5 cái phúc và 10 cái cần tu dưỡng của đời người

Đời người có 5 cái phúc và 10 cái cần tu dưỡng, bạn đã biết hết chưa?

Đời người có 5 cái phúc
Bình an là phúc: Suy nghĩ một chút, trên đời có bao nhiêu người đang phải chịu cảnh chiến tranh loạn lạc, đang sống trong tranh đấu, hiểm nguy. Chúng ta được sống trong bình an thì nhất định là đại phúc.
Khỏe mạnh là phúc: Suy nghĩ một chút, mỗi ngày trên thế gian có biết bao nhiêu người đã khuất, bao nhiêu người bị thương, bao nhiêu người nằm viện. Chúng ta khỏe mạnh, tráng kiệt, vậy không phải đã là có phúc rồi sao?
Khờ khạo là phúc: Suy nghĩ một chút, xưa nay có bao nhiêu người thông minh quá lại bị thông minh hại, vậy nên có lúc chỉ muốn làm kẻ khờ. Thông minh khó, khờ khạo khó, từ thông minh chuyển sang khờ khạo càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn.
5 cai phuc va 10 cai can tu duong cua doi nguoi
Ảnh minh họa. 
Chịu thiệt là phúc: Suy nghĩ một chút, trên đời có bao nhiêu người khôn lanh, rốt cuộc có mấy người là khôn thực sự. Có rất nhiều người cam chịu thiệt thòi, luôn phải gánh chịu nhiều hơn, nhưng từ xưa đến nay, người cam chịu thiệt thòi so với người khôn lanh thì luôn hạnh phúc hơn.
Kính dâng là phúc: Suy nghĩ một chút, trời đất tại vì sao có thể lâu dài vậy? Bởi vì trời đất không phải vì chính mình mà tồn tại, cho nên mới lâu dài. Ánh nắng mặt trời, không khí tại sao có thể dài lâu vậy? Bởi vì mặt trời, không khí bằng lòng giao hết cho muôn loài, cho nên mới lâu dài.
Đại Vũ, Ngu Công tại sao lại được mọi người ghi nhớ mãi? Bởi vì họ vô tư vô ngã, chỉ muốn làm điều tốt cho muôn dân, người ta mới có thể khắc ghi họ. Từ xưa đến nay, kính dâng chính là phúc.
Đời người có 10 thứ cần phải tu dưỡng
Thiện dưỡng đức: Mỗi ngày hành thiện, tích thiện thành đức.
Cười dưỡng thọ: Cười một cái, trẻ hơn mười tuổi; cười mỗi năm, trẻ mãi không già.
Họa dưỡng phúc: Phúc họa tương y, tránh họa đắc phúc.
Xả dưỡng đắc: Xả không tiếc nuối, có xả tất có được.
Thành dưỡng bạn: Đối xử với mọi người thành tâm thành ý, tình bạn ắt sẽ dài lâu.
Tĩnh dưỡng tâm: Tùy kỳ tự nhiên, thanh tĩnh dưỡng tâm.
Động dưỡng thân: Tập luyện điều độ, thân thể khỏe mạnh.
Học dưỡng thức: Học hỏi nhiều sẽ biết kiến thức, đọc sách nhiều giúp hiểu lý lẽ.
Cần dưỡng tài: Người biết cần cù, siêng năng ắt giàu có.
Ái dưỡng gia: Gia đình hòa hợp vạn sự hưng thịnh, gia đình yêu thương nhau vạn sự tất thành.
9 điều không thể chờ đợi trong đời
1. Đừng đợi đến “trước khi ra đi” mới nhận ra phải “yêu cuộc đời”
Yêu đời cũng chính là yêu mình. Một người phải biết trân quý sinh mệnh của chính mình thì mới có thể sống một cuộc đời hạnh phúc. Một người ngay cả chính bản thân mình cũng muốn ruồng bỏ, hỏi người ấy sẽ sống bất hạnh ra sao?
Đời người giống như một con sông dài, khi thì gió yên bể lặng, khi lại ồn ào dậy sóng, nhưng đó chính là một phần trong dòng chảy lớn, tuy sóng gió nhưng hòa hợp.
Vì vậy, khi gặp khó khăn trắc trở như thế nào trong cuộc sống, hãy mỉm cười bước qua, ngã rồi thì vựng dậy đứng lên, tiếp tục đi tiếp con đường phía trước, bạn sẽ thấy một khoảng trời rộng lớn mở ra trước mắt và sẽ cảm nhận được rằng “Cuộc đời vẫn đẹp sao”.
2. Đừng đợi đến khi “bị bệnh” rồi mới ý thức được “sức khỏe quan trọng”
Sức khỏe là điều vô giá trong cuộc đời mà chúng ta dù có nhiều tiền cách mấy cũng khó có thể mua hay lấy lại được. Thường thì khi còn trẻ, người ta bán sức khỏe và thời gian để lấy tiền, để rồi khi về già người ta lại đổi tiền bạc để tìm lại sức khỏe. Đến khi cuối đời, người ta có cả tiền và thời gian nhưng lại không còn sức khỏe.
3. Đừng đợi đến khi “chia xa” rồi mới hối hận không “quý trọng tình cảm”
Con người ta khi sống gần cạnh nhau thì không biết quý trọng nhau, tranh tranh đấu đấu làm tổn thương nhau, khiến thân tâm mỗi người thật mệt mỏi. Chỉ đến lúc chia xa, người ta mới cảm thấy tiếc nuối và giật mình nhận ra rằng lâu nay mình đã không biết quý trọng tình cảm. Nhưng có thể đã muộn rồi…
4. Đừng đợi đến khi “cô đơn” rồi mới nhớ đến “bạn bè”
Nhà văn Mỹ nổi tiếng Emerson từng nói rằng bạn bè là gia vị của cuộc sống, cũng là thuốc giảm đau của cuộc sống.
Đời người chỉ cần một người bạn tốt. Mỗi khi cô độc, khi vấp ngã, sụp đổ, bạn bè chính là chỗ dựa tinh thần và là thính giả trung thành nhất, họ sẽ ở bên cạnh bạn những lúc bạn cần.
5. Đừng đợi đến khi người khác “chỉ ra” thì mới biết bản thân “đã sai”
“Nhân vô thập toàn”, đời người ai chẳng đã từng làm những việc sai trái. Tuy nhiên, biết “nhận sai” và sửa sai không có mấy người làm được.
Thật ra, dũng cảm kiểm điểm và thừa nhận khuyết điểm của bản thân hoàn toàn không có ai cười nhạo bạn cả, mà ngược lại, bạn sẽ được người khác tôn trọng và yêu quý nhiều hơn.
6. Đừng đợi đến khi có người “khen ngợi” thì mới “tin tưởng chính mình”
Mỗi cá nhân đều có ưu điểm và sở trường riêng, nếu bạn không tin vào khả năng của mình thì bạn sẽ thất bại, tự tin là chìa khóa của thành công.
“Nếu bạn nghe một tiếng nói từ bên trong bảo rằng ‘bạn không thể làm’, thì hãy cố làm bằng bất cứ giá nào, và tiếng nói đó sẽ im lặng”.
Đừng đợi đến khi người khác khen ngợi thì bạn mới tin rằng bản thân thật sự làm được, vì thời gian sẽ không quay trở lại.

