5 siêu vũ khí chưa dùng đã chết yểu của QĐ Mỹ

5 siêu vũ khí chưa dùng đã chết yểu của QĐ Mỹ

(Kiến Thức) - B-70 Valkyrie hay A-12 Avenger, đều được tung hô là những siêu vũ khí của Quân đội Mỹ nhưng kết quá chúng lại chết yểu vì quá hiện đại.

AH-56 Cheyenne là mẫu  trực thăng tấn công do Lockheed chế tạo cho quân đội Mỹ vào những năm 1960. Quân đội Mỹ đặt rất nhiều tham vọng vào dự án mà khi đi vào hoạt động sẽ là trực thăng mạnh nhất thế giới, tạo ra cuộc cách mạng trong chi viện hỏa lực đường không. Ảnh: Quân đội Mỹ.
AH-56 Cheyenne là mẫu trực thăng tấn công do Lockheed chế tạo cho quân đội Mỹ vào những năm 1960. Quân đội Mỹ đặt rất nhiều tham vọng vào dự án mà khi đi vào hoạt động sẽ là trực thăng mạnh nhất thế giới, tạo ra cuộc cách mạng trong chi viện hỏa lực đường không. Ảnh: Quân đội Mỹ.
AH-56 là sự kết hợp giữa tốc độ cao và vũ khí mạnh. Trực thăng được trang bị 2 rotor ở đuôi để tăng lực đẩy. Dưới bụng lắp pháo tự động 30 mm, cánh phụ 2 bên bên có 6 điểm treo cho tên lửa chống tăng hoặc rocket. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc khai tử AH-56 vào năm 1972 vì không đáp ứng yêu cầu. Ảnh: Quân đội Mỹ.
AH-56 là sự kết hợp giữa tốc độ cao và vũ khí mạnh. Trực thăng được trang bị 2 rotor ở đuôi để tăng lực đẩy. Dưới bụng lắp pháo tự động 30 mm, cánh phụ 2 bên bên có 6 điểm treo cho tên lửa chống tăng hoặc rocket. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc khai tử AH-56 vào năm 1972 vì không đáp ứng yêu cầu. Ảnh: Quân đội Mỹ.
B-70 Valkyrie ban đầu được dự định trở thành máy bay ném bom chiến lược không đối thủ trên bầu trời. Nó được thiết kế để bay với tốc độ lên đến Mach 3 (khoảng 3.300 km/h). Ở thời điểm những năm đầu 1960, không vũ khí nào có thể ngăn chặn nó. Ảnh: USAF.
B-70 Valkyrie ban đầu được dự định trở thành máy bay ném bom chiến lược không đối thủ trên bầu trời. Nó được thiết kế để bay với tốc độ lên đến Mach 3 (khoảng 3.300 km/h). Ở thời điểm những năm đầu 1960, không vũ khí nào có thể ngăn chặn nó. Ảnh: USAF.
B-70 được trang bị tới 6 động cơ phản lực. Nhiệm vụ của nó là mang theo vũ khí hạt nhân để tấn công Liên Xô khi cần thiết. Tuy nhiên, sự ra đời của tên lửa đạn đạo liên lục địa khiến vai trò của nó trở nên lỗi thời, trong khi chi phí quá cao. Dự án bị hủy bỏ vào năm 1969, 2 mẫu thử nghiệm được chế tạo, 1,5 tỷ USD đã bị "đốt" vào dự án. Ảnh: USAF.
B-70 được trang bị tới 6 động cơ phản lực. Nhiệm vụ của nó là mang theo vũ khí hạt nhân để tấn công Liên Xô khi cần thiết. Tuy nhiên, sự ra đời của tên lửa đạn đạo liên lục địa khiến vai trò của nó trở nên lỗi thời, trong khi chi phí quá cao. Dự án bị hủy bỏ vào năm 1969, 2 mẫu thử nghiệm được chế tạo, 1,5 tỷ USD đã bị "đốt" vào dự án. Ảnh: USAF.
A-12 Avenger là dự án phi cơ tàng hình đầy tham vọng của Hải quân Mỹ vào những năm 1980. Máy bay có thiết kế khí động học quái dị hình tam giác với các khoang vũ khí bên trong thân. Nó sẽ sử dụng tính năng tàng hình để bí mật tiếp cận bờ biển đối phương và tung đòn tấn công. Ảnh đồ họa: McDonnell Douglas.
A-12 Avenger là dự án phi cơ tàng hình đầy tham vọng của Hải quân Mỹ vào những năm 1980. Máy bay có thiết kế khí động học quái dị hình tam giác với các khoang vũ khí bên trong thân. Nó sẽ sử dụng tính năng tàng hình để bí mật tiếp cận bờ biển đối phương và tung đòn tấn công. Ảnh đồ họa: McDonnell Douglas.
