở Fallujah (Iraq). AC-130 bay vòng quanh chiến trường và khai hỏa từ phía bên trái.

Những khẩu pháo 40mm khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân.
Những khẩu pháo 40mm khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân.

Bên cạnh những khẩu Bofors, về phía bên phải là pháo cỡ nòng 105mm – vũ khí mạnh nhất của AC-130.
Bên cạnh những khẩu Bofors, về phía bên phải là pháo cỡ nòng 105mm – vũ khí mạnh nhất của AC-130.

Sau mỗi phát bắn, những khẩu pháo đều cần nạp đạn. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện, họ có thể bắn 10 phát/phút.
 Sau mỗi phát bắn, những khẩu pháo đều cần nạp đạn. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện, họ có thể bắn 10 phát/phút.

AC-130 có phi hành đoàn 13 người bao gồm: phi công, pháo thủ vận hành pháo 20/40/105mm.
AC-130 có phi hành đoàn 13 người bao gồm: phi công, pháo thủ vận hành pháo 20/40/105mm.

Hệ thống điện tử tinh vi giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm.
Hệ thống điện tử tinh vi giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm.

Pháo thủ quan sát màn hình và theo dõi mục tiêu dễ dàng nhờ vào hệ thống cảm biến ảnh nhiệt.
Pháo thủ quan sát màn hình và theo dõi mục tiêu dễ dàng nhờ vào hệ thống cảm biến ảnh nhiệt.

Hệ thống cảm biến tinh vi cũng giúp pháo thủ trên AC-130 nhận diện được mục tiêu trước khi tiêu diệt.
Hệ thống cảm biến tinh vi cũng giúp pháo thủ trên AC-130 nhận diện được mục tiêu trước khi tiêu diệt.

Khi AC-130 khai hỏa, nó có thể tạo ra một vệt sáng kéo dài từ máy bay tới vị trí của đối phương.
Khi AC-130 khai hỏa, nó có thể tạo ra một vệt sáng kéo dài từ máy bay tới vị trí của đối phương.

AC-130 có tốc độ bay khá chậm khoảng 482 km/h và trần bay 9.144 m.
AC-130 có tốc độ bay khá chậm khoảng 482 km/h và trần bay 9.144 m.

Do tốc độ chậm, thân hình to lớn nên AC-130 chủ yếu hoạt động về ban ngày để đối phó với hỏa lực tầm thấp của đối phương.
Do tốc độ chậm, thân hình to lớn nên AC-130 chủ yếu hoạt động về ban ngày để đối phó với hỏa lực tầm thấp của đối phương.

Dù đã ra đời từ khá lâu, nhưng AC-130 vẫn được Không quân Mỹ sử dụng nhiều cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất.
Dù đã ra đời từ khá lâu, nhưng AC-130 vẫn được Không quân Mỹ sử dụng nhiều cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất.

Mỹ muốn biến V-22 Osprey thành cường kích cơ

(Kiến Thức) - Mỹ muốn phát triển biến thể cường kích hạng nặng dựa trên máy bay vận tải độc đáo V-22 Osprey, tương tự như cách làm với C-130.

Mỹ muốn biến V-22 Osprey thành cường kích cơ

Tìm hiểu tấn bi kịch trên tàu ngầm Komsomolets Liên Xô (1)

(Kiến Thức) - Komsomolets là tên tàu ngầm hạt nhân lặn sâu nhất thế giới của Liên Xô, nhưng nó đã chìm xuống đáy biển năm 1989 mang theo cả vị thuyền trưởng.

Tìm hiểu tấn bi kịch trên tàu ngầm Komsomolets Liên Xô (1)
Tàu ngầm Komsomolets có nghĩa là ”Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng Sản”, nó được hạ thủy vào tháng 5/1983 tại Severodvinsk, một thành phố nằm trên bờ biển Barent với xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới.
Komsomolets dài 122m, cao 11,2m, bề ngang 8,2m và có lượng choán nước lên đến 8.000 tấn – nó thực sự là một chiếc tàu ngầm rất lớn. Komsomolets có hai lò phản ứng hạt nhân, với những thiết kế được xem như là cách mạng (làm mát bằng kim loại lỏng) nhưng thực tế thì vẫn làm mát bằng nước.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới