40 năm xe tăng huyền thoại T-72

T-72 là một trong những dòng xe tăng thành công nhất của Liên Xô, được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là xe tăng phổ biến nhất trong thế giới hiện đại.

40 năm xe tăng huyền thoại T-72
Tròn 40 năm kể từ ngày đầu xe tăng T-72 được lực lượng vũ trang Liên xô đưa vào biên chế. Sách kỷ lục Guinness liệt kê T-72 như loại tăng phổ biến nhất trong thế giới hiện đại. T-72 đồng thời được công nhận là xe tăng tốt nhất của 25 năm cuối thế kỷ 20. Các biến thể khác nhau của dòng tăng vẫn còn đang phục vụ quân đội hơn 40 quốc gia.
“Tương tự, nhưng đơn giản hơn”
Vào cuối những năm 1960, thiết kế xe tăng T-64 bắt đầu được lực lượng xe tăng Liên Xô tiếp nhận. Chiếc xe có vỏ thép phức hợp nhiều tầng, nòng pháo trơn đường đạn cao với hệ thống tự động nạp đạn và các đặc tính động lực xuất sắc. T-64 là một trong những xe tăng chiến đấu đầu tiên trên thế giới đã kết hợp hài hòa tính tự vệ và hỏa lực của tăng hạng nặng có khả năng cơ động trung bình.
Cỗ xe tăng mang tính cách mạng của Liên Xô, T-64.
 Cỗ xe tăng mang tính cách mạng của Liên Xô, T-64.
Cỗ máy bánh xích đã đặt khuôn hình cho tất cả các xe tăng chiến đấu của Liên Xô và Nga, kể cả đời xe T-90. Đặc thù của T-64 là kích thước và trọng lượng tương đối nhỏ so với các đối thủ phương Tây, quân số đội lái giảm xuống 3 người và bố cục sắp xếp chặt chẽ.
T-64 là xe tăng mang tính cách mạng, nhưng việc thực hiện sản xuất vấp phải những khó khăn lớn: động cơ, khung gầm và loạt thành phần cũng như thiết bị thế hệ mới buộc nhiều nhà máy tái triển khai, tái trang bị cơ sở. Điều đó kéo theo các chi phí lớn và kéo dài thời gian. Do đấy, xuất hiện quyết định chế tạo cỗ máy mới với chi phí thấp hơn.
Nguyên mẫu của sản phẩm tiếp theo là "chủ thể 172M" được thai nghén tại văn phòng thiết kế chế tạo tăng Ural. Đơn vị ngày nay tiếp tục giữ vai trò "đầu não" của ngành sản xuất tăng ở Ural. Áp dụng một số yếu tố thiết kế đơn giản hóa, động cơ hoàn thiện tối đa, tính năng chiến đấu của xe tăng mới hầu như không thua kém T-64 nhưng cho phép quân đội khẩn trương tái trang bị tăng thế hệ mới. Đó chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.
Vào cuối những năm 1970, T-72 trở thành nền tảng của lực lượng xe tăng Liên Xô trên biên giới phía Tây, được tích cực xuất khẩu sang khối Hiệp ước Warszawa và cac nước đồng minh của Liên Xô. Thậm chí, có loạt trường hợp chuyển giao công nghệ sản xuất như ở Ba Lan, Nam Tư, Romania, Ấn Độ và các nước khác.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 hội tụ tính năng không kém T-64 nhưng giá rẻ, đơn giản, tin cậy cao.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 hội tụ tính năng không kém T-64 nhưng giá rẻ, đơn giản, tin cậy cao.
Theo đánh giá nhận xét của các chiến sĩ lái tăng, T-72 là cỗ máy tối ưu, kết hợp sự giản tiện và độ tin cậy, hiệu suất cao và tiềm năng nâng cấp. Các biến thể mới của T-72 có hệ thống điều khiển hỏa lực được cải thiện, tính bảo vệ cơ động không hề thua kém T-64 và sản phẩm kế tiếp là T-80.
Tuy nhiên, tính chất kinh tế kế hoạch của Liên Xô đã không cho phép T-72 trở thành loại xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của ngành công nghiệp cũng như quân đội. T-64 tiếp tục được duy trì và chỉ ngừng sản xuất vào năm 1987, cũng như T-80 bắt đầu xuất xưởng năm 1976 và dừng lại ở phiên bản T-80U hồi giữa thập niên 1990.
Từ 72 đến 90 với hy vọng có Armata
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đứng trước sự lựa chọn, đất nước không đủ khả năng duy trì sản xuất cả T-72 và T-80. T-90 với các công cụ cải tiến và T-80UM kỳ vọng vai trò xe tăng chủ lực của Quân đội Nga.
T-90 được ủng hộ cũng như T-72 cách đây 20 năm, nhờ thiết kế đơn giản và trị giá tương đối thấp. Kết quả là T-90 được chọn đưa vào sản xuất dây chuyền, trang bị cho lực lượng vũ trang trong nước và xuất khẩu. Đơn đặt hàng của Ấn Độ vào đầu những năm 2000 là phương tiện duy nhất hỗ trợ sản xuất loại tăng này.
Những cải thiện không ngừng ngày càng đẩy xa T-90 khỏi nguyên mẫu cơ bản. Trong khi đó điều kiện kinh tế không cho phép đáp ứng nhu cầu cần thiết, T-72 vẫn là phương tiện cơ động chính của quân đội Nga.
Tuy đã có T-90, nhưng Quân đội Nga vẫn duy trì số lượng lớn T-72 đã qua hiện đại hóa mạnh mẽ hệ thống phòng vệ, hỏa lực.
 Tuy đã có T-90, nhưng Quân đội Nga vẫn duy trì số lượng lớn T-72 đã qua hiện đại hóa mạnh mẽ hệ thống phòng vệ, hỏa lực.
Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ và mở rộng kinh phí quân sự dần tạo cơ hội hiện đại hóa và cải thiện hiệu suất chiến đấu của đội tăng T-72.
Hy vọng được đặt vào tháp pháo mới thiết kế cho T-90AM (phiên bản xuất khẩu là T-90SM). Cấu hình có khả năng lắp đặt trên T-90 các phiên bản đầu cũng như trên T-72, đem lại cho T-72 chất lượng tăng thế hệ kế tiếp với khả năng phát hiện đối phương cao, nâng cấp thông tin liên lạc và điều khiển hỏa lực.
Khả năng tự vệ của xe tăng cũng được chú trọng với tháp pháo mới và các tấm bảo vệ chi phí của tấm bảo vệ động lực gắn trên thân xe thế hệ mới. Ở hình thức mới, T-72 sẽ tiếp tục phục vụ cho tới khi quân đội được đáp ứng các xe tăng thế hệ mới. Đó sẽ là xe tăng do các nhà thiết kế của Ural thực hiện trên nền tảng chiến đấu Armata.

