Vì sao xe tăng Leclerc đắt khủng khiếp?

Vì sao xe tăng Leclerc đắt khủng khiếp?
Trên thị trường xe tăng thế giới, hầu hết các dòng xe tăng đều chỉ có giá rơi vào khoảng 2-7 triệu USD hoặc cao hơn một chút. Tuy nhiên, thiết kế xe tăng Leclerc của Pháp lại có giá cao hơn rất nhiều, 27,1 triệu USD/chiếc.
Sở dĩ chiếc xe tăng Leclerc có đơn giá “khủng” tới mức đó có lẽ vì nó tích hợp quá nhiều công nghệ điện tử và phòng vệ tối tân.
Theo đó, xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc trang bị hệ thống chiến đấu tối tân FINDERS  (Fast Information, Navigation, Decision and Reporting System) được phát triển bởi hãng Nexter (cũng là nhà sản xuất Leclerc).
FINDERS bao gồm hệ thống hiển thị bản đồ màu cho phép hiển thị vị trí của xe tăng địch - ta và có thể sử dụng để tính toán đường đi, lên kế hoạch nhiệm vụ.
Hệ thống FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng. Đây là khả năng mà không có bất kỳ một loại xe tăng nào khác trên thế giới làm được. Tuy nhiên, chính việc trang bị FINDERS đã làm tăng đáng kể giá thành Leclerc.
Xe tăng Leclerc của Quân đội Pháp trong một cuộc duyệt binh ở Paris.
Xe tăng Leclerc của Quân đội Pháp trong một cuộc duyệt binh ở Paris.

Về hệ thống phòng vệ của Leclerc, xe được thiết kế với giáp đa lớp kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng tungsten. Ngoài lớp giáp đó, trên thân xe còn phủ module giáp phản ứng nổ cải tiến NERA có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn 2 đầu nổ chuyên chống giáp phản ứng nổ (ERA).
Leclerc cũng được trang bị hệ thống phòng vệ GALIX gồm 9 ống phóng lựu lắp 2 bên hông tháp pháo. Nó có thể phóng ra lựu đạn khói, lựu đạn sát thương và đánh lạc hướng tia hồng ngoại của tên lửa chống tăng có điều khiển.
Sức mạnh hỏa lực của Leclerc cũng rất đáng gờm với pháo nòng trơn CN120-26 cỡ 120mm tích hợp thiết bị nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn lên tới 12 phát/phút. Đây có lẽ là dòng xe tăng duy nhất của thế giới phương Tây sử dụng thiết bị nạp đạn tự động (thường chỉ thấy trên xe tăng Nga).
Pháo chính được kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến SAGEM HL-60 cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể lựa chọn 6 mục tiêu khác nhau để tấn công chỉ trong vòng 30 giây.
Theo quảng cáo của Nexters, pháo chính 120mm có thể phá hủy mục tiêu di chuyển tốc độ 50km/h ở tầm xa đến 4km.
Xe tăng Leclerc tuy có giá cực đắt nhưng khi hoạt động ở địa hình sa mạc nó lại bộc lộ không ít nhược điểm.
Xe tăng Leclerc tuy có giá cực đắt nhưng khi hoạt động ở địa hình sa mạc nó lại bộc lộ không ít nhược điểm.

Xe tăng Leclerc sử dụng động cơ diesel SACM V8X- 1500 công suất 1.500 mã lực cho phép di chuyển “khối thép” nặng 54,5 tấn chạy với tốc độ 72km/h trên đường bằng và 55km/h ở đường xấu.
Dù cho có nhiều ưu điểm, vũ khí mạnh và hệ thống điện tử tối tân nhưng xe tăng Leclerc có giá thành quá đắt đỏ, và vì thế nó không được ưa chuộng.
Trong số 862 chiếc Leclerc được sản xuất, chỉ có Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất (UAE) dám “chịu chi” mua 400 chiếc. Và có vẻ đây là một hành động khoe khoang của nhà giàu, hơn là một sự đầu tư đứng đắn cho quốc phòng.
Khi đưa vào sử dụng, UAE mới nhận ra xe tăng Leclerc gặp nhiều vấn đề khi tác chiến trong môi trường sa mạc. Điều đó buộc nhà sản xuất Nexter phải chỉnh sửa lại về hệ thống điện tử.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới