4 vũ khí huyền thoại Việt Nam khiến nhân loại ngả mũ thán phục

4 vũ khí huyền thoại Việt Nam khiến nhân loại ngả mũ thán phục

Trong lịch sử Việt Nam, 4 vũ khí huyền thoại dưới đây gắn liền với những nhân vật lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Một  vũ khí huyền thoại trong lịch sử Việt Nam được nhiều người biết đến là nỏ thần của An Dương Vương. Trong truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, vua An Dương Vương có Nỏ thần, bắn một lúc nhiều mũi tên và chỉ vài lần bắn là quân giặc đông đến hàng vạn cũng phải tan tành rồi bỏ chạy.
Một vũ khí huyền thoại trong lịch sử Việt Nam được nhiều người biết đến là nỏ thần của An Dương Vương. Trong truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, vua An Dương Vương có Nỏ thần, bắn một lúc nhiều mũi tên và chỉ vài lần bắn là quân giặc đông đến hàng vạn cũng phải tan tành rồi bỏ chạy.
Chính sử sách Trung Quốc như quyển Thái Bình hoàn vũ ký cũng có ghi chép về vũ khí này: “Nỏ thần bắn một phát giết hàng vạn người, bắn ra 3 phát giết đến 3 vạn”.
Chính sử sách Trung Quốc như quyển Thái Bình hoàn vũ ký cũng có ghi chép về vũ khí này: “Nỏ thần bắn một phát giết hàng vạn người, bắn ra 3 phát giết đến 3 vạn”.
Nhờ chiếc nỏ được làm từ móng vuốt của thần Kim Quy, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà xâm lược Âu Lạc.
Nhờ chiếc nỏ được làm từ móng vuốt của thần Kim Quy, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà xâm lược Âu Lạc.
Thế nhưng, về sau, Triệu Đà dùng mưu kế giảng hòa cho con trai Trọng Thủy sang làm rể Âu Lạc nhưng thực chất là muốn đánh cắp nỏ thần. Sau khi có được nỏ thần, Triệu Đà lần nữa đem quân tiến đánh Âu Lạc và khiến An Dương Vương thua trận.
Thế nhưng, về sau, Triệu Đà dùng mưu kế giảng hòa cho con trai Trọng Thủy sang làm rể Âu Lạc nhưng thực chất là muốn đánh cắp nỏ thần. Sau khi có được nỏ thần, Triệu Đà lần nữa đem quân tiến đánh Âu Lạc và khiến An Dương Vương thua trận.
Ngựa sắt của Thánh Gióng là một vũ khí huyền thoại nổi tiếng lịch sử Việt Nam. Theo truyền thuyết của dân gian Việt Nam, Thánh Gióng là con trai của vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức ở làng Gióng đời Hùng Vương thứ 6.
Ngựa sắt của Thánh Gióng là một vũ khí huyền thoại nổi tiếng lịch sử Việt Nam. Theo truyền thuyết của dân gian Việt Nam, Thánh Gióng là con trai của vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức ở làng Gióng đời Hùng Vương thứ 6.
Điều kỳ lạ là Thánh Gióng chào đời sau 12 tháng trong bụng mẹ. Kể từ đó cho đến líc 3 tuổi, Thánh Gióng không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Thế nhưng, khi nghe tin giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta và biết nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước, Thánh Gióng liền nói chuyện và bảo mẹ mời sứ giả vào.
Điều kỳ lạ là Thánh Gióng chào đời sau 12 tháng trong bụng mẹ. Kể từ đó cho đến líc 3 tuổi, Thánh Gióng không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Thế nhưng, khi nghe tin giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta và biết nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước, Thánh Gióng liền nói chuyện và bảo mẹ mời sứ giả vào.
Theo đó, Thánh Gióng nói với sứ giả về tâu với nhà vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc. Nhà vua nhanh chóng cho thợ làm những thứ Thánh Gióng yêu cầu.
Theo đó, Thánh Gióng nói với sứ giả về tâu với nhà vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc. Nhà vua nhanh chóng cho thợ làm những thứ Thánh Gióng yêu cầu.
Trong khi ấy, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi và được làng xóm gom góp gạo nuôi để mong sớm đánh tan quân giặc. Sau khi trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, Thánh Gióng mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa sắt. Ngựa phun lửa, Thánh Gióng xông lên tiêu diệt, đánh tan quân địch. Sau cùng, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.
Trong khi ấy, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi và được làng xóm gom góp gạo nuôi để mong sớm đánh tan quân giặc. Sau khi trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, Thánh Gióng mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa sắt. Ngựa phun lửa, Thánh Gióng xông lên tiêu diệt, đánh tan quân địch. Sau cùng, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.
Vũ khí huyền thoại tiếp theo trong lịch sử Việt Nam là Thuận Thiên kiếm. Đây là thanh kiếm huyền thoại từng giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Cụ thể, khi giặc Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt (1407 - 1427), từ vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược. Ban đầu, do thế lực còn non yếu nên lực lượng của Lê Lợi thua trận trước quân địch.
