4 tàu sân bay có số phận hẩm hiu nhất của quân phát xít

Trong Thế chiến 2, 4 tàu sân bay của quân phát xít có số phận hẩm hiu nhất khi có chiếc chưa chịp ra trận đã bị đánh chìm. Theo đó, những tàu này không có bất cứ thành tích nào kể từ sau khi được hạ thủy.

4 tàu sân bay có số phận hẩm hiu nhất của quân phát xít
Thế chiến 2 là một trong những cuộc chiến đẫm máu, ác liệt nhất với sự tham gia của hàng chục nước trên thế giới. Trục phát xít và quân Đồng minh có các cuộc chiến cam ở nhiều mặt trận. Trong đó, các tàu sân bay đóng vai trò quan trọng trong lực lượng hải quân. Tuy nhiên, quân phát xít có 4 tàu sân bay có số phận hẩm hiu nhất khiến công chúng bất ngờ. 
Tàu sân bay Graf Zeppelin
Đầu tiên là tàu sân bay Graf Zeppelin của Đức quốc xã. Việc đóng tàu sân bay được chính quyền Hitler coi là nhiệm vụ trọng tâm nên đặt tên cho chương chình này mật danh là Plan Z. Theo kế hoạch,hải quân của Đức quốc xã sẽ đưa vào biên chế 4 tàu sân bay và 10 thiết giáp hạm. Về sau, kế hoạch giảm xuống còn 2 tàu sân bay.
4 tau san bay co so phan ham hiu nhat cua quan phat xit
 Tàu sân bay Graf Zeppelin.
Tàu sân bay đầu tiên của Đức được đóng vào tháng 12/1936. Sau 2 năm, nó được hạ thủy. Giới chức Đức quốc xã đặt tên cho tàu sân bay này là Graf Zeppelin. Với chiều dài 262m, boong và thân tàu sân bay Graf Zeppelin được bọc thép. Con tàu có lượng giãn nước đầy tải là 34.000 tấn, sức chứa lên tới 1.700 thành viên thủy thủ đoàn và 300 thành viên phi hành đoàn.
Graf Zeppelin có thể đạt tốc độ tối đa là 65 km/h. Điều này khiến nó trở thành tàu sân bay nhanh nhất được chế tạo vào thời điểm bấy giờ. Không những vậy, Đức quốc xã còn trang bị vũ khí khủng như: 16 khẩu pháo 150mm bố trí trên 8 tháp pháo nòng đôi để phòng thủ chống hạm, 12 khẩu pháo 105mm bố trí trên 6 tháp pháo nòng đôi...
Khi Thế chiến 2 nổ ra vào năm 1939, tàu sân bay Graf Zeppelin đã hoàn thiện được 80%. Thế nhưng, nó chưa từng được triển khai trong các trận đánh vì giới chức phát xít Đức cho rằng, các chiến dịch quân sự trên bộ và trên không quan trọng hơn nhiều. Thêm nữa, chi phí vận hành tàu sân bay này khá tốn kém trong khi ngân sách cần dùng vào nhiều hoạt động khác, bao gồm chế tạo tàu ngầm U-boat. Cuối cùng, vào tháng 3/1945, Đức đánh chìm tàu sân bay Graf Zeppelin ở Stettin.
Ttàu sân bay Aquila và Sparviero
Tương tự Đức, Itlay có 2 tàu sân bay chưa ra trận đã bị đánh chìm. Đó là tàu sân bay Aquila và Sparviero. Giới chức Italy khởi động dự án đóng tàu sân bay vào tháng 11/1941 sau khi nhận thấy tầm quan trọng của chúng trong các trận hải chiến.
Tàu sân bay Aquila được chuyển đổi từ tàu tàu viễn dương Roma, có chiều dài 235m, lượng giãn nước đầy tải là 27.000 tấn. Phi đội của nó gồm 36 máy bay tiêm kích – ném bom Reggiane 2001 và được trang bị 8 khẩu pháo 135mm lưỡng dụng, 126 khẩu pháo phòng không 20mm.
Đến tháng 9/1943, quá trình đóng tàu Aquila đạt khoảng 90% và đang trong quá trình thử nghiệm động cơ. Dự kiến quá trình đóng tàu hoàn tất vào tháng 12/1943 và được triển khai trong chiến đấu vào giữa năm 1944. Tuy nhiên, Aquila chưa từng được đưa vào hoạt động thì Italy đã ký hiệp ước đầu hàng quân Đồng minh vào ngày 8/9/1943. Theo đó, cuối cùng tàu sân bay Aquila bị Đức quốc xã đánh chìm tại cảng Genoa sau khi cố gắng chiếm lấy nó nhưng bất thành.
4 tau san bay co so phan ham hiu nhat cua quan phat xit-Hinh-2
Tàu sân bay Aquila. 
Trong khi đó, việc đóng tàu sân bay Sparviero của Italy cũng bị bỏ dở giữa chừng. Nó cũng là tàu sân bay được chuyển đổi từ một tàu viễn dương. Theo thiết kế, Sparviero dài khoảng 231m, lượng giãn nước khoảng 30.000 tấn và chở được khoảng 40 máy bay. Việc đóng tàu chưa hoàn tất thì Itlay đã thất bại trước quân đồng minh.
Tàu sân bay Shinano của Nhật Bản
Tàu Shinano - thiết giáp hạm lớp Yamato thứ 3 của Nhật Bản được cho là thiết giáp hạm lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử. Việc đóng con tàu này bị dừng lại vào năm 1942 khi chính quyền Nhật Bản quyết định chuyển đổi nó thành tàu sân bay. Theo đó, sau khi đổi thiết kế, Shinano chính thức hoạt động như một tàu sân bay vào tháng 11/1944. Với chiều dài dài 265m, lượng giãn nước 70.000 tấn, tàu sân bay Shinano có thủy thủ đoàn gồm hơn 2.000 người, phi đội riêng gồm 47 máy bay và có sức chứa thêm hàng chục máy bay khác.
4 tau san bay co so phan ham hiu nhat cua quan phat xit-Hinh-3
 Tàu sân bay Shinano.
Vào tối 28/11/1944, tàu sân bay Shinano thực hiện hành trình đi từ Yokosuka đến Kure để hoàn thành quá trình trang bị. Sau đó, tàu sân bay này được sắp xếp nhiệm vụ vận chuyển 50 máy bay cảm tử (kamikaze) trang bị tên lửa Yokosuka MXY7 Ohka và các loại vũ khí khác đến Okinawa và Philippines. Tuy nhiên, vào sáng sớm ngày 29/11, tàu sân bay này trúng 4 quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm USS Archerfish. Hậu quả là chỉ vài giờ sau, con tàu cùng với hơn 1.400 thủy thủ đoàn chìm xuống đáy biển. Theo đó, tàu sân bay này bị đánh chìm chỉ sau 10 ngày hạ thủy.