T-54 - “Xương sống” lực lượng xe tăng Việt Nam

T-54 - “Xương sống” lực lượng xe tăng Việt Nam
Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận được những chiếc xe tăng T-54 đầu tiên từ Liên Xô vào đầu năm 1962. Vào thời điểm đó, T-54 là cỗ xe tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí của ta, có thể đánh bại xe tăng M-41, M-48 của quân Mỹ - Ngụy.
Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận được những chiếc xe tăng T-54 đầu tiên từ Liên Xô vào đầu năm 1962. Vào thời điểm đó, T-54 là cỗ xe tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí của ta, có thể đánh bại xe tăng M-41, M-48 của quân Mỹ - Ngụy. 

Trong giai đoạn 1962-1965, Việt Nam tiếp tục nhận thêm nhiều xe tăng T-54 để tiến tới thành lập Trung đoàn xe tăng thứ hai mang phiên hiệu 202.
Trong giai đoạn 1962-1965, Việt Nam tiếp tục nhận thêm nhiều xe tăng T-54 để tiến tới thành lập Trung đoàn xe tăng thứ hai mang phiên hiệu 202. 

Đơn vị xe tăng T-54 thực hành vượt sông năm 1967.
Đơn vị xe tăng T-54 thực hành vượt sông năm 1967. 

Dù xuất hiện từ năm 1962, nhưng mãi tới năm 1972 thì lực lượng xe tăng T-54 mới tham gia chiến dịch lớn, chiến dịch Xuân – Hè 1972.
Dù xuất hiện từ năm 1962, nhưng mãi tới năm 1972 thì lực lượng xe tăng T-54 mới tham gia chiến dịch lớn, chiến dịch Xuân – Hè 1972. 

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 9, Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp quyết tâm lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc năm 1972.
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 9, Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp quyết tâm lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc năm 1972. 