Vũ khí huyền thoại tiếp theo trong lịch sử Việt Nam là Thuận Thiên kiếm. Đây là thanh kiếm huyền thoại từng giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Cụ thể, khi giặc Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt (1407 - 1427), từ vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược. Ban đầu, do thế lực còn non yếu nên lực lượng của Lê Lợi thua trận trước quân địch.
Thấy vậy, đức Long Quân muốn cho Lê Lợi mượn gươm thần để trừ giặc. Vào một đêm, một người đánh cá tên là Lê Thận đã kéo lên được một lưỡi kiếm ở ven bờ sông Chu (Thanh Hóa). Về sau, ông gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và đến tay Lê Lợi.
Thấy vậy, đức Long Quân muốn cho Lê Lợi mượn gươm thần để trừ giặc. Vào một đêm, một người đánh cá tên là Lê Thận đã kéo lên được một lưỡi kiếm ở ven bờ sông Chu (Thanh Hóa). Về sau, ông gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và đến tay Lê Lợi.
Ít lâu sau, trong một lần bị quân Minh truy đuổi, Lê Lợi và các tướng tá chia nhau mỗi người một ngả. Khi đi qua khu rừng, Lê Lợi chợt thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa và phát hiện đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Khi lắp lưỡi gươm có được trước đó vào chuôi gươm mới tìm thấy thì vừa khớp.
Ít lâu sau, trong một lần bị quân Minh truy đuổi, Lê Lợi và các tướng tá chia nhau mỗi người một ngả. Khi đi qua khu rừng, Lê Lợi chợt thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa và phát hiện đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Khi lắp lưỡi gươm có được trước đó vào chuôi gươm mới tìm thấy thì vừa khớp.
Từ đó, Lê Lợi dùng thanh gươm thần chinh chiến sa trường, chỉ huy tướng sĩ khiến cho quân Minh phải kinh hồn bạt vía. Cuối cùng, quân thù bị đánh đuổi khỏi bờ cõi. Sau khi dẹp giặc xong, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong lần cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Lê Lợi thấy một con rùa vàng lớn nhô lên khỏi mặt nước. Con rùa tiến về phía thuyền vua và nói: “Đất nước đã thanh bình, xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”. Nghe xong, nhà vua bèn trả lại gươm và rùa mang theo thanh gươm thần lặn xuống hồ. Từ đó, hồ được gọi là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Từ đó, Lê Lợi dùng thanh gươm thần chinh chiến sa trường, chỉ huy tướng sĩ khiến cho quân Minh phải kinh hồn bạt vía. Cuối cùng, quân thù bị đánh đuổi khỏi bờ cõi. Sau khi dẹp giặc xong, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong lần cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Lê Lợi thấy một con rùa vàng lớn nhô lên khỏi mặt nước. Con rùa tiến về phía thuyền vua và nói: “Đất nước đã thanh bình, xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”. Nghe xong, nhà vua bèn trả lại gươm và rùa mang theo thanh gươm thần lặn xuống hồ. Từ đó, hồ được gọi là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Vũ khí huyền thoại cuối cùng được nhiều người dân Việt Nam biết tới là “thần cơ thương pháo” - loại súng thần công được Hồ Nguyên Trừng (con trai cả của Hồ Quý Ly) phát minh cách đây hơn 600 năm.
Vũ khí huyền thoại cuối cùng được nhiều người dân Việt Nam biết tới là “thần cơ thương pháo” - loại súng thần công được Hồ Nguyên Trừng (con trai cả của Hồ Quý Ly) phát minh cách đây hơn 600 năm.
Theo sử liệu, vào đầu thế kỷ 15, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh, nhà Hồ (1400 - 1407) đã có sự cải tiến vũ khí chiến đấu và cho ra đời súng thần công (còn gọi là thần cơ thương pháo).
Theo sử liệu, vào đầu thế kỷ 15, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh, nhà Hồ (1400 - 1407) đã có sự cải tiến vũ khí chiến đấu và cho ra đời súng thần công (còn gọi là thần cơ thương pháo).
Người có công sáng chế ra súng thần công này chính là Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446). Ông phát minh ra loại súng sử dụng thuốc nổ để bắn các loại đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá có sức công phá tốt, hiệu quả sát thương và uy hiếp tinh thần đối phương rất cao.
Người có công sáng chế ra súng thần công này chính là Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446). Ông phát minh ra loại súng sử dụng thuốc nổ để bắn các loại đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá có sức công phá tốt, hiệu quả sát thương và uy hiếp tinh thần đối phương rất cao.
Chiều dài thân súng 44 cm, nòng súng dài 5 cm và được đúc bằng sắt hoặc đồng. Đuôi súng được đúc kín có bộ phận châm ngòi.
Chiều dài thân súng 44 cm, nòng súng dài 5 cm và được đúc bằng sắt hoặc đồng. Đuôi súng được đúc kín có bộ phận châm ngòi.
00:0000:0000:00
00:00
 
00:0000:0000:00
00:00
 
Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.