Mời độc giả xem video: Nhật Bản phát hiện biến thể Delta mới. Nguồn: THĐT1.

Câu chuyện ly kỳ về người hùng Thế chiến 2

Trong Thế chiến 2, Léo Major, 19 tuổi, đến từ Quebec tham gia chiến đấu cho quân đội Anh. Vào tháng 4/1945, ông giải phóng thành phố Zwolle, Hà Lan chỉ với một mình. Vì vậy, Major trở thành người hùng Thế chiến 2.

Câu chuyện ly kỳ về người hùng Thế chiến 2
Cau chuyen ly ky ve nguoi hung The chien 2
 Chào đời ở bang Massachusetts, Mỹ ngày 23/1/1921, Léo Major - người hùng Thế chiến 2 - là con của một gia đình người Canada gốc Pháp. Về sau, gia đình của Major chuyển đến sống ở thành phố Montreal, Canada.

Vì sao Mỹ bất ngờ thay đổi quyết định trung lập trong Thế chiến 2?

Khi Thế chiến 2 nổ ra vào năm 1939, Mỹ quyết định giữ thế trung lập. Tuy nhiên, đến cuối năm 1941, Mỹ tham gia Thế chiến 2 sau khi bị Nhật Bản tấn công.

Vì sao Mỹ bất ngờ thay đổi quyết định trung lập trong Thế chiến 2?
Vi sao My bat ngo thay doi quyet dinh trung lap trong The chien 2?
 Thế chiến 2 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại khi có khoảng 60 triệu người thương vong và hơn 80% dân số thế giới bị ảnh hưởng.

Giải mã cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2

Trận Stalingrad diễn ra từ tháng 7/1942 - 2/1943 là cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2. Trong trận chiến này, khoảng 2 triệu người thương vong ở cả 2 bên.

Giải mã cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2
Giai ma cuoc chien thuong vong dam mau nhat trong The chien 2
 Với khoảng 2 triệu người thương vong ở cả 2 bên, trận Stalingrad trở thành cuộc chiến thương vong đẫm máu nhất trong Thế chiến 2. Đây là trận chiến cam go, ác liệt giữa phát xít Đức với Liên Xô tại thành phố Stalingrad.

Đọc nhiều nhất

Tin mới