4 kiểu đau cảnh báo bệnh hiểm nghèo, ung thư dễ bị bỏ qua nhất

Khi khối u hình thành và phát triển, không chỉ bộ phận bị ung thư mà toàn bộ cơ thể sẽ bị rối loạn hoạt động.

4 kiểu đau cảnh báo bệnh hiểm nghèo, ung thư dễ bị bỏ qua nhất

Các chuyên gia cho biết, bệnh hiểm nghèo, bao gồm cả ung thư có rất nhiều triệu chứng rõ ràng và một trong số đó là cơn đau. Tuy nhiên, khác với cơn đau cấp tính khi bị chấn thương, các bệnh này thường gây ra đau dai dẳng với tính chất đau khác thường.

Thậm chí, cơn đau có thể xuất hiện ở các bộ phận tưởng chừng không liên quan tới vị trí có khối u hay ở rất xa bộ phận mắc bệnh. Chính vì vậy mà rất dễ bị hiểu lầm, xem nhẹ hoặc bỏ qua. Đặc biệt là cảm giác đau dai dẳng, bất thường ở 4 vị trí sau đây:

1. Đau nhức đầu dai dẳng

Trong cuộc sống, chúng ta rất dễ bị đau nhức đầu khi căng thẳng, suy nhược, mất ngủ, ốm vặt… Tuy nhiên, đau đầu một cách bất thường và lặp lại thường xuyên cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh hiểm nghèo mà bạn nên cảnh giác.

4 kieu dau canh bao benh hiem ngheo, ung thu de bi bo qua nhat

Ảnh minh họa

Bác sĩ Wang Junling, Trưởng khoa Nội tổng quát thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Tây kết hợp tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) giải thích, đau đầu khác lạ thường liên quan đến các bệnh về não bộ, khối u ở não hoặc khối u phổi.

Cụ thể, đau đầu dai dẳng với cơn đau cấp tính nhưng không cố định, đau thành từng cơn rất có thể do xuất huyết não, viêm màng não, u não, phình động mạch… Cơn đau thường đi kèm với hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, khó ngủ, rối loạn ngôn ngữ, sụt cân, sốt nhẹ dai dẳng về chiều tối và đêm muộn.

Đặc biệt, nếu bạn bị đau nửa đầu dữ dội lặp đi lặp lại ở cùng một bên đầu trong thời gian dài thì hãy đi tầm soát u não ngay. Bởi vì theo bác sĩ Wang, một số người có khối u não có thể bị đau cả đầu, nhưng tỷ lệ đau nửa đầu là cao hơn. Ngoài đi kèm các triệu chứng đã kể ở trên thì đau đầu do u não còn khiến bệnh nhân thay đổi tính cách, dễ trở nên cáu gắt, suy giảm thị lực hoặc thính giác một cách bất thường, sốt cao không thể thuyên giảm bằng thuốc thông thường…

Bà cũng nhắc nhở rằng triệu chứng đau đầu, nhất là đau nửa đầu cũng có thể là dấu hiệu ung thư phổi. Do khối u ở phổi chèn ép tạo áp lực lên tĩnh mạch chủ trên thì sẽ gây ra hiện tượng đau nhức đầu vô cùng khó chịu. Nó đi kèm với tức ngực, ho nhiều và hụt hơi khi vận động.

2. Đau răng một cách khó hiểu Bác sĩ Zhou Tao, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện trực thuộc số 3 của Đại học Y phía Nam (Trung Quốc) cho biết, đau răng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng, ung thư vòm họng và một số khối u liên quan đến hệ thần kinh.

Nhưng điều ông muốn cảnh báo nhiều nhất từ cơn đau răng bất thường lại là các bệnh nguy hiểm về tim mạch. Ông nhấn mạnh, đau răng và bệnh tim tưởng chừng không liên quan gì đến nhau nhưng lại có mối quan hệ nhất định. Một số bệnh tim mạch có thể gây đau răng và y học gọi triệu chứng này là “đau răng do tim”.

