Thor Heyerdahl: Nhà thám hiểm đã vượt hàng nghìn hải lý băng qua đại dương

Quyết tâm chứng minh rằng các dân tộc cổ đại có thể liên lạc với nhau trên khắp các đại dương, nhà dân tộc học người Na Uy Thor Heyerdahl đã chế tạo một chiếc bè từ các khúc gỗ balsa và dây gai dầu...

Thor Heyerdahl: Nhà thám hiểm đã vượt hàng nghìn hải lý băng qua đại dương

Khi Thor Heyerdahl nhìn vào những di sản của thế giới cổ đại, ông đã nhìn thấy những hình mẫu- các đồ tạo tác, ngôn ngữ và các hoạt động văn hóa như xây dựng kim tự tháp trong các nền văn hóa khác nhau- đã thuyết phục Heyerdahl rằng người cổ đại có thể đã tương tác với nhau trên khắp các đại dương. Và vì vậy Heyerdahl bắt đầu chứng minh điều đó.

Trong vòng hơn 30 năm, Heyerdahl đã hoàn thành một số chuyến du hành xuyên đại dương để chứng minh rằng người cổ đại có thể ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau. Di chuyển bằng một chiếc thuyền hay đúng hơn mà một chiếc bè đơn giản, ông và nhóm nhỏ của mình đã vượt qua hàng nghìn hải lý để chứng minh rằng những chuyến đi như vậy cũng có thể thực hiện được trong thời cổ đại.

Cuối cùng, những chuyến đi của Heyerdahl không chứng minh được điều gì chắc chắn, nhưng chúng cho thấy rằng người cổ đại có thể đã bắt tay vào những chuyến đi tương tự.

Thor Heyerdahl: Nha tham hiem da vuot hang nghin hai ly bang qua dai duong

Thor Heyerdahl trở thành nhà thám hiểm như thế nào

Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1914 tại Larvik, Na Uy, Thor Heyerdahl bắt đầu say mê việc khám phá thế giới khi còn nhỏ. Mẹ của ông, Alison, là người đứng đầu hiệp hội bảo tàng khu vực Larvik và đã truyền cảm hứng cho con trai bà về sở thích thiên nhiên và động vật.

Để theo đuổi mối quan tâm đó, Heyerdahl đăng ký vào Đại học Oslo để nghiên cứu động vật học và địa lý vào năm 1933. Nhưng sự nghiệp học tập của Heyerdahl chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Bồn chồn và háo hức muốn nhìn thấy thế giới, ông đã bỏ học vào năm 1936 và đến sống ở Polynesia với người vợ mới của mình, Liv Coucheron Torp.

Ở đó, sống trên Fatu-Hiva, quần đảo Marquesas của Polynesia thuộc Pháp, Heyerdahl bắt đầu tự hỏi làm thế nào mà con người đã sớm định cư ở đó. Theo The New York Times, ông kết luận rằng họ có thể đã "cưỡi" dòng hải lưu phía đông để di chuyển từ Nam Mỹ.

Tờ History Daily đưa tin rằng Heyerdahl đưa ra kết luận này vì một vài lý do. Đầu tiên là những người Polynesia, họ ăn thực vật giống như người ở Nam Mỹ như khoai lang và dường như có chung một số huyền thoại và truyền thuyết với người Peru. Heyerdahl tin rằng đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà là bằng chứng cho thấy các nền văn minh cổ đại đã tương tác với nhau bằng cách nào đó.

Thor Heyerdahl: Nhà thám hiểm đã vượt hàng nghìn hải lý băng qua đại dương ảnh 2

Ông bắt đầu phát triển các ý tưởng của mình khi nhiều năm trôi qua, mặc dù việc theo đuổi các câu trả lời của ông đã bị đình trệ một thời gian ngắn trong Thế chiến thứ hai. Sau đó, Heyerdahl phục vụ trong lực lượng vũ trang Na Uy Tự do ở miền bắc đất nước. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, ông quay lại với công việc nghiên cứu của mình.

Chỉ có một vấn đề - hầu hết các học giả không ủng hộ lý thuyết của Heyerdahl. Họ lập luận rằng những người cổ đại đã di cư đến Polynesian từ phía tây, từ Châu Á, và những người Nam Mỹ cổ đại sẽ không thể vượt qua đại dương.

Vì vậy, Thor Heyerdahl quyết định chứng minh rằng một cuộc vượt biên như vậy là hoàn toàn có thể. Năm 1947, ông chuẩn bị đi từ Peru đến Polynesia thuộc Pháp trên một chiếc thuyền đơn giản.

