8 thi hài người nổi tiếng “chu du thiên hạ”

8 thi hài người nổi tiếng “chu du thiên hạ”

(Kiến Thức) - Vì một số lý do, bộ phận sinh dục của hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte lưu lạc khắp nơi từ Anh, Pháp rồi đến Mỹ.

Alexandros Đại đế - vị vua xứ Macedonia được đánh giá là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất lịch sử. Khi qua đời vào năm 323 TCN ở tuổi 33, thi thể của Alexandros được đưa đến thành phố Ai Cập cổ Memphis và yên nghỉ tại đó trong suốt hai thập kỷ. Sau đó, thi hài của ông được chuyển đến Alexandria.
Alexandros Đại đế - vị vua xứ Macedonia được đánh giá là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất lịch sử. Khi qua đời vào năm 323 TCN ở tuổi 33, thi thể của Alexandros được đưa đến thành phố Ai Cập cổ Memphis và yên nghỉ tại đó trong suốt hai thập kỷ. Sau đó, thi hài của ông được chuyển đến Alexandria.
Đến cuối thế kỷ thứ III, thi hài của ông một lần nữa được khai quật và chuyển đến ngôi mộ khác. Kể từ khi chuyển đến nơi an nghỉ mới, nhiều hoàng đế La Mã như Julius Caesar, Caligula và Augustus thường xuyên lui tới chào hỏi ông. Có một lần, khi hoàng đế Augustus hôn thi hài của Alexandros Đại đế đã vô tình làm rơi mất xương mũi của nhà quân sự tài ba.
Đến cuối thế kỷ thứ III, thi hài của ông một lần nữa được khai quật và chuyển đến ngôi mộ khác. Kể từ khi chuyển đến nơi an nghỉ mới, nhiều hoàng đế La Mã như Julius Caesar, Caligula và Augustus thường xuyên lui tới chào hỏi ông. Có một lần, khi hoàng đế Augustus hôn thi hài của Alexandros Đại đế đã vô tình làm rơi mất xương mũi của nhà quân sự tài ba.
Nhà triết học Thomas Paine (Anh) là người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển và là một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng. Năm 1809, ông qua đời và không được chôn cất theo nghi lễ dành cho một tín đồ phái giáo hữu ở Mỹ bởi vì khi còn sống, ông có những phát biểu “đụng chạm” đến một số vấn đề tôn giáo.
Nhà triết học Thomas Paine (Anh) là người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển và là một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng. Năm 1809, ông qua đời và không được chôn cất theo nghi lễ dành cho một tín đồ phái giáo hữu ở Mỹ bởi vì khi còn sống, ông có những phát biểu “đụng chạm” đến một số vấn đề tôn giáo.
Chính vì vậy, thi hài của Thomas Paine được chôn cất ngay tại trang trại của ông ở New York. 10 năm sau, nhà phê bình ủng hộ quan điểm, lập trường của Thomas Paine là William Cobbett đã đào mộ của ông lên và đưa thi hài đó đến Liverpool, Anh. Tuy nhiên, Cobbett cũng không thể làm được một lễ tang xứng tầm với tên tuổi của nhà hiền triết trên.
Chính vì vậy, thi hài của Thomas Paine được chôn cất ngay tại trang trại của ông ở New York. 10 năm sau, nhà phê bình ủng hộ quan điểm, lập trường của Thomas Paine là William Cobbett đã đào mộ của ông lên và đưa thi hài đó đến Liverpool, Anh. Tuy nhiên, Cobbett cũng không thể làm được một lễ tang xứng tầm với tên tuổi của nhà hiền triết trên.
Thi thể của Thomas Paine bị nhét vào trong một thân cây. Sau khi ông Cobbett qua đời, bộ xương của nhà hiền triết trên bị người ta lấy ra làm ghế ngồi trong một tiệm may. Đến năm 1864, một bộ trưởng Anh đã nói với công chúng rằng, ông có hộp sọ và xương bàn tay của nhà triết học Paine. Nhưng điều không may đã xảy ra là con trai của ông đã vứt chúng đi.