Trong đó phổ biến nhất là bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân của hai bệnh này rất giống nhau, đều do mạch vành gây ra và có thể dẫn tới triệu chứng đau thắt ngực cho người bệnh cùng cảm giác đau răng một cách khó hiểu.

4 kieu dau canh bao benh hiem ngheo, ung thu de bi bo qua nhat-Hinh-2

Ảnh minh họa

Ông cho biết, “đau răng do tim” có thể được phân biệt với đau răng thông thường bởi 5 đặc điểm lâm sàng sau:

- Đầu tiên, đau răng dữ dội và đột ngột, đặc biệt là đau hàm và đau răng dưới nhưng lại không có bệnh răng miệng rõ ràng.

- Thứ hai, vị trí đau răng không chính xác. Có thể cảm thấy đau ở vị trí mơ hồ hoặc vị trí đau răng thay đổi liên tục.

- Thứ ba, đau răng kết hợp với các triệu chứng như tức ngực, đau ngực hoặc đau vai, lưng cùng lúc.

- Thứ tư, đau răng do mệt mỏi hoặc kích động cảm xúc có thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc uống nitroglycerin. Nhưng thuốc giảm đau thông thường hay liệu pháp nha khoa thì không có tác dụng.

- Thứ năm, phần lớn bệnh nhân đều có tiền sử bệnh cao huyết áp, tiểu đường… Tỷ lệ người cao tuổi cũng lớn hơn người trẻ.

3. Đau vai thường xuyên

Đau vai là loại đau dễ bị bỏ qua nhất nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo, Rất nhiều người khi bị đau vai sẽ cho rằng đó là chứng đau vai gáy dẫn đến bỏ lỡ thời gian điều trị bệnh tật, bao gồm cả ung thư.

Bác sĩ Chen Qunshan thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) cho biết, ông đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân phát hiện ung thư thông qua triệu chứng đau vai gáy. Ba loại ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi là dễ gây đau vai gáy nhất. Do khối u dễ di căn đến vai, khớp gối… nên gây ra các triệu chứng như hạn chế khớp vai nên thường bị người bệnh nhầm lẫn như đau vai đơn giản hoặc cứng vai.

Đặc biệt, nếu phải chọn ra một bệnh ung thư dễ gây đau vai bất thường nhất thì ông cho rằng đó chính là ung thư phổi. Bởi vì ngoài di căn xương, khối u ác tính ở phổi có thể ảnh hưởng đến đám rối thần kinh cánh tay gây đau ở vai, cánh tay. Từ đó gây đau vai dai dẳng không khỏi, đau thường lan rộng xuống cánh tay, đi kèm tức ngực, ho và sụt cân, cứng cổ…

Đau vai gáy bất thường cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tụy. Đây là khối u ác tính cao, khởi phát âm ỉ, khó phát hiện sớm, dễ di căn và tiên lượng xấu. Cơn đau do ung thư tuyến tụy gây ra thường bị nhầm với cơn đau vai thông thường ở giai đoạn đầu, do các mô xung quanh khối u chịu áp lực và cơn đau được truyền đến vỏ não, gây đau ở vai.

Ngoài ra, đau vai từng cơn dữ dội, lặp lại không theo bất kỳ một quy luật nào cũng có thể liên quan đến nhồi máu cơ tim nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, tốt nhất là nên đi khám khi bị đau vai kéo dài để xem mình bị chấn thương, bệnh cơ xương khớp thông thường hay đã mắc bệnh hiểm nghèo.

4. Đau thắt lưng dữ dội kéo dài Đau lưng dưới hay thường gọi là đau thắt lưng hiếm khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Nó thường liên quan tới các bệnh cơ xương khớp hoặc chấn thương. Tuy nhiên, nếu cơn đau thắt lưng dai dẳng trong thời gian dài, có nhiều lúc trở nên dữ dội dù không phát hiện bất kỳ chấn thương nào thì tốt nhất là bạn nên đi tầm soát ung thư.

