5 nhóm giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập ngành giáo dục

Bên cạnh những kết quả, thành tựu mà ngành Giáo dục đạt được vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Ngành GD&ĐT đã đưa ra 5 giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục các hạn chế trên.

5 nhóm giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập ngành giáo dục
Tiếp tục chương trình làm việc của Đại hội Đảng lần thứ XIII, sáng 27/1, Đại hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về các dự thảo Văn kiện. Thay mặt Đoàn Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điều hành phiên thảo luận.
5 bất cập còn tồn tại
Trình bày tham luận trước Đại hội về vấn đề tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2021 -2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã tạo được chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả, được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
5 nhom giai phap khac phuc han che, bat cap nganh giao duc
Sáng 27/1, Đại hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về các dự thảo Văn kiện 
Cụ thể, một số kết quả nổi bật về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ là: Hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cơ bản được hoàn thiện; Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; Ban hành và tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; Công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng thực chất, hiệu quả hơn;
Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; Tự chủ đại học được đẩy mạnh, chất lượng đào tạo đại học có nhiều chuyển biến tích cực; Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên có nhiều chuyển biến tích cực; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng nêu rõ, bên cạnh những kết quả, thành tựu mà ngành Giáo dục đạt được vẫn còn một số hạn chế, bất cập.
Cụ thể, công tác quản lý nhà nước, quản trị nhà trường còn bất cập, trách nhiệm còn chồng chéo; việc kiện toàn Hội đồng trường các cơ sở giáo dục đại học còn chậm, hoạt động chưa thực chất, chưa phát huy tốt vai trò của Hội đồng trường.
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cá biệt có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc xã hội.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp; thiếu đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn; quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm còn chậm.
Hệ thống quản lý, quản trị, kết nối, khai thác dữ liệu ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành, dạy học còn chưa đồng bộ; một số nơi hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị kết nối còn thiếu, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Công tác truyền thông về giáo dục còn hạn chế, chưa tạo được đồng thuận cao trong xã hội khi bắt đầu triển khai nhiều chủ trương, chính sách mới của ngành. Truyền thông nội bộ ngành chưa hiệu quả, còn những ý kiến trái chiều ngay trong đội ngũ giáo viên khi triển khai chính sách mới.
5 nhóm giải pháp được đề ra
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, phát huy những kết quả đạt được và khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện tốt 5 nhóm giải pháp cơ bản.
Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước và quản trị nhà trường - giải pháp đột phá.
Trong đó, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý trong giáo dục và quản trị nhà trường, coi trọng quản lý chất lượng, hiệu quả quản trị nhà trường, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản trị nhân sự và tài chính; hoàn thiện cơ chế để cơ quan quản lý giáo dục được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và phân bổ, sử dụng nguồn tài chính dành cho giáo dục của địa phương.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các địa phương.
Tiếp tục rà soát, đẩy nhanh kiện toàn Hội đồng trường đúng quy định về số lượng, chất lượng, cơ cấu và thành phần, bảo đảm thực quyền theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật 34) và Nghị định 99 của Chính phủ.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, quản trị nhà trường.
Thứ 2, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Trong đó chú trọng tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Giáo dục bảo đảm tinh gọn, hiệu quả; rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm tại các vùng, miền và củng cố các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các địa phương theo “mô hình vệ tinh” với các trường đại học sư phạm trọng điểm; tiếp tục chuẩn hóa giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo các vị trí chức danh, xây dựng lộ trình và thực hiện nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019; Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước…
Thứ 3, tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp. Cụ thể, các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; Tăng cường đầu tư, phát triển nhanh trường, cụm lớp cho cấp học mầm non; ưu tiên tài chính và quỹ đất để bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh học 2 buổi/ngày; khuyến khích phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở những nơi có điều kiện…
Thứ 4, đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục.
Thứ 5, tăng cường công tác truyền thông. Bộ GD&ĐT nhận định, công tác truyền thông còn nhiều bất cập, hạn chế nên chưa tạo được đồng thuận cao của xã hội. Vì vậy, công tác truyền thông cần được tăng cường, đổi mới nội dung và phương thức thực hiện; chủ động đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo; Kịp thời truyền thông kết quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để tạo niềm tin vào đổi mới.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cô giáo Hà Ánh Phượng lot top 10 giáo viên toàn cầu 2020

Nguồn: VTV 4

“Nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết với các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”

Đây là nhận định của đại diện Ban Dân vận Trung ương khi nói về kết quả bước đầu các hội nghị lấy ý kiến nhân dân vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

“Nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết với các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”
Trao đổi với phóng viên VOV.VN về kết quả bước đầu các hội nghị lấy ý kiến nhân dân vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng do Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, ông Vy Tư Liệu - Vụ trưởng Vụ Đoàn thể nhân dân (Ban Dân vận Trung ương) cho biết, hầu hết các ý kiến đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của đại diện các tầng lớp nhân dân, thể hiện sự đồng tình với các nội dung cơ bản được nêu trong các dự thảo văn kiện. Đồng thời đề nghị bổ sung để hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn những nội dung liên quan đến quan điểm, mục tiêu phát triển, đến vị trí, vai trò và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong tình hình mới và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
“Nhieu y kien sau sac, tam huyet voi cac du thao Van kien Dai hoi XIII cua Dang”
 Một Hội nghị góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.

Hơn 500 PV dự, đưa tin về Đại hội XIII của Đảng

Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội Đảng khai trương chiều 22/1 nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cung cấp thông tin, tài liệu để hơn 500 phóng viên báo chí đưa tin về Đại hội XIII chính xác, hiệu quả.

Hơn 500 PV dự, đưa tin về Đại hội XIII của Đảng
Chiều 22/1, Ban Tổ chức Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức khai trương Trung tâm Báo chí Đại hội XIII. Đây là một trong những sự kiện mở đầu trong chuỗi các hoạt động chính tại Đại hội XIII của Đảng.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương… dự lễ khai trương.

Sửa điều lệ Đảng hay không, do Đại hội XIII quyết định

Trả lời câu hỏi, Đại hội XIII sẽ xem xét vấn đề sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hay giữ như hiện hành, ông Mai Văn Chính nói rằng, việc có sửa Điều lệ Đảng hay không sẽ do Đại hội Đảng XIII quyết định

Sửa điều lệ Đảng hay không, do Đại hội XIII quyết định

Sửa điều lệ Đảng hay không, do Đại hội quyết định

Tại cuộc họp báo thông tin về Đại hội XIII của Đảng chiều 22/1, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII dự kiến có 200 người, trong đó 180 Uỷ viên chính thức và 20 Uỷ viên dự khuyết.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.