5 nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi có thể bạn chưa biết

Khi nhắc đến những nền văn minh cổ xưa, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay tới Ai Cập hay Trung Quốc cổ đại. Thế nhưng Châu Phi cũng chứa đựng rất nhiên nền văn minh cổ xưa.

5 nền văn minh cổ xưa tại Châu Phi có thể bạn chưa biết
Vương quốc Punt

Trước khi có Ai Cập cổ đại, vương quốc Punt được cho là đã tồn tại từ rất lâu trước đó. Vương quốc Punt niên đại ít nhất là 3000 năm trước Công nguyên và bắt nguồn từ vùng lân cận của Somalia ngày nay, Punt là "vùng đất của các vị thần" đối với người Ai Cập cổ đại, theo Từ điển Bách khoa Lịch sử Cổ đại.

Không chỉ các vị thần và nữ thần như Hathor được cho là đến từ vương quốc siêu giàu có và màu mỡ này, mà tất cả các loại hàng hóa thương mại có giá trị cũng vậy. Theo Ancient Origins, một cuộc thám hiểm thương mại quan trọng do nữ pharaoh Hatshepsut phát động đã đến nơi đây và quay trở lại, đồng thời mang về rất nhiều hương liệu và thực vật sống, ngoài ta còn có cả vàng, da báo và một vài con voi sống.

5 nen van minh co xua tai Chau Phi co the ban chua biet

Trước khi có Ai Cập cổ đại, vương quốc Punt được cho là đã tồn tại từ rất lâu trước đó. Ảnh: Pinterest

Theo những gì chúng ta có thể biết được từ các ghi chép lịch sử của Ai Cập, Punt là quê hương của một số loại hương chính được sử dụng trong tất cả các loại nghi lễ của người Ai Cập. Theo đó, đã có rất nhiều cuộc thám hiểm lớn thường xuyên mang hàng hóa của Ai Cập như công cụ và gỗ đến Punt, và trở về với những món hàng xa xỉ quý giá.

Nhưng cho đến ngày nay, các học giả vẫn chưa thể xác định chắc chắn vị trí của vương quốc Punt... vì những ghi chép lịch sử và các pharaoh vẫn giữ kín điều đó.

Vương quốc Yam

Các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa chắc chắn được rằng Yam có thực sự tồn tại không, bởi vì cho đến nay, vẫn chưa ai tìm thấy dấu vết hiện vật của nền văn minh này. Theo những ghi chép lịch sử, nó có niên đại khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Yam được đề cập đến trong một số văn bản mai táng của người Ai Cập cổ đại và có liên hệ với đế chế Nubian-Kushite. Theo David O'Connor, nếu nó là thật, nó có thể ở đâu đó ở Chad hoặc Sudan ngày nay và các học giả cho rằng nó nằm ở đâu đó phía nam Ai Cập ngày nay.

5 nen van minh co xua tai Chau Phi co the ban chua biet-Hinh-2

Các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa chắc chắn được rằng Yam có thực sự tồn tại không, bởi vì cho đến nay, vẫn chưa ai tìm thấy dấu vết hiện vật của nền văn minh này. Ảnh: Pinterest

Từ những dòng chữ có niên đại năm 2200 trước Công nguyên, được tìm thấy trong lăng mộ của Harkhuf, một thống đốc của Thượng Ai Cập, chúng ta biết rằng Yam có tiềm lực khá mạnh - đủ để gây ra mối đe dọa cho Ai Cập và điều đó đã thúc giục Harkhuf thực hiện một số cuộc thám hiểm để quyết định xem có nên thực hiện chiến trang hay thương mại với vương quốc này hay không. Giống như vương quốc Punt, Yam cực kỳ giàu có, nơi đây cung cấp ngà voi, gỗ mun và lông thú cho các khu vực lân cận.