Những chuyến đi của Thor Heyerdahl

Vào ngày 28 tháng 4 năm 1947, Thor Heyerdahl bắt đầu chứng minh lý thuyết của mình rằng các hòn đảo ở Polynesia có thể được người Nam Mỹ cổ đại liên lạc. Cùng với năm người khác, Heyerdahl trèo lên một chiếc bè làm bằng các khúc gỗ balsa được buộc lại với nhau bằng dây gai dầu. Chiếc bè được đặt tên là Kon-Tiki theo tên thần Mặt Trời của người Inca và đoàn thám hiểm bắt đầu đi về phía đông.

“Chuyến thám hiểm Kon-Tiki đã mở mang tầm mắt của tôi về đại dương thực sự là gì”, Heyerdahl viết về cuộc hành trình trong cuốn sách Kon-Tiki năm 1950 của ông.

Sau 101 ngày lênh đênh trên biển, Heyerdahl và thủy thủ đoàn đã cập bến thành công tại đảo san hô Polynesian thuộc Pháp, Raroia. Với điều đó, Heyerdahl đã chứng minh rằng người cổ đại có thể thực hiện chuyến đi dài 4.300 dặm tương tự bằng những chiếc bè đơn giản .

Nhưng Thor Heyerdahl không dừng lại ở đó. Ngoài các cuộc thám hiểm ở Quần đảo Galápagos và Đảo Phục sinh - cả hai nơi mà Heyerdahl tin rằng đã được người Nam Mỹ định cư - Heyerdahl cũng bắt đầu xem xét các mối liên hệ xuyên đại dương khác giữa các nền văn hóa cổ đại.

Thor Heyerdahl: Nha tham hiem da vuot hang nghin hai ly bang qua dai duong-Hinh-3

Cuối những năm 1960, ông chuyển sự chú ý sang Ai Cập. Heyerdahl bị thu hút bởi những điểm tương đồng giữa người Ai Cập cổ đại và người Mexico cổ đại, như việc Ai Cập xây dựng các kim tự tháp và tàn tích của Chichén Itzá ở Mexico.

Năm 1969, ông khởi hành một chuyến đi xuyên Đại Tây Dương từ Maroc đến Barbados trên một chiếc thuyền sậy tên là Ra để chứng minh cho các học giả, những người nghi ngờ rằng người Ai Cập cổ đại có thể đã thực hiện một chuyến đi như vậy, là sai.

Tuy nhiên, không giống như Kon-Tiki, chuyến đi đầu tiên của Ra là một thất bại. Tàu của Heyerdahl lênh đênh cách Barbados 600 dặm sau khi đi được 3.000 dặm. Quyết tâm chứng minh lý thuyết của mình, Heyerdahl thực hiện chuyến đi một lần nữa vào năm 1970 với Ra II. Sau 57 ngày lênh đênh trên biển, chiếc thuyền sậy đã thực hiện thành công chuyến đi dài 4.000 dặm từ Maroc đến Barbados.

“Tôi vẫn không biết điều này chứng minh chính xác điều gì”, Heyerdahl viết, theo báo cáo của The New York Times.

“Tôi không có cơ sở lý thuyết nhưng một chiếc thuyền sậy có khả năng đi biển và Đại Tây Dương là điều hoàn toàn có thể. Nhưng sau này tôi sẽ coi đó là một điều kỳ diệu nếu vô số các cuộc thám hiểm hàng hải đang hoạt động trong suốt hàng thiên niên kỷ cổ đại không bao giờ xảy ra…”.

Thor Heyerdahl: Nha tham hiem da vuot hang nghin hai ly bang qua dai duong-Hinh-4

Bảy năm sau, Thor Heyerdahl lại thực hiện một chuyến đi khác để khám phá những mối liên hệ có thể có giữa các nền văn hóa cổ đại ở Trung Đông. Sau khi đóng một chiếc thuyền sậy có tên là Tigris, Heyerdahl và thủy thủ đoàn của mình đã đi xuôi dòng sông Tigris để chứng minh rằng người Sumer cổ đại có thể đã ảnh hưởng đến các nền văn hóa ở Ai Cập và Ấn Độ ngày nay.

Tuy nhiên, chuyến đi đó đã đi đến một kết luận bất ngờ khi Heyerdahl và thủy thủ đoàn của ông đến Ethiopia. Khi các quan chức từ chối cho phép cập bến vì xung đột đang diễn ra, Heyerdahl đã đốt thuyền của mình.