4 kieu dau canh bao benh hiem ngheo, ung thu de bi bo qua nhat-Hinh-3

Ảnh minh họa

Tiến sĩ Janet L. Abrahm (Mỹ ) cho biết, có tới 25% bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng đau lưng. Ngoài ra, bà nhắc nhở rằng đau thắt lưng còn có thể liên quan tới ung thư cột sống, ung đại trực tràng, ung thư thận, ung thư buồng trứng, ung thư hạch bạch huyết, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi.

Để phân biệt cơn đau thắt lưng do bệnh cơ xương khớp thông thường với bệnh ung thư, hãy chú ý đến 3 điểm sau đây:

- Đầu tiên, theo thời gian, cơn đau thắt lưng ngày càng trở nên trầm trọng hơn và không thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc xoa bóp, dùng thuốc giảm đau thông thường.

- Thứ hai, tình trạng đau thắt lưng diễn ra nhiều hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.

- Thứ ba, ngoài đau thắt lưng còn có nhiều triệu chứng đi kèm như sụt cân, chán ăn, sốt, ho, tiểu máu, đau tức ngực…

Chưa kể, đau thắt lưng cũng có thể do các vấn đề nghiêm trọng ở thận và tụy ngoài bệnh ung thư thận. Ví dụ như viêm tụy cấp, viêm bể thận, suy thận cấp… hoặc một số viêm nhiễm nặng liên quan đến sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ.

Hơn 10 năm không có con, đi khám phát hiện do u não

Phát hiện khối u não trong lần khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện, chị L. đã biết một phần nguyên nhân khiến bản thân khó mang thai.

Hơn 10 năm không có con, đi khám phát hiện do u não

Cầm kết quả xét nghiệm, cộng hưởng từ (MRI) của chị M.N.L. (46 tuổi, TP.HCM), thạc sĩ bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chẩn đoán chị bị u tuyến yên, khiến tình trạng cường giáp tái phát liên tục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, khiến chị L. tìm con trong vô vọng.

Tái phát cường giáp liên tục vì u tuyến yên

Sau điều trị ung thư, bao lâu thì có thể mang thai?

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa xạ trị.

Sau điều trị ung thư, bao lâu thì có thể mang thai?

Sau dieu tri ung thu, bao lau thi co the mang thai?

Về khía cạnh y học, rất nhiều chuyên gia trên thế giới khuyến cáo không nên mang thai khi đang chữa trị ung thư. Ảnh: Verywellfamily.

Với người khỏe mạnh, việc mang thai luôn là sứ mệnh rất cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên, mang bầu khi đang có khối u khiến các bà mẹ bối rối, lo lắng.

Mang khối u khủng, du học sinh trở về Việt Nam cấp cứu

Ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ đã lấy ra khối u và rất nhiều dịch lỏng với tổng khối lượng 22kg cho cô gái. Trước đó, cô du học tại Canada và chỉ biết mua thuốc giảm đau để uống cầm chừng.

Mang khối u khủng, du học sinh trở về Việt Nam cấp cứu

Bênh nhân K.T.M.L (18 tuổi) là nữ du học sinh tại Canada 4 năm qua. Ba tháng gần đây, L. cảm thấy bụng to dần, căng tức, khó chịu. Người bệnh ra siêu thị mua thuốc giảm đau để uống nhưng tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cho đến khi khối u to như bụng bầu, chèn ép đến mức L. không thở, không ăn uống được, chị quyết định trở về Việt Nam thăm khám. Cô gái vốn có thân hình nhỏ bé, nay giống như mang bầu đến gần ngày sinh nở.

Ngày 26/10, L. về đến sân bay Tân Sơn Nhất. 23h, bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng suy kiệt, ăn, nằm và thở đều khó khăn. Kết quả siêu âm cho thấy vùng dưới bụng hai bên có cấu trúc dạng nang, bên trong có nhiều vách tạo hốc dịch có kích thước 370 x 316 mm.

Bệnh nhân tiếp tục được chụp MRI nhưng không thể khảo sát hết do kích thước bụng quá lớn. Các bác sĩ đánh giá đây là khối u đa nang buồng trứng kích thước lớn.