Thi thể của Thomas Paine bị nhét vào trong một thân cây. Sau khi ông Cobbett qua đời, bộ xương của nhà hiền triết trên bị người ta lấy ra làm ghế ngồi trong một tiệm may. Đến năm 1864, một bộ trưởng Anh đã nói với công chúng rằng, ông có hộp sọ và xương bàn tay của nhà triết học Paine. Nhưng điều không may đã xảy ra là con trai của ông đã vứt chúng đi.
Sau nhiều năm tháng tìm kiếm, một nhà hoạt động theo chủ nghĩa bãi nô ủng hộ đường lối của Thomas Paine đã tìm thấy một phần của xương sọ của nhà hiền triết và đem về chôn cất tại trang trại của Paine ở New York. Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy những mảnh xương còn lại của Thomas Paine.
Sau nhiều năm tháng tìm kiếm, một nhà hoạt động theo chủ nghĩa bãi nô ủng hộ đường lối của Thomas Paine đã tìm thấy một phần của xương sọ của nhà hiền triết và đem về chôn cất tại trang trại của Paine ở New York. Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy những mảnh xương còn lại của Thomas Paine.
Năm 1821, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày trong thời gian bị lưu đày tại Anh. Mãi đến 20 năm sau, thi hài của ông mới được đưa trở về quê nhà.
Năm 1821, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày trong thời gian bị lưu đày tại Anh. Mãi đến 20 năm sau, thi hài của ông mới được đưa trở về quê nhà.
Trong một lần khám nghiệm tử thi, các bác sĩ phẫu thuật được cho là hung thủ đã cắt bộ phận sinh dục của vị hoàng đế vĩ đại trên và xếp nó chung cùng một số đồ dùng khác của Napoleon. Sau đó, người ta đem bán đấu giá bộ sưu tập này tại London vào năm 1916.
Trong một lần khám nghiệm tử thi, các bác sĩ phẫu thuật được cho là hung thủ đã cắt bộ phận sinh dục của vị hoàng đế vĩ đại trên và xếp nó chung cùng một số đồ dùng khác của Napoleon. Sau đó, người ta đem bán đấu giá bộ sưu tập này tại London vào năm 1916.
Đến năm 1927, bộ phận sinh dục của Napoleon được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Pháp ở thành phố New York.
Đến năm 1927, bộ phận sinh dục của Napoleon được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Pháp ở thành phố New York.
Không hiểu vì sao, bộ phận sinh dục của vị hoàng đế Pháp liên tục chuyển qua tay nhiều người. Đến những năm 1970, nó thuộc sở hữu của một bác sĩ niệu khoa người Mỹ. Người này đã mua và cất nó trong va li. Ông đặt nó bên dưới giường của mình cho đến khi ông qua đời vào năm 2007. Sau đó, con gái của ông đã thừa kế “của quý” của hoàng đế Napoleon.
Không hiểu vì sao, bộ phận sinh dục của vị hoàng đế Pháp liên tục chuyển qua tay nhiều người. Đến những năm 1970, nó thuộc sở hữu của một bác sĩ niệu khoa người Mỹ. Người này đã mua và cất nó trong va li. Ông đặt nó bên dưới giường của mình cho đến khi ông qua đời vào năm 2007. Sau đó, con gái của ông đã thừa kế “của quý” của hoàng đế Napoleon.
Trước khi mất 25 năm, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven đã viết một bức thư than phiền về tình trạng sức khỏe của mình. Khi đó, ông đã yêu cầu hậu thế rằng, khi ông qua đời, cơ quan chức năng công khai nguyên nhân cái chết của ông với toàn thể dân chúng.
Trước khi mất 25 năm, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven đã viết một bức thư than phiền về tình trạng sức khỏe của mình. Khi đó, ông đã yêu cầu hậu thế rằng, khi ông qua đời, cơ quan chức năng công khai nguyên nhân cái chết của ông với toàn thể dân chúng.