“Hành tinh của chúng ta lớn hơn những bó sậy đã đưa chúng ta vượt biển”, ông và thủy thủ đoàn của mình viết trong một bức thư gửi cho LHQ.

Vào lúc đó, cùng với Heyerdahl ở độ tuổi 60, nhà thám hiểm quyết định từ giã cuộc sống đi biển của mình. Nhưng ông ấy cảm thấy rằng bản thân đã để lại một tác động đáng kể và đặt ra những câu hỏi quan trọng về cách các nền văn minh sơ khai có thể đã tương tác với nhau.

Ông nói: “Tôi đã chứng minh rằng tất cả các nền văn minh cổ đại trước Châu Âu đều có thể giao tiếp giữa các đại dương với những con tàu nguyên thủy mà họ có theo ý mình”, ông nói, theo The New York Times. "Tôi cảm thấy rằng gánh nặng chứng minh giờ đây thuộc về những người tuyên bố đại dương là một yếu tố trong việc cô lập các nền văn minh".

Thor Heyerdahl: Nha tham hiem da vuot hang nghin hai ly bang qua dai duong-Hinh-5

Di sản của nhà thám hiểm người Na Uy

Vào thời điểm Thor Heyerdahl qua đời vào ngày 18 tháng 4 năm 2002, hầu hết các học giả vẫn tin rằng Polynesia đã được định cư bởi những người di cư từ phía tây - chứ không phải phía đông, như Heyerdahl đề xuất.

Thật vậy, các nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy rằng Polynesia lần đầu tiên được định cư bởi những người đến từ Châu Á, có thể là từ Đài Loan hoặc Philippines.

Tuy nhiên, theo Science Na Uy, các nghiên cứu di truyền khác đã gợi ý rằng Heyerdahl đã chứng minh được một điều gì đó có ích - và người Polynesia cổ đại trên thực tế có DNA của người Nam Mỹ cổ đại.

Trong khi đó, các học giả hiện đại khác lại cho rằng ngược lại, và những người đi thuyền từ Polynesia đã ảnh hưởng đến những người cổ đại ở Nam Mỹ.

Hiện tại, đó là một câu hỏi cần được khám phá, thảo luận và thử nghiệm nhiều hơn.

“Tôi đã thách thức rất nhiều giáo điều cũ, và điều này đã kích thích rất nhiều cuộc thảo luận”, Heyerdahl nói trước khi chết.

Những sự thật khiến bạn sửng sốt vì người cổ đại quá kỳ lạ!

Càng tìm hiểu về cuộc sống cổ đại, chúng ta càng cảm thấy bất ngờ vì họ quá khác lạ và có phần kỳ quái so với người hiện đại.

Những sự thật khiến bạn sửng sốt vì người cổ đại quá kỳ lạ!
Nhung su that khien ban sung sot vi nguoi co dai qua ky la!
 Những người châu Âu sống ở thời Trung Cổ đã thực hiện giấc ngủ hai giai đoạn. Giấc ngủ đầu tiên bắt đầu lúc hoàng hôn và kéo dài đến nửa đêm; sau đó thì thức dậy và thức trong 2-3 giờ. Họ sử dụng thời gian đó để cầu nguyện hoặc trò chuyện với gia đình hoặc hàng xóm. Sau đó, mọi người tiếp tục thời gian của giấc ngủ thứ hai, kéo dài cho đến khi mặt trời mọc.

Top 10 điều kỳ quái người xưa thường làm

Với sự phát triển của công nghệ và phương pháp nghiên cứu mới, con người tự hào có thể biết mọi thứ về người xưa.

Top 10 điều kỳ quái người xưa thường làm

1. Phụ nữ sử dụng chì và lưu huỳnh để nhuộm tóc

Người cổ đại sử dụng lửa trong hang động thế nào để không bị ngạt khói?

Khi nói đến việc đốt lửa trong hang, bạn không thể đơn thuần gom một đống củi khô lại, đánh hai viên đá lại với nhau để châm nó lên bởi khói từ đống củi có thể khiến bạn chết ngạt nếu bị đặt sai chỗ.

Người cổ đại sử dụng lửa trong hang động thế nào để không bị ngạt khói?

Vậy tổ tiên chúng ta đã xoay sở với những ngọn lửa bên trong hang động như thế nào?

Một nghiên cứu mới của Đại học Tel Aviv đã phát hiện ra rằng những con người sống trong hang động ban đầu đã có thể đặt lò sưởi ở vị trí tối ưu để cho phép cư dân tận dụng tối đa hơi ấm trong khi tiếp xúc với khói tối thiểu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới