4 tháng trước khi bị bắt, Chủ tịch An Giang chỉ đạo khẩn nội dung gì?

4 tháng trước khi bị bắt, Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình từng có chỉ đạo khẩn về nâng cao hiệu quả quản lý khoáng sản khi các cấp dưới vướng vòng lao lý liên quan đến cát lậu và nhận hối lộ.

4 tháng trước khi bị bắt, Chủ tịch An Giang chỉ đạo khẩn nội dung gì?
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngay khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cùng Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Việt Trí bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ liên quan đường dây cát lậu lớn, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã có chỉ đạo khẩn về quản lý khoáng sản.
Theo đó, ngày 25/8, ông Nguyễn Thanh Bình ký văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, quản lý chặt chẽ nguồn vật liệu trên địa bàn tỉnh.
4 thang truoc khi bi bat, Chu tich An Giang chi dao khan noi dung gi?
Các ghe cát neo đậu trên sông Tiền ở địa phận tỉnh An Giang. Ảnh: CTV. 

Khi đó, Chủ tịch tỉnh An Giang nhìn nhận, dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, quản lý chặt chẽ nguồn vật liệu xây dựng, nhưng vẫn còn một số tổ chức, cá nhân sai phạm.

Do đó, Chủ tịch tỉnh An Giang giao Sở TN&MT khẩn trương đo đạc, kiểm tra ngay địa hình đáy sông; đánh giá trữ lượng còn lại của tất cả các khu mỏ cát sông, dự án nạo vét kết hợp thu hồi khoáng sản; báo cáo quy trình cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, nạo vét kết hợp thu hồi khoáng sản.

Đồng thời, kiểm tra, rà soát các giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đã cấp và các quyết định, văn bản cho phép thu hồi khoáng sản. Đề xuất chấm dứt ngay việc khai thác khoáng sản tại các khu vực không đủ điều kiện.

Khẩn trương rà soát, tham mưu UBND tỉnh về phương án phân bổ nguồn vật liệu xây dựng, nhằm đáp ứng nhu cầu, tiến độ thi công các dự án đường cao tốc theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ.

Sở TN&MT phải yêu cầu các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản lắp đặt camera trên từng phương tiện khai thác để kiểm soát sản lượng, khối lượng cát tại mỏ; cung cấp số hiệu từng phương tiện đăng ký phục vụ công trình, dự án cụ thể; lắp định vị, có đường truyền về máy chủ để giám sát.

Yêu cầu chủ đầu tư các dự án sử dụng ngân sách báo cáo sản lượng hằng tháng để đối chiếu số liệu từ các mỏ. Nếu phát hiện nguồn vật liệu cung cấp cho các công trình bán ra ngoài thị trường, Sở TN&MT sớm đề xuất UBND tỉnh đóng cửa mỏ, xử lý nghiêm vi phạm, tránh thất thoát ra ngoài.

Chủ tịch tỉnh An Giang cũng yêu cầu Công an tỉnh khẩn trương thành lập các chốt kiểm soát; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi khai thác khoáng sản không đúng quy định.

Tuy nhiên, ngày 25/12 (tròn 4 tháng kể từ khi Chủ tịch tỉnh An Giang có chỉ đạo khẩn về quản lý khoáng sản – PV), Bộ Công an phát đi thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Bình cũng liên quan tới khoáng sản.