Hạnh phúc thực sự theo quan điểm Phật giáo

Có một cuộc sống hạnh phúc là ước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức và quan điểm của mỗi cá nhân. 

Có một cuộc sống hạnh phúc là ước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân. Do đó, ý nghĩa hạnh phúc thật là đa dạng và khác biệt.

Bốn chân lý về hạnh phúc thực sự của đức Phật

"Hạnh phúc luôn có mặt trong đời sống của chúng ta. Nhưng, không dễ để có cuộc sống hạnh phúc nếu bạn không tìm cách kích hoạt những hạt nhân của hạnh phúc vốn tiềm ẩn trong đời sống của mình”.

Tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tuy nhiên, hạnh phúc và khổ đau lại là hai mặt của đời sống thực tại, đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Do đó, để có thể xây dựng đời sống hạnh phúc thực thụ bạn cần phải quay về với thực tại, nhận biết một cách sâu sắc về khổ đau và bản chất của nó.
Bon chan ly ve hanh phuc thuc su cua duc Phat
Ảnh minh hoạ: Internet 
Đức Phật dạy về Bốn Chân lý trên con đường kiếm tìm hạnh phúc thật sự, đó là: Khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau. Bốn Chân lý này chính là lộ trình dẫn đến đời sống hạnh phúc chân thật và bất hoại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.