Tuy nhiên, dự án chứa đựng nhiều công nghệ quá phức tạp, trong khi nhà thầu chính chưa chứng minh được năng lực hoàn thành dự án. Bộ Quốc phòng Mỹ hủy dự án vào năm 1991. Sự kiện này đã góp phần khiến nhà thầu phá sản và sát nhập với Boeing vào năm 1997. Ảnh: Marvellouswings.
Tuy nhiên, dự án chứa đựng nhiều công nghệ quá phức tạp, trong khi nhà thầu chính chưa chứng minh được năng lực hoàn thành dự án. Bộ Quốc phòng Mỹ hủy dự án vào năm 1991. Sự kiện này đã góp phần khiến nhà thầu phá sản và sát nhập với Boeing vào năm 1997. Ảnh: Marvellouswings.
 Hệ thống chiến đấu tương lai (FCS) là một chương trình hiện đại hóa trang bị chiến đấu của quân đội Mỹ bắt đầu từ năm 2003. Chương trình nhằm phát triển các phương tiện chiến đấu mặt đất tối tân, trong đó lựu pháo tự hành không đường ngắm XM-1203 NLOS-C (ảnh) và nhiều vũ khí khác. Ảnh: Quân đội Mỹ.
Hệ thống chiến đấu tương lai (FCS) là một chương trình hiện đại hóa trang bị chiến đấu của quân đội Mỹ bắt đầu từ năm 2003. Chương trình nhằm phát triển các phương tiện chiến đấu mặt đất tối tân, trong đó lựu pháo tự hành không đường ngắm XM-1203 NLOS-C (ảnh) và nhiều vũ khí khác. Ảnh: Quân đội Mỹ.
Xe trinh sát - chiến đấu không người lái ARV là một phần của chương trình FCS. Tuy nhiên, phần lớn các thành phần của FCS dần bị bị khai tử do chi phí quá cao và không chứng minh được hiệu quả. Năm 2009, FCS bị hủy bỏ, quân đội Mỹ sẽ áp dụng chương trình hiện đại hóa riêng biệt cho từng loại vũ khí. Ảnh: Quân đội Mỹ.
Xe trinh sát - chiến đấu không người lái ARV là một phần của chương trình FCS. Tuy nhiên, phần lớn các thành phần của FCS dần bị bị khai tử do chi phí quá cao và không chứng minh được hiệu quả. Năm 2009, FCS bị hủy bỏ, quân đội Mỹ sẽ áp dụng chương trình hiện đại hóa riêng biệt cho từng loại vũ khí. Ảnh: Quân đội Mỹ.
Tàu kiểm soát biển (SCS) là một đề án do Đô đốc Elmo Zumwalt, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, đề xuất trong những năm 1970. Ý tưởng nhằm phát triển các tàu sân bay hạng nhẹ mang theo một số máy bay để kiểm soát các vùng biển gần Liên Xô, thay cho các tàu sân bay lớn. Ảnh đồ họa: Hải quân Mỹ.
Tàu kiểm soát biển (SCS) là một đề án do Đô đốc Elmo Zumwalt, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, đề xuất trong những năm 1970. Ý tưởng nhằm phát triển các tàu sân bay hạng nhẹ mang theo một số máy bay để kiểm soát các vùng biển gần Liên Xô, thay cho các tàu sân bay lớn. Ảnh đồ họa: Hải quân Mỹ.
SCS là kiểu "chia nhỏ" lực lượng nhằm tăng cường khả năng linh hoạt, đồng thời làm giảm gánh nặng cho đội tàu hộ tống trong một cuộc chiến tổng lực với Liên Xô. SCS bị hủy bỏ vào năm 1973 theo kế hoạch giảm ngân sách của Hải quân Mỹ. Mô phỏng: Defensemedia .
SCS là kiểu "chia nhỏ" lực lượng nhằm tăng cường khả năng linh hoạt, đồng thời làm giảm gánh nặng cho đội tàu hộ tống trong một cuộc chiến tổng lực với Liên Xô. SCS bị hủy bỏ vào năm 1973 theo kế hoạch giảm ngân sách của Hải quân Mỹ. Mô phỏng: Defensemedia .

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.