4 thang truoc khi bi bat, Chu tich An Giang chi dao khan noi dung gi?-Hinh-2
Ông Nguyễn Thanh Bình (Ảnh: Bộ Công an). 
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định ông Nguyễn Thanh Bình đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp, chỉ đạo giúp Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 được cấp phép thăm dò, khai thác, điều chỉnh trữ lượng, công suất và khai thác trái quy định của pháp luật tại mỏ cát xã Mỹ Hiệp và xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Sai phạm trong cấp phép khai thác cát
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước khi Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang Nguyễn Việt Trí, Thanh tra Chính phủ đã công bố thông báo kết luận thanh tra, trong đó nhắc đến "công tác cấp giấy phép khai thác cát trên địa bàn tỉnh An Giang" giai đoạn 2015-2020.
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt vi phạm của tỉnh này. Cụ thể, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cát và việc cấp phép khai thác cát còn một số hạn chế, vi phạm dẫn đến số tiền cần thu nộp ngân sách nhà nước đã xác định được thất thoát hơn 2,6 tỷ đồng.
Giai đoạn từ tháng 7/2011 - 12/2020, UBND tỉnh An Giang cấp 4 giấy phép thăm dò khoáng sản cát sông tại khu vực không đấu giá nhưng không thực hiện thủ tục lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản.
Từ sau ngày 1/7/2011, An Giang gia hạn 15 giấy phép khai thác cát không đúng quy định.
Tỉnh này cấp 7 giấy phép khai thác cát thuộc khu vực khoanh định không đấu giá nhưng không xác định phục vụ riêng cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới là không đúng quy định.
Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương không thực hiện việc kiểm kê trữ lượng cát tại các mỏ cát lòng sông đã cấp phép, không có biện pháp đảm bảo giám sát chặt chẽ khối lượng cát khai thác thực tế hằng năm tại các mỏ được cấp phép…
Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm để xảy ra những vi phạm, hạn chế nêu trên thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, Giám đốc Sở TN&MT giai đoạn 2011-2020 và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Cô giáo chê Chủ tịch tỉnh An Giang: Phạt 5 triệu là quá đáng

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc cô giáo chê Chủ tịch tỉnh An Giang có “cái mặt kênh kiệu",  ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) cho rằng, phạt 5 triệu là quá đáng.

Cô giáo chê Chủ tịch tỉnh An Giang: Phạt 5 triệu là quá đáng
Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII ngày 18/11, đánh giá về sự việc một cô giáo chê Chủ tịch tỉnh An Giang có “cái mặt kênh kiệu" trên trang facebook cá nhân bị phạt 5 triệu đồng, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) cho rằng đây không phải là vấn đề gì quá lớn.
Theo ông Tâm, người dân hay cử tri có quyền đánh giá mình hay ông chủ tịch đó như thế nào, mặt kênh thì người ta nói kênh. Nếu người ta xúc phạm nặng nề thì khác còn về mặt cảm xúc thì người ta có quyền nói và với hình thức như phản ánh thì chưa thể gọi là xúc phạm.

Cán bộ chê chủ tịch trên Facebook: Thường vụ tỉnh An Giang họp khẩn

Chiều 24/11, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức cuộc họp khẩn để giải quyết dứt điểm vụ cán bộ chê chủ tịch tỉnh trên trên Facebook trong ngày 25/11.

Cán bộ chê chủ tịch trên Facebook: Thường vụ tỉnh An Giang họp khẩn
Ngày 24​/11, việc rút lại các quyết định xử phạt, quyết định kỷ luật ba cán bộ “chê” chủ tịch tỉnh An Giang trên Facebook chưa thể thực hiện vì chưa có được sự thống nhất cao của một số cơ quan chức năng liên quan.
Chiều cùng ngày, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức cuộc họp khẩn để giải quyết dứt điểm vụ việc trong ngày 25​/11.

Chê chủ tịch tỉnh trên facebook: Sở TT&TT nên nhận khuyết điểm

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ 3 cán bộ chê chủ tịch tỉnh trên facebook, ông Nguyễn Hạnh thừa nhận hồ sơ vụ việc được lập vội vàng nên xử lý chưa đúng.

Chê chủ tịch tỉnh trên facebook: Sở TT&TT nên nhận khuyết điểm
Sáng 26/11, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp báo cung cấp thông tin cho báo chí về việc rút quyết định xử phạt 3 cán bộ chê chủ tịch tỉnh trên facebook
Che chu tich tinh tren facebook: So TT&TT nen nhan khuyet diem
UBND tỉnh An Giang tổ chức họp báo. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.