Do đó, khi ông qua đời vào năm 1827, nhân viên pháp y đã tiến hành khám nghiệm tử thi và cho biết nguyên nhân cái chết của thiên tài trên là do chứng bệnh cổ trướng. Căn bệnh này phát triển rất nghiêm trọng khiến Beethoven thiệt mạng. Trong ảnh là khuôn mặt Beethoven khi được khám nghiệm tử thi.
Do đó, khi ông qua đời vào năm 1827, nhân viên pháp y đã tiến hành khám nghiệm tử thi và cho biết nguyên nhân cái chết của thiên tài trên là do chứng bệnh cổ trướng. Căn bệnh này phát triển rất nghiêm trọng khiến Beethoven thiệt mạng. Trong ảnh là khuôn mặt Beethoven khi được khám nghiệm tử thi.
Khi đó, bác sĩ Johann Wagner là người “mổ xẻ” hộp sọ của nhà soạn nhạc Beethoven nhưng do tay nghề còn non nên khi ghép nối, các mảnh xương sọ đã không còn khớp với nhau như trước nữa. Sự thật kinh hoàng trên được phát hiện sau một cuộc khai quật diễn ra vào năm 1863. Không những vậy, bác sĩ Johann Wagner cũng đã cắt bỏ các xương tai của thiên tài, có lẽ là để nghiên cứu tình trạng mất thính lực của Beethoven. Vì vậy, những mẩu xương tai đó cũng lưu lạc khắp nơi. Trong ảnh là mặt nạ được chế tạo mô phỏng theo khuôn mặt của Beethoven.
Khi đó, bác sĩ Johann Wagner là người “mổ xẻ” hộp sọ của nhà soạn nhạc Beethoven nhưng do tay nghề còn non nên khi ghép nối, các mảnh xương sọ đã không còn khớp với nhau như trước nữa. Sự thật kinh hoàng trên được phát hiện sau một cuộc khai quật diễn ra vào năm 1863. Không những vậy, bác sĩ Johann Wagner cũng đã cắt bỏ các xương tai của thiên tài, có lẽ là để nghiên cứu tình trạng mất thính lực của Beethoven. Vì vậy, những mẩu xương tai đó cũng lưu lạc khắp nơi. Trong ảnh là mặt nạ được chế tạo mô phỏng theo khuôn mặt của Beethoven.
Mặc dù người ta chôn cất cẩn thận thi hài của nhà soạn nhạc tài ba nhưng các chuyên gia vẫn tìm thấy một vài mảnh xương vãi trên đất và trong các vật dụng cá nhân của một nhà nhân chủng học vào cuối năm 1945. Đến năm 2005, các nhà nghiên cứu lại phát hiện những sợi tóc của Beethoven ở California (Mỹ) thông qua xét nghiệm ADN.
Mặc dù người ta chôn cất cẩn thận thi hài của nhà soạn nhạc tài ba nhưng các chuyên gia vẫn tìm thấy một vài mảnh xương vãi trên đất và trong các vật dụng cá nhân của một nhà nhân chủng học vào cuối năm 1945. Đến năm 2005, các nhà nghiên cứu lại phát hiện những sợi tóc của Beethoven ở California (Mỹ) thông qua xét nghiệm ADN.
Nhà thơ lãng mạn người Anh Lord Byron qua đời tại Hy Lạp vào năm 1824. Khi đó, quan chức Anh đề xuất việc chôn cất ông trên đỉnh ngôi đền Parthenon nhưng cuối cùng thi hài của ông được ướp xác và mang trở về cố quốc - Vương quốc Anh.
Nhà thơ lãng mạn người Anh Lord Byron qua đời tại Hy Lạp vào năm 1824. Khi đó, quan chức Anh đề xuất việc chôn cất ông trên đỉnh ngôi đền Parthenon nhưng cuối cùng thi hài của ông được ướp xác và mang trở về cố quốc - Vương quốc Anh.