Mang khoi u khung, du hoc sinh tro ve Viet Nam cap cuu
Tình trạng bệnh nhân với khối u 22kg. Ảnh: BVCC 

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Chí Thương, Trưởng khối sản, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, khối u to đến mức ép gan, đẩy cơ hoành lên trên, túi mật căng to. Nhận định bệnh nhân còn trẻ, các bác sĩ hết sức cẩn trọng đưa ra phương án xử lý để đảm bảo tương lai sinh sản cho cô gái.

"Nếu xử trí không cẩn thận, u nhầy có thể rơi vào trong ổ bụng. Chất nhầy nguy cơ có thể dính và gây tắc ruột, bệnh nhân không ăn uống được và suy dinh dưỡng. Nguy cơ thứ 2, nếu u này ác tính và rơi rớt trong vùng bụng sẽ làm lây lan tế bào ung thư. Chúng tôi quyết định mổ mở", bác sĩ Thương nói.

Ngày 28/10, ca phẫu thuật được thực hiện, kéo dài khoảng 2 giờ. Ê-kíp hút ra hơn 14 lít dịch trong bụng bệnh nhân, sau đó bóc tách khối u nặng 7,5kg một cách cẩn thận, tránh gây chảy máu cũng như tổn thương các cơ quan nội tạng. Bệnh nhân được cắt buồng trứng trái và vẫn đảm bảo chức năng sinh sản, nội tiết... Đồng thời, bác sĩ ngoại kết hợp cắt ruột thừa luôn trong ca mổ.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức và theo dõi tại Khoa Sản bệnh. Hậu phẫu, bệnh nhân đã ăn uống ngon miệng, sinh hoạt cá nhân bình thường và xuất viện vào ngày 1/11.

Mang khoi u khung, du hoc sinh tro ve Viet Nam cap cuu-Hinh-2

14,5 lít dịch được hút ra kèm khối u 7,5kg. Ảnh: BVCC

Bác sĩ CK2. Nguyễn Phạm Huy Hùng, Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho hay, đây là một ca phẫu thuật khó.

“Với khối u có kích thước lớn, nguy cơ dính ruột, tai biến do gây mê luôn tiềm ẩn. Vì thế, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều chuyên khoa cùng ê-kíp gây mê hồi sức.

Phẫu thuật viên phải thao tác bóc tách chuẩn xác, nhanh chóng, hạn chế mất máu và tránh tổn thương các cơ quan khác trong ổ bụng, rút ngắn thời gian phẫu thuật, đảm bảo an toàn cho người bệnh", anh nói.

Các bác sĩ cho biết, trong khoảng 30 năm qua, bệnh viện đã từng gặp những ca có khối u lớn trên 20kg. Tuy nhiên, u lớn như vậy trên một bệnh nhân trẻ tuổi là lần đầu tiên.

Mặc dù u nhầy là một trong những u có tỷ lệ biến thành ung thư rất thấp nhưng nếu xử lý không khéo, rơi rớt trong ổ bụng sẽ tái phát nhanh. Khi đó, cứ 6-12 tháng bệnh nhân phải đến bệnh viện để múc u ra ngoài. Với những khối u khủng để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể tử vong vì không thở được và suy kiệt.

Mang khoi u khung, du hoc sinh tro ve Viet Nam cap cuu-Hinh-3

Nữ bệnh nhân sau ca mổ. Ảnh: BVCC

Liên quan đến viện phí, nữ du học sinh không có Bảo hiểm y tế, toàn bộ chi phí phẫu thuật và điều trị là hơn 10 triệu đồng. Khi được hỏi tiền công cho ê-kip phẫu thuật này ra sao, bác sĩ Hùng cho hay, phẫu thuật viên chính được 140.000 đồng theo quy định.

Chia sẻ bên lề, các bác sĩ cho hay, ở nước ngoài, chi phí khám chữa bệnh rất cao nếu không có bảo hiểm, thời gian hẹn bác sĩ chuyên khoa kéo dài. Do đó, nữ du học sinh này đã không thể tiếp cận y tế và chỉ biết ôm bụng chịu đau. Đến khi không thể chịu nổi, cô mới trở về Việt Nam và được xử trí thành công.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.