9 nhà khoa học nữ làm thay đổi thế giới

9 nhà khoa học nữ làm thay đổi thế giới

Trong thế kỷ thứ 19, 20, các nhà khoa học nữ này đã có những công trình nghiên cứu lớn góp phần vào sự phát triển của nhân loại.

Bà Marie Curie (7/11/1876- 4/7/1934), người Ba Lan, có nhiều đóng góp cho nền khoa học thế giới. Bà theo học tại Sorbonne, sau đó trở thành trưởng khoa vật lý của trường vào đầu những năm 1900. Khi ấy rất ít  phụ nữ theo học hoặc dạy khoa học tại các trường đại học châu Âu. Marie Curie và chồng cùng giành giải thưởng Nobel năm 1903.
Bà Marie Curie (7/11/1876- 4/7/1934), người Ba Lan, có nhiều đóng góp cho nền khoa học thế giới. Bà theo học tại Sorbonne, sau đó trở thành trưởng khoa vật lý của trường vào đầu những năm 1900. Khi ấy rất ít phụ nữ theo học hoặc dạy khoa học tại các trường đại học châu Âu. Marie Curie và chồng cùng giành giải thưởng Nobel năm 1903.
Nhà Vật lý Maria Goeppert-Mayer (1906-1972) là người Đức di cư sang Mỹ. Bà học tại trường Johns Hopkins vào đúng đại khủng hoảng kinh tế tại Mỹ. Bà là nhà khoa học nữ nhiều đóng góp về tính toán trọng lực trong vật lý hiện đại.
Nhà Vật lý Maria Goeppert-Mayer (1906-1972) là người Đức di cư sang Mỹ. Bà học tại trường Johns Hopkins vào đúng đại khủng hoảng kinh tế tại Mỹ. Bà là nhà khoa học nữ nhiều đóng góp về tính toán trọng lực trong vật lý hiện đại.
Bà Jane Cooke Wright (SN 1919) là một trong những nữ bác sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên. Bà là nhà nghiên cứu về bệnh ung thư tại Harvard thử nghiệm phương pháp điều trị hóa trị cá nhân cho các bệnh nhân ung thư, mở ra hướng điều trị quan trọng trong y học hiện đại.
Bà Jane Cooke Wright (SN 1919) là một trong những nữ bác sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên. Bà là nhà nghiên cứu về bệnh ung thư tại Harvard thử nghiệm phương pháp điều trị hóa trị cá nhân cho các bệnh nhân ung thư, mở ra hướng điều trị quan trọng trong y học hiện đại.
Bà Barbara McClintock (16/6/1902 - 2/9/1992) là nhà khoa học di truyền học tế bào người Mỹ được trao giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1983. Bà McClintock nghiên cứu về cấu trúc gene của ngô, đặc biệt là sự hoán vị gene làm thay đổi vị trí trên nhiễm sắc thể.
Barbara McClintock (16/6/1902 - 2/9/1992) là nhà khoa học di truyền học tế bào người Mỹ được trao giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1983. Bà McClintock nghiên cứu về cấu trúc gene của ngô, đặc biệt là sự hoán vị gene làm thay đổi vị trí trên nhiễm sắc thể.
Nhà thần kinh học Rita Levi-Montalcini Rita Levi-Montalcini (22/4/1909 - 30/12/2012) đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986 cho công trình phát hiện ra nhân tố tăng trưởng thần kinh.
Nhà thần kinh học Rita Levi-Montalcini Rita Levi-Montalcini (22/4/1909 - 30/12/2012) đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986 cho công trình phát hiện ra nhân tố tăng trưởng thần kinh.
Mae C. Jemison là nữ phi hành gia người Mỹ gốc Phi đầu tiên. Năm 1992, bà trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên tham gia du hành vũ trụ và là thành viên phi hành đoàn trên con tàu không gian Endeavour. Trước khi tham gia chương trình không gian, bà là bác sĩ y khoa từng phục vụ trong Quân đoàn Hòa bình ở Sierra Leone và Liberia.
Mae C. Jemison là nữ phi hành gia người Mỹ gốc Phi đầu tiên. Năm 1992, bà trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên tham gia du hành vũ trụ và là thành viên phi hành đoàn trên con tàu không gian Endeavour. Trước khi tham gia chương trình không gian, bà là bác sĩ y khoa từng phục vụ trong Quân đoàn Hòa bình ở Sierra Leone và Liberia.
Bà Rachel Louise Carson (27/5/1907 – 14/4/1964) là nhà động vật học và sinh học biển. Bà sinh tại Pittsburgh, Hoa Kỳ. Tác phẩm nổi tiếng của bà, Mùa xuân vắng lặng (Silent Spring), được ghi nhận là xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Rachel Carson được truy tặng huân chương tổng thống về tự do (Presidential Medal of Freedom).
Bà Rachel Louise Carson (27/5/1907 – 14/4/1964) là nhà động vật học và sinh học biển. Bà sinh tại Pittsburgh, Hoa Kỳ. Tác phẩm nổi tiếng của bà, Mùa xuân vắng lặng (Silent Spring), được ghi nhận là xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Rachel Carson được truy tặng huân chương tổng thống về tự do (Presidential Medal of Freedom).
Giáo sư Jocelyn Bell Burnell (1943) là nhà Vật lý thiên văn học. Bà có khám phá được coi là quan trọng nhất thế kỷ XX về các xung vô tuyến Pulsar. Pulsar là sản phẩm của vụ nổ siêu tân tinh, thứ kiến tạo ra sự sống khắp vũ trụ. Thế nhưng, bà bị “ngó lơ” trong giải thưởng Nobel Vật Lý năm 1974, mặc dù hai học giả nam cùng làm việc với bà nhận đồng giải thưởng.
Giáo sư Jocelyn Bell Burnell (1943) là nhà Vật lý thiên văn học. Bà có khám phá được coi là quan trọng nhất thế kỷ XX về các xung vô tuyến Pulsar. Pulsar là sản phẩm của vụ nổ siêu tân tinh, thứ kiến tạo ra sự sống khắp vũ trụ. Thế nhưng, bà bị “ngó lơ” trong giải thưởng Nobel Vật Lý năm 1974, mặc dù hai học giả nam cùng làm việc với bà nhận đồng giải thưởng.
Bà Gertrude Belle Elion (23/1/1918 - 21/2/1999) là nhà hóa sinh và nhà dược học người Mỹ. Bà đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1988. Bà là người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển các loại thuốc để điều trị bệnh bạch cầu và ngăn ngừa đào thải ghép thận.
Bà Gertrude Belle Elion (23/1/1918 - 21/2/1999) là nhà hóa sinh và nhà dược học người Mỹ. Bà đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1988. Bà là người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển các loại thuốc để điều trị bệnh bạch cầu và ngăn ngừa đào thải ghép thận.

GALLERY MỚI NHẤT