Vương quốc Aksum

Bước sang Kỷ nguyên chung, các nền văn minh vĩ đại của Châu Phi tiếp tục giữ vững danh tiếng toàn cầu là đế chế thương mại vô cùng giàu có. Aksum, phát triển mạnh mẽ từ năm 100 đến năm 940 CN và cũng là nơi liên kết các tuyến đường thương mại chính ở Châu Phi và Trung Đông. Nếu bạn muốn vận chuyển hàng hóa giữa hai khu vực này, bạn chắc chắn phải đi qua vương quốc này (nằm ở Ethiopia và Eritrea ngày nay).

5 nen van minh co xua tai Chau Phi co the ban chua biet-Hinh-3

Vương quốc Aksum. Ảnh: Pinterest

Rome, Đế chế Byzantine, các ông trùm thương mại Ấn Độ, các đoàn lữ hành Ả Rập - tất cả đều làm ăn với Aksum. Vào thời kỳ đỉnh cao của nền văn minh trong thế kỷ thứ ba và thứ tư, Aksum được coi là một trong bốn đế chế lớn của thế giới. Mặc dù những ghi chép lịch sử cho rằng vương quốc này đã phát triển chữ viết của riêng mình, được gọi là Ge'ez , tuy nhiên các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra bất kỳ ghi chép nào còn lại từ thời kỳ Aksum.

Đế chế Ghana

Đế chế Ghana cổ đại, được người bản xứ gọi là Wagadu, không thực sự liên kết về mặt địa lý với Ghana hiện đại - nó thực sự nằm ở đâu đó gần Mauritania và Mali. Đế chế này phát triển mạnh mẽ từ những năm 500 đến những năm 1200 sau CN.

Wagadu được các thương nhân Ả Rập và Châu Âu trong quá khứ gọi là "vùng đất vàng", theo Từ điển Bách khoa Lịch sử Cổ đại. Các vị vua Wagadu kiểm soát tất cả việc tìm kiếm và chế biến vàng trong khu vực.

5 nen van minh co xua tai Chau Phi co the ban chua biet-Hinh-4

Đế chế Ghana cổ đại, được người bản xứ gọi là Wagadu. Ảnh: Pinterest

Theo ghi chép lịch sử, những thương nhân Ả Rập đã đặc biệt ấn tượng với sự giàu có của đế chế này khi nhìn thấy số lượng đồ trang sức bằng bạc và vàng mà mọi người đeo. Ngay cả những con chó của nhà vua cũng được đeo vòng cổ bằng vàng.

Tuy nhiên, vàng không phải là yếu tố duy nhất khiến cho Wagadu nổi tiếng. Thủ phủ của nó, Koumbi Saleh, là nơi sinh sống của 20.000 người mặc dù nằm ở rìa sa mạc Sahara. Nhưng người ta cho rằng người dân Wagadu đã có một số phương pháp tưới tiêu và nông nghiệp khá tiên tiến để giúp họ phát triển thịnh vượng trong khí hậu khắc nghiệt như vậy.

Đế chế Benin

Phần lớn những gì người phương Tây biết về Châu Phi trong quá khứ đều dựa trên hoạt động buôn bán nô lệ xuyên lục địa. Thực tiễn khủng khiếp đó đã cho phép các đế chế rộng lớn ở Châu Âu hoàn thành công việc mà không tốn nhân công bản địa. Nhưng điều này cũng cho phép các vương quốc Châu Phi phát triển và mở rộng, như Black History Month thừa nhận, nhiều quốc gia Châu Phi đã bổ sung hoạt động buôn bán nô lệ để bổ sung nguồn kinh tế cho mình - họ tiến hành mở rộng, đánh chiếm các lãnh thổ lân cận để bắt người sau đó bán cho các quốc gia Châu Phi khác hoặc Ả Rập và Châu Âu, như tiến sĩ Sandra Greene của Đại học Cornell cho biết.