Trước khi trở về quê nhà, thi hài của ông bị các bác sĩ pháp y mổ xẻ, phân tích không rõ nhằm mục đích gì. Thêm vào đó, trước khi qua đời, Byron cũng không muốn thi thể của ông bị dao kéo đụng chạm. Điều này đã đi ngược lại mong muốn của người quá cố.
Trước khi trở về quê nhà, thi hài của ông bị các bác sĩ pháp y mổ xẻ, phân tích không rõ nhằm mục đích gì. Thêm vào đó, trước khi qua đời, Byron cũng không muốn thi thể của ông bị dao kéo đụng chạm. Điều này đã đi ngược lại mong muốn của người quá cố.
Bất chấp điều đó, 5 bác sĩ mổ lấy não, tim, phổi và ruột của nhà thơ Byron. Sau đó, họ đặt chúng vào các bình ướp trước khi khâu lại cơ thể, ướp xác rồi mới chuyển thi hài ông về quê nhà. Khi còn sống, ông được ví như chàng lãng tử đa tình Casanova. Do đó, khi tạ thế, thi hài Byron không được đặt trong Góc thi sĩ của tu viện Westminster Abbey ở Luân Đôn (Anh) bởi vì ông có những tai tiếng với phụ nữ. Sau cùng, thi hài của ông được chuyển đến khu mộ của gia đình Byron ở thành phố Hucknall.
Bất chấp điều đó, 5 bác sĩ mổ lấy não, tim, phổi và ruột của nhà thơ Byron. Sau đó, họ đặt chúng vào các bình ướp trước khi khâu lại cơ thể, ướp xác rồi mới chuyển thi hài ông về quê nhà. Khi còn sống, ông được ví như chàng lãng tử đa tình Casanova. Do đó, khi tạ thế, thi hài Byron không được đặt trong Góc thi sĩ của tu viện Westminster Abbey ở Luân Đôn (Anh) bởi vì ông có những tai tiếng với phụ nữ. Sau cùng, thi hài của ông được chuyển đến khu mộ của gia đình Byron ở thành phố Hucknall.
Sau khi bị ám sát, tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln đã được cơ quan chức năng ướp xác và đặt trong một ngôi mộ bằng đá cẩm thạch tại Springfield, Illinois.
Sau khi bị ám sát, tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln đã được cơ quan chức năng ướp xác và đặt trong một ngôi mộ bằng đá cẩm thạch tại Springfield, Illinois.
Năm 1876, một số tên tội phạm đã lập mưu đánh cắp thi hài của cố Tổng thống Lincoln. Nhưng tên này muốn nhà chức trách thỏa mãn yêu cầu là trả tự do cho nhà điêu khắc nổi tiếng Benjamin Boyd. Đổi lại, họ sẽ giao trả thi hài của lãnh tụ nước Mỹ nguyên vẹn.
Năm 1876, một số tên tội phạm đã lập mưu đánh cắp thi hài của cố Tổng thống Lincoln. Nhưng tên này muốn nhà chức trách thỏa mãn yêu cầu là trả tự do cho nhà điêu khắc nổi tiếng Benjamin Boyd. Đổi lại, họ sẽ giao trả thi hài của lãnh tụ nước Mỹ nguyên vẹn.
Những kẻ trộm mộ đã lấy được quan tài của cố Tổng thống Lincoln nhưng chưa kịp thực hiện kế hoạch thì bị cơ quan chức năng phát hiện và đặt thi hài ông về vị trí cũ. Đến năm 1901, người ta xây dựng ngôi mộ mới cho tổng thống trên và đặt nó trong một lồng thép, bao quanh bởi những khối bê tông kiên cố và được bảo vệ kỹ lưỡng hơn.
Những kẻ trộm mộ đã lấy được quan tài của cố Tổng thống Lincoln nhưng chưa kịp thực hiện kế hoạch thì bị cơ quan chức năng phát hiện và đặt thi hài ông về vị trí cũ. Đến năm 1901, người ta xây dựng ngôi mộ mới cho tổng thống trên và đặt nó trong một lồng thép, bao quanh bởi những khối bê tông kiên cố và được bảo vệ kỹ lưỡng hơn.
