Ả Rập Saudi công khai sở hữu tên lửa đạn đạo Trung Quốc

(Kiến Thức) -  Ả Rập Saudi đã chính thức thừa nhận việc nước này sở hữu tên lửa đạn đạo với việc công khai mẫu tên lửa Trung Quốc DF-3 trong cuộc duyệt binh 29/4.

Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, hôm 29/4, Ả Rập Saudi lần đầu tiên công khai  tên lửa đạn đạo tầm trung Dong Feng-3 (DF-3) của mình trong lễ duyệt binh đánh dấu kết thúc cuộc tập trận lớn nhất của nước này trong năm nay.
Đây được xem như là cách Ả Rập Saudi muốn cho các nước trong khu vực cũng như thế giới biết tới lực lượng tên lửa chiến lược của họ. Bên cạnh đó truyền thông Ả Rập Saudi cũng đưa tin về trụ sở làm việc của Bộ tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược của nước này tại Riyadh được khánh thành vào năm 2010.
Tên lửa DF-3 của Ả Rập Saudi trong lễ duyệt binh hôm 29/4.
Tên lửa DF-3 của Ả Rập Saudi trong lễ duyệt binh hôm 29/4.
Dong Feng 3 hay gọi tắt là DF-3 (định danh của NATO là CSS-2) là tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu lỏng một tầng, được phát triển bởi Trung Quốc trong những năm 1960-1970.
DF-3 được trạng bị động cơ nhiên liệu lỏng YF-20 với độ tin cậy thấp. Động cơ này gồm 4 vòi phun cung cấp lực đẩy tối đa 104 tấn, thời gian cháy liên tục 130 giây. Tên lửa DF-3 có chiều dài 20,65 mét, đường kính 2,25 mét, tầm bắn thiết kế khoảng 2.650km, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân 3Mt hoặc đầu đạn thông thường, độ chính xác được đánh giá là nằm ở mức kém.
Trước đây có thông tin cho rằng vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã chuyển giao một số lượng tên lửa DF-3 không xác định cho Ả Rập Saudi kèm với các đầu đạn thông thường. Theo một số nguồn tin, rất có thể quốc gia dầu mỏ này đang sở hữu từ 30 đến 120 tên lửa loại này.
Cảnh quay trên truyền hình Ả Rập cho thấy nơi diễn ra buổi lễ trên là ở căn cứ không quân Hafr al-Batin, phía đông bắc Ả Rập Saudi với sự xuất hiện của 2 tên lửa DF-3 với các dòng chữ Latin trên thân. Các tên lửa này được đặt trên cùng một loại xe đặc chủng mang ống phóng như các bức ảnh về tên lửa DF-3 của Trung Quốc, dựa trên hình trên có thể thấy rằng các tên lửa này có tính cơ động không cao và chỉ có thể phóng đi từ bệ phóng cố định.
Tên lửa đạn đạo DF-3A của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo DF-3A của Trung Quốc.
Đã có những suy đoán rằng Ả Rập Saudi đang trong quá trình thay thế các tên lửa DF-3 sau khi xuất hiện bức ảnh Hoàng thân Fahd bin Abdullah bin Muhammad al-Saud tới thăm cơ sở chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược tại Riyadh trong nhiệm kỳ ngắn ngủi với tư cách là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vào năm 2013.
Bức ảnh trên cho thấy các sĩ quan cấp cao Ả Rập Saudi đang giới thiệu cho Hoàng thân 3 mẫu tên lửa, trong đó có một loại trông giống DF-3. Một số ý kiến cho rằng một trong hai loại còn lại là tên lửa DF-25 (NATO định danh là CSS-5) cũng do Trung Quốc chế tạo với các đầu đạn thông thường.
Vào tháng 1 năm nay, một bài viết trên tạp chí Newsweek dẫn nguồn tin tình báo đáng tin cậy cho biết Ả Rập Saudi bắt đầu thay thế các tên lửa DF-3 từ năm 2007, với việc mua tên lửa dùng nhiên liệu rắn DF-25. Theo nguồn tin này, Mỹ đã bí mật thông qua việc chuyển giao sau khi các chuyên gia của CIA kiểm tra tên lửa và xác nhận rằng chúng không được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân.
Hình ảnh hiếm hoi về tên lửa DF-25.
Hình ảnh hiếm hoi về tên lửa DF-25.
Trong lễ duyệt binh trên còn có sự xuất hiện của một số loại vũ khí mới khác của Ả Rập Saudi, có thể kể tới như các loại xe bọc thép chống mìn (M-ATV), thiết giáp chở quân M113 được trang bị tên lửa chống tăng TOW M901A được nâng cấp bởi công ty quốc phòng FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng tham mưa trưởng Quân đội Ả Rập Saudi - ông Hussain al-Qubail cho biết, việc tiến hành cuộc tập trận trên nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội nước này trước các âm mưu phá hoại cũng như tấn công từ các quốc gia thù địch. Ông này còn cho biết thêm, hành động trên không nhằm đe dọa vào bất cứ quốc gia nào và nó không phải chính sách quốc phòng Ả Rập Saudi theo đuổi.

Vũ khí Trung Quốc ngày càng hút khách

Trong nhiều năm, vũ khí Nga, Mỹ luôn bán chạy nhất thế giới nhưng những năm gần đây, 2 "ông lớn" đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.

Với ưu điểm giá rẻ, sở hữu nhiều tính năng "khủng", vũ khí Trung Quốc được nhiều quốc gia ưa chuộng, tập trung ở những nước châu Phi và Trung Đông.

Một ví dụ điển hình là máy bay không người lái của Trung Quốc được biết đến với hiệu suất và độ tin cậy cao nhưng có giá rẻ hơn so với thiết kế của các nước phương Tây.

Tên lửa Ả Rập Saudi đưa Israel, Iran vào tầm ngắm

(Kiến Thức) - Theo báo cáo của Jane’s Intelligence Review, các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 của Ả Rập Saudi đưa Israel và Iran vào tầm ngắm.

Tờ Jerusalem Post của Israel dẫn nguồn Tạp chí Jane’s Intelligence Review, đã xác nhận được một căn cứ tên lửa chưa bao giờ công khai tại sa mạc Ả Rập Saudi (cách thủ đô Riyadh về phía Tây Nam khoảng 200km). Và có dấu hiệu cho thấy, mục tiêu của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 (Đông Phong 3) tại căn cứ này là Iran và Israel.

Tin mới