5 vụ án được Ban Chỉ đạo Trung ương đưa vào diện theo dõi

Trong 5 vụ án đưa diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi có vụ đưa và nhận hối lộ ở Cục Lãnh sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Tân Hoàng Minh…

5 vụ án được Ban Chỉ đạo Trung ương đưa vào diện theo dõi
Ngày 27/4, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo đến nay, xác định yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới.
Khởi tố 8, kỷ luật 14 cán bộ Trung ương quản lý
Từ đầu năm đến nay, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có những chuyển biến mới trên nhiều lĩnh vực.
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quy định số 32-QĐ/TW mở rộng phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo sang cả công tác phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức;
5 vu an duoc Ban Chi dao Trung uong dua vao dien theo doi

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu kết luận cuộc họp. 

Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận số 21-KL/TW về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Bộ Chính trị đã ban hành Thông báo Kết luận số 12-KL/TW, ngày 06/4/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cho ý kiến hoàn thiện Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để trình Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII).
Các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết liệt trong chỉ đạo phát hiện, xử lý một số vụ việc nổi cộm, bức xúc, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, các cơ quan chức năng, nhất là Quân đội, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính và các thành viên Ban Chỉ đạo có nhiều nỗ lực, cố gắng, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.264 vụ/2.038 bị can, truy tố 742 vụ/1.594 bị can, xét xử sơ thẩm 737 vụ/1.567 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (trong đó khởi tố mới 125 vụ án, 259 bị can về tội tham nhũng).
Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 4 vụ án/23 bị can, khởi tố mới 7 bị can trong 3 vụ án, khởi tố bổ sung tội danh 4 bị can trong 2 vụ án; kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 5 vụ án/134 bị can; truy tố 3 vụ án/34 bị can; xét xử sơ thẩm 2 vụ án/14 bị cáo, xét xử phúc thẩm 1 vụ án/4 bị cáo.
Trong đó, đã khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp như: Vụ án xảy ra tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng; vụ án xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; "Đưa hối lộ; Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan có liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC; vụ án Tân Hoàng Minh. Đã khởi tố 8 cán bộ diện Trung ương quản lý (1 thứ trưởng; 1 nguyên thứ trưởng; 1 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; 5 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã khẩn trương kiểm tra, phát hiện, xử lý, kiến nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 14 cán bộ diện Trung ương quản lý. Qua công tác thanh tra, ngành Thanh tra đã chuyển 65 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật; qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện 13 vụ việc, 18 đối tượng tham nhũng.
Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 31 hồ sơ, báo cáo kiểm toán cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, điển hình như: Sơn La, Thanh Hóa, Phú Thọ, Khánh Hòa, An Giang, Đồng Nai, Thái Nguyên,...
Công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực tiếp tục được quan tâm.. Từ đầu năm đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 2.050 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác; cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 4.000 tỷ đồng…
5 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo
Nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, với quyết tâm cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, khẩn trương hơn, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động tấn công, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu đến hết năm 2022 kết thúc điều tra 19 vụ án, truy tố 21 vụ án, xét xử sơ thẩm 24 vụ án, xét xử phúc thẩm 06 vụ án và kết thúc xác minh, xử lý 39 vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Trong đó, tập trung điều tra, xử lý nghiêm sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như: Vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", xảy ra tại Công ty Việt Á. Vụ án "Tham ô tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng. Vụ án "Tham ô tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Các vụ án, vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước xảy ra tại TPHCM, các tỉnh Khánh Hòa, Bình Dương, Bình Thuận. Vụ án "Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Buôn lậu; Sản xuất, buôn bán hàng giả; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Đồng Nai và một số tỉnh, thành phố...
Khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm trong quý II/2022 gồm: Vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại TPHCM, các tỉnh, thành phố khác, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế và một số địa phương liên quan và vụ án "Nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển và Bộ đội Biên phòng.
Thống nhất bổ sung một số vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo: Vụ án "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan liên quan. Vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn FLC. Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh. Vụ việc sai phạm liên quan đến dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, Thành phố Hồ Chí Minh. Các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới liên quan đến Nguyễn Thị Kim Hạnh và những cán bộ, đảng viên có hành vi tiêu cực liên quan đến vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại An Giang.
Cứ có dấu hiệu vi phạm là ủy ban kiểm tra vào
Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vừa qua công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa thêm yếu tố tiêu cực vào chứ không phải chỉ có phòng, chống tham nhũng. Tiêu cực ở đây rất rộng nhưng chủ yếu là sự suy thoái về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bước đầu đã làm rõ một số vụ việc tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ từ thực tế của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã rút ra kinh nghiệm hoàn toàn đúng cả về lý luận, thực tiễn và đường lối. Đó là công tác kiểm tra của Đảng phải đi trước một bước, kiểm tra dấu hiệu vi phạm, cứ có dấu hiệu là Ủy ban kiểm tra có quyền vào kiểm tra. Đây là kinh nghiệm hay, đúng nguyên tắc, kỷ luật Đảng trước, rồi đến kỷ luật về hành chính, tiếp đến là xử lý hình sự. Điều này phù hợp với đường lối và thực tiễn đã chứng minh là đúng, có kết quả tốt.
Tổng Bí thư nhấn mạnh các vụ án đã được xử lý nghiêm nhưng cũng rất nhân văn, tài sản thu hồi lớn, nhưng cái lớn nhất vẫn là củng cố, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Nhân dân tin tưởng, trông chờ, đòi hỏi thêm ở hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. "Chúng ta càng phải làm việc này cho tốt, càng phải gương mẫu giữ gìn mình cho tốt ", Tổng Bí thư nói và lưu ý, tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, chống tham nhũng tiêu cực. Các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và nhuần nhuyễn hơn nữa...

>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng:

Nguồn: VTV1

Thanh tra các "đại dự án": Phát hiện vi phạm 80 nghìn tỷ đồng

Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng đã được phát hiện, điều tra, truy tố.

Thanh tra các "đại dự án": Phát hiện vi phạm 80 nghìn tỷ đồng
Thanh tra cac
Dự án mở rộng và cải tạo sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên đã được thanh tra, kiểm toán, điều tra toàn diện 
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết liên quan đến hoạt động chất vấn tại Quốc hội. Về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) thời gian qua, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá, nội dung này đã có bước tiến mạnh, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Nghi can tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài: Đâu là nguyên nhân?

Qua những trường hợp bỏ trốn thời gian qua, cần sớm làm rõ và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, sơ hở về pháp luật và thực thi pháp luật.

Nghi can tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài: Đâu là nguyên nhân?
Thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, rõ rệt; để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội; được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình hưởng ứng, đánh giá cao; được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, có những vụ án, các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tiến hành tố tụng đã để nghi can án trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố, truy tố xét xử.
Nhìn lại những vụ án tham nhũng đã bị phát hiện và xử lý, các chuyên gia và người dân đều hoan nghênh tinh thần không khoan nhượng của Đảng trong phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế nhất định.

Ông Vũ Văn Phúc: Càng những ông giàu có lại càng tham nhũng

“Có đồng chí nói phải tăng lương để chống tham nhũng nhưng tôi xin thưa là, càng những ông của cải giàu có rồi thì lại càng tham nhũng, chứ có phải anh ít lương nên tham nhũng đâu”, ông Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương nói.

Ông Vũ Văn Phúc: Càng những ông giàu có lại càng tham nhũng
Vẫn có trường bao che cho tham nhũng, tiêu cực

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.