Đội hình xe tăng T-54A của Trung đoàn 202 đang hành quân về phía vùng phi quân sự cuối tháng 3/1972 chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ (một trong 3 chiến dịch lớn trong chiến dịch Xuân – Hè 1972).
Đội hình xe tăng T-54A của Trung đoàn 202 đang hành quân về phía vùng phi quân sự cuối tháng 3/1972 chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ (một trong 3 chiến dịch lớn trong chiến dịch Xuân – Hè 1972). 
Một đơn vị xe tăng T-54 thuộc Trung đoàn 202 hiệp đồng bộ binh tấn công vào sân bay Quảng Trị, tháng 4/1972.
Một đơn vị xe tăng T-54 thuộc Trung đoàn 202 hiệp đồng bộ binh tấn công vào sân bay Quảng Trị, tháng 4/1972.

Sau chiến dịch Xuân – Hè 1972, phải tới những ngày tháng 4/1975 thì bộ đội tăng – thiết giáp một lần nữa huy động một lực lượng lớn tham gia các chiến dịch giải phóng miền Nam.
Sau chiến dịch Xuân – Hè 1972, phải tới những ngày tháng 4/1975 thì bộ đội tăng – thiết giáp một lần nữa huy động một lực lượng lớn tham gia các chiến dịch giải phóng miền Nam. 

Ngày 30/4/1975, những chiếc xe tăng T-54 đã vượt qua cánh cổng Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Cuộc chiến Việt Nam khởi đầu bằng vài tiếng sột soạt của du kích trong rừng già nhưng kết thúc lại là tiếng xích nghiến kèn kẹt của chiếc xe tăng T-54.
Ngày 30/4/1975, những chiếc xe tăng T-54 đã vượt qua cánh cổng Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Cuộc chiến Việt Nam khởi đầu bằng vài tiếng sột soạt của du kích trong rừng già nhưng kết thúc lại là tiếng xích nghiến kèn kẹt của chiếc xe tăng T-54. 

Sau nửa thế kỷ hoạt động trong quân đội ta, cho tới hôm nay T-54 tiếp tục đóng vai trò “xương sống” lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam.
Sau nửa thế kỷ hoạt động trong quân đội ta, cho tới hôm nay T-54 tiếp tục đóng vai trò “xương sống” lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam. 

Xe tăng T-54 nặng 36 tấn, dài 6,45m, rộng 3,37m, cao 2,4m. Xe được bọc giáp mặt trước thân dày tới 100mm, mặt trước tháp pháo dày 205mm, hai bên sườn 80mm, hai bên sườn tháp pháo 130mm.
Xe tăng T-54 nặng 36 tấn, dài 6,45m, rộng 3,37m, cao 2,4m. Xe được bọc giáp mặt trước thân dày tới 100mm, mặt trước tháp pháo dày 205mm, hai bên sườn 80mm, hai bên sườn tháp pháo 130mm. 

Xe tăng T-54 trang bị pháo nòng xoắn D-10T 100mm, súng máy đồng trục 7,62mm và đại liên 12,7mm DShK trên nóc tháp pháo có thể dùng để phòng không.
Xe tăng T-54 trang bị pháo nòng xoắn D-10T 100mm, súng máy đồng trục 7,62mm và đại liên 12,7mm DShK trên nóc tháp pháo có thể dùng để phòng không. 

Xe tăng T-54 trang bị động cơ diesel có công suất 581 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h.
Xe tăng T-54 trang bị động cơ diesel có công suất 581 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h. 

Pháo 100mm xe tăng T-54 khai hỏa trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Pháo 100mm xe tăng T-54 khai hỏa trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Tăng sức mạnh cho xe tăng T-62 của Việt Nam

Tăng sức mạnh cho xe tăng T-62 của Việt Nam
Hiện nay, T-62 được xem là loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam. So với T-55, T-62 có hỏa lực tăng từ 10-20%, khả năng bảo vệ tăng 5-15%.

Vì sao xe tăng Leclerc đắt khủng khiếp?

Vì sao xe tăng Leclerc đắt khủng khiếp?
Trên thị trường xe tăng thế giới, hầu hết các dòng xe tăng đều chỉ có giá rơi vào khoảng 2-7 triệu USD hoặc cao hơn một chút. Tuy nhiên, thiết kế xe tăng Leclerc của Pháp lại có giá cao hơn rất nhiều, 27,1 triệu USD/chiếc.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới