4 thực phẩm giúp làm giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Muốn làm giảm các triệu chứng sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như sốt, đau đầu, đau vết tiêm,… bạn có thể sử dụng những thực phẩm sau.

4 thực phẩm giúp làm giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Thực phẩm giàu nước

Uống đủ nước sau khi tiêm phòng giúp bạn duy trì nhiệt độ cơ thể và trạng thái tinh thần. Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm có hàm lượng nước cao sẽ giúp bạn sảng khoái và bình tĩnh.

Hãy uống nhiều nước kết hợp với việc sử dụng các loại thực phẩm giàu nước như cam, chanh, bưởi, dưa chuột, dưa, đào vào chế độ ăn sau tiêm phòng.

Nghệ

Nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng virut, chống viêm, giảm đau và kháng nấm. Vì vậy nghệ có thể tăng cường hệ thống miễn dịch một cách đáng kể. Bên cạnh đó, trong nghệ còn có curcumin và tinh dầu là các thành phần hoạt tính sinh học chính có thể sử dụng làm chất điều trị cho sức khỏe thể chất.

Gừng

Gừng là thứ gia vị có trong nhiều món ăn giúp làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Đồng thời gừng cũng mang đến rất nhiều công dụng.

Nhờ có axit amin và các enzym quan trọng nên gừng giúp làm giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm đồng thời giúp xoa dịu tinh thần và giảm căng thẳng. Bạn có thể uống một cốc trà gừng vào buổi tối để có cảm giác thư giãn.

Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh có chứa nhiều mangan, axit folic, carotenoid provitamin A, vitamin C, chất xơ và đặc biệt là vitamin K. Các dưỡng chất trong rau lá xanh sẽ giúp duy trì sự trao đổi chất và làm cho bạn cảm thấy ít mệt mỏi hơn. Tốt nhất là sau khi tiêm phòng bạn hãy ăn nhiều rau xanh hơn.

4 thuc pham giup lam giam tac dung phu sau khi tiem vac xin COVID-19
Bổ sung thực phẩm nhiều nước giúp làm giảm phản ứng phụ sau tiêm

Cách xử trí một số phản ứng thông thường

Có người sau khi tiêm không gặp phản ứng phụ nào hoặc có nhưng nhẹ nhưng cũng có người phản ứng phụ diễn ra cụ thể hơn. Trong trường hợp này bạn cần có cách xử trí phù hợp.

Sốt nhẹ

Sốt là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp có thể sốt đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt chống viêm, nếu sốt không giảm (trên 39 độ C), liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.

Vết tiêm sưng đỏ, đau

Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau.

Dị ứng

Sau khi tiêm, người có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trong người khó chịu thì phải dùng thuốc chống dị ứng với sự tư vấn của cán bộ y tế.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Nếu sốt nhẹ, người tiêm vắc xin không cần dùng thuốc hạ sốt. Bạn nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm, uống đủ nước.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Tới ngày 2/8, Việt Nam đã tiêm được hơn 6,4 triệu liều vắc xin, trong đó gần 660.000 người được tiêm đủ 2 mũi. Hiện tại, Việt Nam đã nhận gần 16 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca, Moderna, Sinopharm.  

Tác dụng phụ của vắc xin

Cách 7 tuần, tiêm luôn vắc-xin Covid-19 mũi 2 được không?

Bạn đọc Việt Chiến: "Tôi tiêm vắc-xin mũi 1 được 7 tuần giờ tiêm mũi 2 có được không? Vẫn biết là 8 tuần thì đúng nhưng nay tiêm cho người dân chung cư nên tôi thấy thuận tiện hơn, không biết có được không?"

Cách 7 tuần, tiêm luôn vắc-xin Covid-19 mũi 2 được không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM):

Đến đâu để được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19?

Không có việc không được cấp chứng nhận sau tiêm vắc xin COVID-19.

Đến đâu để được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19?
Bạn đọc Trần Thành Đạt (25 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: Ngày 22-6-2021, tôi và em gái có đến trường THCS Đống Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM để tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 nhưng chưa có giấy xác nhận tiêm. Vậy xin hỏi bác sĩ, cần đến đâu để xin giấy xác nhận tiêm mũi 1?
- Đại diện Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, TP HCM trả lời: Không có việc không được cấp chứng nhận sau tiêm vắc xin. Vì quy trình là khi vào tiêm vắc xin, người tiêm sẽ được nhân viên y tế phát phiếu để họ điền thông tin gồm họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.