5 nen van minh co xua tai Chau Phi co the ban chua biet-Hinh-5

Đế chế Benin. Ảnh: Pinterest

Đế chế Benin ở Tây Phi là một trung tâm nghệ thuật và văn hóa trong khu vực và đây cũng là một quốc gia buôn bán nô lệ vô cùng khét tiếng. Họ gây dựng ảnh hưởng và sự giàu có của mình từ những năm 1200 đến năm 1897 bằng cách bán bất cứ thứ gì - hoặc bất cứ ai - mà họ có được.

“Sách của người chết” hướng dẫn người Ai Cập về thế giới bên kia

"Sách của người chết" là tên thời hiện đại được đặt cho một loạt các văn bản Ai Cập cổ đại mà người Ai Cập tin rằng sẽ giúp người chết điều hướng đến thế giới ngầm.

“Sách của người chết” hướng dẫn người Ai Cập về thế giới bên kia
“Sach cua nguoi chet” huong dan nguoi Ai Cap ve the gioi ben kia
Một phần trong "Sách của người chết", một bản thảo bằng giấy cói với chữ tượng hình bằng chữ thảo và hình minh họa màu. Ở đây, chúng ta thấy Ani, Người ghi chép các Nguồn thu Thánh của tất cả các vị thần của Thebes, và người quản lý Kho thóc của các Lãnh chúa của Abydos, và vợ của anh ta là Tutu trước một bàn cúng dường gồm thịt, bánh, trái cây, hoa, v.v.

"Sách của người chết" đã trở nên phổ biến trong thời Tân Vương quốc, nhưng nó có nguồn gốc từ "Văn bản quan tài" và "Văn bản kim tự tháp" được khắc trên tường của các kim tự tháp. Văn bản quan tài phổ biến trong thời kỳ Trung Vương quốc (khoảng năm 2030 trước Công nguyên đến năm 1640 trước Công nguyên), trong khi Văn bản kim tự tháp xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại thứ năm của Vương quốc Cổ (khoảng năm 2465 trước Công nguyên đến năm 2323 trước Công nguyên).

Thor Heyerdahl: Nhà thám hiểm đã vượt hàng nghìn hải lý băng qua đại dương

Quyết tâm chứng minh rằng các dân tộc cổ đại có thể liên lạc với nhau trên khắp các đại dương, nhà dân tộc học người Na Uy Thor Heyerdahl đã chế tạo một chiếc bè từ các khúc gỗ balsa và dây gai dầu...

Thor Heyerdahl: Nhà thám hiểm đã vượt hàng nghìn hải lý băng qua đại dương

Khi Thor Heyerdahl nhìn vào những di sản của thế giới cổ đại, ông đã nhìn thấy những hình mẫu- các đồ tạo tác, ngôn ngữ và các hoạt động văn hóa như xây dựng kim tự tháp trong các nền văn hóa khác nhau- đã thuyết phục Heyerdahl rằng người cổ đại có thể đã tương tác với nhau trên khắp các đại dương. Và vì vậy Heyerdahl bắt đầu chứng minh điều đó.

Trong vòng hơn 30 năm, Heyerdahl đã hoàn thành một số chuyến du hành xuyên đại dương để chứng minh rằng người cổ đại có thể ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau. Di chuyển bằng một chiếc thuyền hay đúng hơn mà một chiếc bè đơn giản, ông và nhóm nhỏ của mình đã vượt qua hàng nghìn hải lý để chứng minh rằng những chuyến đi như vậy cũng có thể thực hiện được trong thời cổ đại.

Vì sao người Ai Cập cổ đại giữ lại trái tim khi ướp xác?

Trong quá trình ướp xác, người Ai Cập cổ đại lấy ra 4 cơ quan nội tạng trong thi thể người quá cố. Họ chỉ giữ nguyên trái tim vì tin rằng nó chứa trí tuệ và tính cách của người chết.

Vì sao người Ai Cập cổ đại giữ lại trái tim khi ướp xác?
Vi sao nguoi Ai Cap co dai giu lai trai tim khi uop xac?
Vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã thực hiện ướp xác nhằm bảo quản thi hài người quá cố nguyên vẹn theo thời gian.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới