7 lầm tưởng tai hại khi “xài” tủ lạnh

7 lầm tưởng tai hại khi “xài” tủ lạnh

(Kiến Thức) - Đôi khi, bạn vô tình biến tủ lạnh thành ổ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh hoặc khiến nó "ngốn" điện thay vì tiết kiệm điện như bạn vẫn tưởng.

 1. Tính năng diệt khuẩn, khử mùi Hiện nay, dòng sản phẩm Nano Titanium, plasma có tính năng khử mùi, giữ cho tủ lạnh thanh khiết. Tuy nhiên, nói tủ lạnh diệt khuẩn không có nghĩa bạn "xài" tủ như kho để thức ăn bừa bãi, không nắp đậy và lưu trữ quá lâu. Việc nhầm tưởng tủ tự làm sạch và không vệ sinh định kỳ sẽ khiến tủ lạnh có mùi khó chịu.
1. Tính năng diệt khuẩn, khử mùi
Hiện nay, dòng sản phẩm Nano Titanium, plasma có tính năng khử mùi, giữ cho tủ lạnh thanh khiết. Tuy nhiên, nói tủ lạnh diệt khuẩn không có nghĩa bạn "xài" tủ như kho để thức ăn bừa bãi, không nắp đậy và lưu trữ quá lâu. Việc nhầm tưởng tủ tự làm sạch và không vệ sinh định kỳ sẽ khiến tủ lạnh có mùi khó chịu.
 2. Bỏ đầy thức ăn vào tủ để tiết kiệm điện. Nhiều người cho rằng để nhiều thức ăn trong tủ lạnh sẽ tiết kiệm điện, điều này chưa chính xác. Bởi nếu thực phẩm nhiều sẽ xảy ra hiện tượng hấp thu lạnh, khiến máy chạy nhiều hơn để cung cấp đủ năng lượng.
2. Bỏ đầy thức ăn vào tủ để tiết kiệm điện.
Nhiều người cho rằng để nhiều thức ăn trong tủ lạnh sẽ tiết kiệm điện, điều này chưa chính xác. Bởi nếu thực phẩm nhiều sẽ xảy ra hiện tượng hấp thu lạnh, khiến máy chạy nhiều hơn để cung cấp đủ năng lượng.
Ngoài ra, đồ ăn chật ních trong tủ lạnh khiến cho không khí lạnh không phân bổ đều đến các khay, ngăn chứa, đồ ăn dễ bị hư hỏng. Vì thế, bạn nên phân bổ thực phẩm đều, đặt đúng ngăn và trữ đúng thể tích cho phép.
Ngoài ra, đồ ăn chật ních trong tủ lạnh khiến cho không khí lạnh không phân bổ đều đến các khay, ngăn chứa, đồ ăn dễ bị hư hỏng. Vì thế, bạn nên phân bổ thực phẩm đều, đặt đúng ngăn và trữ đúng thể tích cho phép.
 3. Thức ăn nào cũng nên bảo quản bằng tủ lạnh. Không phải thức ăn nào cũng nên bỏ vào tủ lạnh. Có những loại để bên ngoài bảo quản còn tốt hơn, giữ được dinh dưỡng nhiều hơn như khoai tây, bánh mỳ, cà chua...
3. Thức ăn nào cũng nên bảo quản bằng tủ lạnh.
Không phải thức ăn nào cũng nên bỏ vào tủ lạnh. Có những loại để bên ngoài bảo quản còn tốt hơn, giữ được dinh dưỡng nhiều hơn như khoai tây, bánh mỳ, cà chua...
 4. Thức ăn bỏ vào tủ đã lâu vẫn ăn được. Không phải cứ trữ trong tủ lạnh là an toàn. Thực phẩm đã chế biến để trong tủ phải được sử dụng trong thời hạn 4 ngày. Nhiệt độ lạnh chỉ giúp làm chậm sự phân hủy hoặc tấn công của vi khuẩn; quá 4 ngày đồ ăn không còn tươi ngon và đảm bảo.
4. Thức ăn bỏ vào tủ đã lâu vẫn ăn được.
Không phải cứ trữ trong tủ lạnh là an toàn. Thực phẩm đã chế biến để trong tủ phải được sử dụng trong thời hạn 4 ngày. Nhiệt độ lạnh chỉ giúp làm chậm sự phân hủy hoặc tấn công của vi khuẩn; quá 4 ngày đồ ăn không còn tươi ngon và đảm bảo.
 5. Thức ăn còn thừa, bỏ tủ lạnh bất cứ lúc nào. Tủ lạnh có khả năng bảo quản thực phẩm đã qua chế biến rất tốt. Tuy nhiên, tối đa là 2 tiếng, bạn phải bọc đồ và cho vào tủ. Bởi sau hai tiếng, thức ăn đã bị xâm nhập vi khuẩn, việc cho vào tủ lạnh lúc này không còn tác dụng.
5. Thức ăn còn thừa, bỏ tủ lạnh bất cứ lúc nào.
Tủ lạnh có khả năng bảo quản thực phẩm đã qua chế biến rất tốt. Tuy nhiên, tối đa là 2 tiếng, bạn phải bọc đồ và cho vào tủ. Bởi sau hai tiếng, thức ăn đã bị xâm nhập vi khuẩn, việc cho vào tủ lạnh lúc này không còn tác dụng.
 6. Không cần phân loại thực phẩm trong tủ lạnh. Bạn cho rằng tủ lạnh vì chứa được nhiều thứ, nên thực phẩm nào cũng như nhau và chỉ cần "tống" vào tủ. Tuy nhiên, đồ sống và chín sẽ dễ nhiễm khuẩn chéo, gây bệnh tiêu hóa nếu bạn không phân loại và đặt chúng vào các ngăn riêng biệt.
6. Không cần phân loại thực phẩm trong tủ lạnh.
Bạn cho rằng tủ lạnh vì chứa được nhiều thứ, nên thực phẩm nào cũng như nhau và chỉ cần "tống" vào tủ. Tuy nhiên, đồ sống và chín sẽ dễ nhiễm khuẩn chéo, gây bệnh tiêu hóa nếu bạn không phân loại và đặt chúng vào các ngăn riêng biệt.
 7. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thật thấp.  Bạn cho rằng càng lạnh càng dễ bảo quản đồ ăn, nhưng điều này chưa đúng. Nếu chỉnh đến mức lạnh nhất (coldest), rau củ dễ bị đóng vảy đá và bị nẫu, úa. Nếu có thể bạn dùng nhiệt kế, nên đo mức 7–8ºC ở ngăn lạnh, ngăn đông lạnh, ở mức -18ºC đên -22º, không cần thiết điều chỉnh mức lạnh tối đa.
7. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thật thấp.
Bạn cho rằng càng lạnh càng dễ bảo quản đồ ăn, nhưng điều này chưa đúng. Nếu chỉnh đến mức lạnh nhất (coldest), rau củ dễ bị đóng vảy đá và bị nẫu, úa. Nếu có thể bạn dùng nhiệt kế, nên đo mức 7–8ºC ở ngăn lạnh, ngăn đông lạnh, ở mức -18ºC đên -22º, không cần thiết điều chỉnh mức lạnh tối đa.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.