9 nơi khắc nghiệt nhất thế giới

Từ sa mạc nóng nhất cho đến thị trấn ô nhiễm nhất, những vùng đất này được coi là nơi có điều kiện sống kém nhất trên thế giới.

9 nơi khắc nghiệt nhất thế giới

Nơi nóng nhất: Araouane, Mali: Địa điểm này được bao quanh bởi sa mạc cằn cỗi và những cơn bão cát dữ dội gọi là “harmattan”. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 46 độ C, hầu như không có mưa rơi. Mặc dù điều kiện khí hậu khắc nghiệt, Araouane lại là trung tâm giao thông quan trọng để khai thác và vận chuyển muối, thế nên nơi này vẫn có cư dân tập trung sinh sống. Ảnh: Sahara Overland.

Nơi lạnh lẽo nhất: Oymyakon, CH Sakha (Nga): Làng Oymyakon, nơi sinh sống của khoảng 500 cư dân, được xem là địa điểm lạnh nhất trên thế giới. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông của nơi này là âm 50 độ C, ban ngày chỉ kéo dài trong 3 tiếng. Tại quảng trường thị trấn, nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là âm 71,2 độ C vào năm 1924. Tuy nhiên, khi mùa hè đến, khí hậu sẽ ấm dần lên và có lúc lên đến 34 độ C. Ảnh: Wired.

Nơi khô hạn nhất: Arica, sa mạc Atacama (Chile): Nhiều nơi ở sa mạc Atacama không có mưa suốt 500 năm. Ngay tại thành phố Arica, lượng mưa trung bình mỗi năm cũng chỉ đạt 0,761 mm, và đây được xem là địa điểm khô hạn nhất trên thế giới. Dù vậy, dân số nơi này đã vượt quá 220.000 người. Lý do vì Arica là thành phố cảng sắm vai trò kinh tế quan trọng, nằm cạnh đường cao tốc Pan-American, gần hai thung lũng trái cây Azapa và Lluta. Ảnh: Encircle Photos.

Nơi ô nhiễm nhất: La Oroya, Peru: Đây là nơi tập trung các hoạt động luyện kim thuộc sở hữu của Doe Run Peru, chủ nhân chính của thành phố. Họ sản xuất các kim loại như vàng, bạc, bismuth và cadmium. Vào năm 2007, La Oroya được Viện Công nghiệp Blacksmith Institute xác nhận là một trong những nơi ô nhiễm nhất hành tinh. Đối với khoảng 25.000 cư dân tại đây, cuộc sống thực sự khủng khiếp vì hàm lượng asen, chì và lưu huỳnh dioxide trong không khí luôn ở mức cao. Không chỉ vậy, mưa axit còn phá huỷ hết thảm thực vật bao quanh khu vực. Ảnh: Mongabay.

Nơi nguy hiểm nhất: Vanuatu, Nam Thái Bình Dương: Theo xếp hạng trong “Chỉ số rủi ro thế giới” của Liên Hợp Quốc, quần đảo Vanuatu nằm ở Nam Thái Bình Dương chính là nơi nguy hiểm nhất mà con người có thể sinh sống. Núi lửa, động đất, sóng thần đều xảy ra ở Vanuatu. Dữ liệu vệ tinh cũng cho thấy mực nước biển đã tăng khoảng 6 mm mỗi năm xung quanh Vanuatu kể từ năm 1993, và nhiệt độ trung bình dự kiến sẽ tăng thêm một độ C vào năm 2030 do biến đổi khí hậu. Ảnh: Vanuatu.

Nơi biệt lập nhất: Tristan de Cunha, Nam Đại Tây Dương: Nơi xa xôi này hiện là nơi sinh sống của khoảng 246 cư dân. Nơi đây cách biệt hoàn toàn với thế giới bởi không đủ chỗ cho máy bay hạ cánh. Cách duy nhất để tiếp cận hòn đảo là di chuyển bằng thuyền. Nhưng hành trình sẽ mất đến 6 ngày từ Nam Phi, với khoảng cách 2.430 km. Ảnh: Smithsonian Magazine.

Nơi mật độ dân cư đông đúc nhất: Manila, Philipppines: Với mật độ dân số ước tính vào khoảng 42.857 người trên/km2, thủ đô Philippines chính là một trong những nơi đông đúc nhất trên thế giới. Nền kinh tế phát triển vượt bậc trong 50 năm qua đã dẫn đến sự gia tăng dân số, ô nhiễm không khí, tiếng ồn và các vấn đề giao thông nghiêm trọng. Số lượng bất động sản trong thành phố cũng không đủ để cung cấp chỗ ở cho người dân, tạo ra tình hình quá tải khó giải quyết tại quốc gia này. Ảnh: ABS-CBN.

