5 địa phương chậm giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

Theo Bộ GTVT, hiện có 5/12 địa phương còn chậm giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

5 địa phương chậm giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Văn bản nêu rõ, để tổ chức triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, UBND các tỉnh, thành phố đã giao UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đang triển khai đồng thời các công việc.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các Ban quản lý dự án, đến ngày 25/11, có 7/12 địa phương đã giải phóng mặt bằng đạt tỷ lệ trên 60% (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau); 5/12 địa phương vẫn chậm giải phóng mặt bằng, chưa đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết số 18 của Chính phủ, gồm: Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, TP Cần Thơ.
5 dia phuong cham giai phong mat bang cao toc Bac - Nam
5 địa phương chậm giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam. (Ảnh minh họa: Quân Đỗ). 
Bộ GTVT đang tập trung chỉ đạo quyết liệt các Ban quản lý dự án, tư vấn và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để khởi công 12 gói thầu thuộc 12 dự án thành phần trước ngày 31/12 và dự kiến tổ chức triển khai 13 gói thầu còn lại từ ngày 15/1/2023.
Để công tác giải phóng mặt bằng được triển khai đảm bảo tiến độ yêu cầu của Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan tập trung, quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh công tác phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án đáp ứng tiến độ khởi công các gói thầu.
"Bộ GTVT đã chỉ đạo các Ban quản lý dự án cử cán bộ có đủ thẩm quyền, thường trực tại hiện trường, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương có liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc (nếu có) và tiếp nhận bàn giao mặt bằng, đáp ứng tiến độ yêu cầu", văn bản của Bộ GTVT nêu rõ.
Tính đến ngày 29/11, các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư các Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam được hơn 393km, đạt gần 53%.
Trong đó, tỉnh Quảng Trị có dự án thành phần Vạn Ninh - Cam Lộ đi qua hiện mới bàn giao được 5/32,54km; tỉnh Quảng Ngãi có hơn 60km dự án đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đi qua, hiện mới bàn giao được 5,7km.
Tỉnh Bình Định có hai dự án thành phần đi qua cũng chưa đạt được tỷ lệ bàn giao mặt bằng như mục tiêu đề ra. Tính đến ngày 29/11, dự án đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn mới được bàn giao gần 34km/hơn 70km. Tại dự án đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, địa phương mới bàn giao được gần 9km/19,6km.
Đáng "báo động" nhất là Phú Yên, Cần Thơ. Tại tỉnh Phú Yên, trong hơn 42km dự án đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đi qua, hiện tỉnh mới bàn giao được 1km. Trên đoạn Chí Thạnh - Vân Phong, tỉnh chưa bàn giao được km mặt bằng nào trên chiều dài hơn 48km dự án đi qua.
Trong khi đó, trên địa bàn TP Cần Thơ, với 0,6km dự án đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, hiện tỷ lệ bàn giao vẫn bằng 0. Đối với 9,25km tuyến nối, địa phương mới bàn giao được 2,3km.

Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Bình Định khởi công khi nào?

Bộ Giao thông vận tải sẽ bàn giao hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương theo từng giai đoạn, cơ bản hoàn thành trước ngày 30/6/2022.

Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Bình Định khởi công khi nào?
Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Bình Định đang được người dân đặc biệt quan tâm. Bộ Giao thông Vận tải đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án khẩn trương triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các địa phương. 

Cao tốc Bắc - Nam: Bộ GTVT chọn nhà thầu, khởi công 12 dự án vào cuối năm

Bộ Giao thông Vận tải đã chọn các nhà thầu và yêu cầu tổ chức hoàn thành phê duyệt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam (2021-2025) trước ngày 30/6.

https://backend.kienthuc.net.vn/uploaded/xuanphu/2022_02_28/photo1645924571142-16459245713491598321454_UUUB.jpg
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành khẩn trương triển khai thực hiện việc đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Cao toc Bac - Nam: Bo GTVT chon nha thau, khoi cong 12 du an vao cuoi nam
 Bộ GTVT đã chọn các nhà thầu để khởi động dự án Cao tốc Bắc - Nam.

Theo đó, Vụ Đối tác công - tư (PPP) được giao chỉ đạo các Ban quản lý dự án, hoàn chỉnh hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng lúa nước của dự án; phối hợp với các Bộ liên quan thẩm định hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước hai vụ trở lên để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 20/4 tới.

Xử lý nghiêm công trình “lậu” thi nhau mọc trên mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị địa phương tăng cường quản lý tình trạng người dân làm nhà, trồng cây trái phép trên mặt bằng cao tốc Bắc - Nam.

Xử lý nghiêm công trình “lậu” thi nhau mọc trên mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận Tải vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành có dự án đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 đi qua về việc thực hiện đẩy nhanh dự án. 12 tỉnh, thành phố này gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.

Xu ly nghiem cong trinh “lau” thi nhau moc tren mat bang cao toc Bac - Nam
Xuất hiện tình trạng người dân xây dựng, cơi nới công trình, trồng cây trái phép trên mặt bằng cao tốc Bắc - Nam.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.