Năm 1978, chỉ hai tháng sau khi được chôn cất, thi hài của nghệ sĩ kịch câm người Anh Charlie Chaplin (còn được mọi người biết đến với biệt danh Vua hề Sác lô) đã bị những tên trộm mộ đánh cắp khỏi một nghĩa trang ở Thụy Sĩ. Ngay lập tức, cảnh sát và cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra trong suốt 5 tuần và bắt được bọn tội phạm.
Năm 1978, chỉ hai tháng sau khi được chôn cất, thi hài của nghệ sĩ kịch câm người Anh Charlie Chaplin (còn được mọi người biết đến với biệt danh Vua hề Sác lô) đã bị những tên trộm mộ đánh cắp khỏi một nghĩa trang ở Thụy Sĩ. Ngay lập tức, cảnh sát và cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra trong suốt 5 tuần và bắt được bọn tội phạm.
Khi đó, những kẻ trộm xác nghệ sĩ kịch câm Chaplin yêu cầu vợ của ông phải đưa cho chúng một khoản tiền chuộc là 600.000 USD. Sau quá trình điều tra gắt gao, cơ quan chức năng đã bắt giữ hai thợ cơ khí chính là hung thủ đào mộ, trộm xác và đòi tiền chuộc thân nhân của nghệ sĩ lừng dang thế giới. Cuối cùng, chúng khai đã giấu thi thể của Chaplin tại một cánh đồng lúa mì cách nhà của ông khoảng một dặm.
Khi đó, những kẻ trộm xác nghệ sĩ kịch câm Chaplin yêu cầu vợ của ông phải đưa cho chúng một khoản tiền chuộc là 600.000 USD. Sau quá trình điều tra gắt gao, cơ quan chức năng đã bắt giữ hai thợ cơ khí chính là hung thủ đào mộ, trộm xác và đòi tiền chuộc thân nhân của nghệ sĩ lừng dang thế giới. Cuối cùng, chúng khai đã giấu thi thể của Chaplin tại một cánh đồng lúa mì cách nhà của ông khoảng một dặm.
Hai tên trộm xác Chaplin đã phải nhận bản án thích đáng cho tội ác đã gây ra. Sau đó, thi hài Vua hề Sác lô được an táng lại trong một ngôi mộ được xây bằng bê tông vô cùng chắc chắn với công tác an ninh đảm bảo hơn.
Hai tên trộm xác Chaplin đã phải nhận bản án thích đáng cho tội ác đã gây ra. Sau đó, thi hài Vua hề Sác lô được an táng lại trong một ngôi mộ được xây bằng bê tông vô cùng chắc chắn với công tác an ninh đảm bảo hơn.
Năm 1955, nhà vật lý người Đức Albert Einstein qua đời. Sau đó, nhà nghiên cứu bệnh học thuộc ĐH Princeton Thomas Harvey đã khám nghiệm tử thi và lấy não của Einstein nhằm lý giải bí ẩn bên trong bộ não của thiên tài khác người.
Năm 1955, nhà vật lý người Đức Albert Einstein qua đời. Sau đó, nhà nghiên cứu bệnh học thuộc ĐH Princeton Thomas Harvey đã khám nghiệm tử thi và lấy não của Einstein nhằm lý giải bí ẩn bên trong bộ não của thiên tài khác người.
Sau đó, bộ não của Albert Einstein đã được chia tách thành hơn 200 lát để nghiên cứu. Đến năm 2011, 46 lát cắt não của thiên tài vật lý Einstein được trưng bày trong Bảo tàng Y khoa Mutter tại thành phố Philadelphia, Mỹ.
Sau đó, bộ não của Albert Einstein đã được chia tách thành hơn 200 lát để nghiên cứu. Đến năm 2011, 46 lát cắt não của thiên tài vật lý Einstein được trưng bày trong Bảo tàng Y khoa Mutter tại thành phố Philadelphia, Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.