Nơi ẩm ướt nhất: Mawsynram, bang Meghalaya (Ấn Độ): Theo sách kỷ lục Guinness, Mawsynram được liệt kê là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất trên thế giới, với khoảng 11.873 mm/năm. Mưa rơi liên tục không ngừng nên cây cối ở đây luôn xanh tươi, rậm rạp. Người dân di chuyển dưới những cơn mưa bằng một vật dụng có hình dáng giống mai rùa, gọi là “Knups”. Ảnh: Amazing India Blog.

Nơi cao nhất: La Rinconada, Peru: Thị trấn La Rinconada nằm trên đỉnh núi Ananea thuộc dãy Andes, với độ cao 5.100 so với mực nước biển, là nơi ở của hơn 50.000 cư dân. Bao xung quanh khu vực là những mỏ vàng tự nhiên chưa được kiểm soát và khai thác. Nghe rất hấp dẫn, nhưng nếu bạn muốn ghé thăm nơi này thì nên suy nghĩ lại. Bên trong thị trấn không có khách sạn, bạn phải mất nhiều ngày đi bộ qua những con đường rải sỏi. Chưa kể khi lên đến độ cao 3.000 m, khả năng lớn là bạn sẽ bắt đầu thấy khó thở do chứng say độ cao. Ảnh: Business Insider.

Nhiều sa mạc chết chóc nhưng ẩn chứa vẻ đẹp tuyệt vời

(Kiến Thức) - Namib nằm cạnh biển, Sahara với những dãy núi và những ngọn đồi hay Simpson cát đỏ được cho là những sa mạc đẹp nhất thế giới và cũng là nơi ẩn chứa sự khắc nghiệt nhất của khí hậu trên thế giới.

Nhiều sa mạc chết chóc nhưng ẩn chứa vẻ đẹp tuyệt vời
Nhieu sa mac chet choc nhung an chua ve dep tuyet voi
 Sa mạc Syria, trải rộng ở Syria, Jordan, Saudi Arabia. Đây là sa mạc kết hợp giữa những đồng cỏ bằng phẳng và sa mạc thực sự. Những đồng cỏ được phủ xanh, trong khi phần sa mạc lại thực sự là những vùng cát khô cằn. Cảnh quan của nó còn là những dòng dung nham và các mỏ phosphate, dầu mỏ và khí butane được phát hiện ở đây.

Những bất ngờ chỉ có ở sa mạc trăm năm không mưa

Được ví như cảnh quan Hỏa tinh trên Trái Đất, sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama là đề tài nghiên cứu mà nhiều nhà khoa học quan tâm.

Những bất ngờ chỉ có ở sa mạc trăm năm không mưa

Nhung bat ngo chi co o sa mac tram nam khong mua

Trải dài hơn 965 km ở miền Bắc Chile, sa mạc Atacama sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp, thu hút nhiều du khách khắp thế giới ghé thăm. Vùng đất này khác biệt với những nơi khác bởi kiểu thời tiết, địa hình độc đáo. Một số khu vực của sa mạc nhận được nhiều mưa, tạo nên hệ sinh thái đa dạng.

Nhung bat ngo chi co o sa mac tram nam khong mua-Hinh-2

Dù có mưa, nơi đây vẫn là sa mạc khô cằn nhất: Từ khi các trạm thời tiết được thiết lập ở Atacama, một số tại đây chưa từng xuất hiện một giọt mưa. Các nhà nghiên cứu ước tính mưa đã không xuất hiện suốt từ năm 1570 đến năm 1971. Trong vài thế kỷ, những khu vực này không có bất kỳ loại nước nào. Những phần của sa mạc như Iquique và Arica nhận được lượng mưa lên đến 3 mm mỗi năm.

Trên Trái đất có nhiều địa điểm giống sao Hỏa đến bất ngờ

Những địa điểm kỳ lạ này mang những đặc điểm giống với hành tinh Đỏ đến bất ngờ. Điều này vừa giúp cho nghiên cứu vừa cho chúng ta cơ hội ngắm cảnh quan sao Hỏa ngay trên Trái đất. 

Trên Trái đất có nhiều địa điểm giống sao Hỏa đến bất ngờ
Tren Trai dat co nhieu dia diem giong sao Hoa den bat ngo
 Sa mạc Atacama khô cằn đến mức gần như không có sự sống, hệt như một ‘sao Hỏa thu nhỏ' nằm giữa Trái đất. Các nhà khoa học do NASA tài trợ đã dành bốn tuần ở Atacama nghiên cứu tình trạng khan hiếm sự sống ở nơi đây để tìm ra dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa. Sa mạc này đã trở thành nơi các robot hoàn thiện các kỹ năng phát hiện dạng sống, giúp ích trong việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới