4 bí quyết giúp người Nhật khỏe mạnh và sống lâu dù ít tập thể dục

Ngoài ăn nhiều cá, nhiều đậu nành, trứng, ăn chậm, ăn nhạt... người Nhật còn sở hữu rất nhiều bí quyết rất đáng học hỏi khác để sống lâu và khỏe mạnh.

4 bí quyết giúp người Nhật khỏe mạnh và sống lâu dù ít tập thể dục
Lão hóa là điều không một ai trong chúng ta có thể cưỡng lại được. Dù cơ thể chúng ta được chăm sóc tốt đến đâu thì rồi sẽ có ngày cũng già đi. Lúc này, các chỉ số sức khỏe đều sẽ giảm mạnh, mọi chức năng không thể nhạy bén như ngày còn trẻ, nhờ vậy mà bệnh tật có cơ hội xuất hiện.
Mặc dù mọi người đều cố gắng rèn luyện cơ thể để trở nên mạnh khỏe hơn, nhưng "làm sao để sống thọ" vẫn là câu hỏi chưa nhiều người biết đáp án.
4 bi quyet giup nguoi Nhat khoe manh va song lau du it tap the duc
 
Để tìm hiểu thêm về bí quyết sống thọ, có lẽ chúng ta nên tìm đến Nhật Bản. Bởi ở quốc gia này, nhiều năm liền tỉ lệ người sống thọ trăm tuổi luôn thuộc top đầu thế giới. Theo số liệu tính đến tháng 4/2022, người lớn tuổi nhất Nhật Bản đã qua đời ở tuổi 119.
Ngoài tuổi thọ cao, tỷ lệ béo phì của người Nhật cũng đặc biệt thấp, không quá 10%. Nhưng điều đáng kinh ngạc là họ không bao giờ tập thể dục. Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng sở dĩ người Nhật vừa sống thọ, vừa khỏe mạnh là do họ duy trì nhiều thói quen sống tốt.
Người Nhật ăn nhiều cá, ăn chậm, ăn nhạt, ăn nhiều đậu nành, ăn nhiều trứng... là điều mà ai cũng biết. Nhưng bạn có biết rằng người Nhật còn sở hữu rất nhiều bí quyết rất đáng học hỏi khác.
4 bi quyet giup nguoi Nhat khoe manh va song lau du it tap the duc-Hinh-2
Người Nhật ăn nhiều cá, ăn chậm, ăn nhạt, ăn nhiều đậu nành, ăn nhiều trứng... 
Đầu tiên là thói quen ngủ trưa: Khoa học đã chứng minh, ngủ trưa đem lại nhiều tác dụng trong việc kích thích tiết hormone trong cơ thể. Ngủ trưa đồng thời giúp cơ thể nâng cao khả năng tập trung, tăng cường miễn dịch. Một giấc ngủ ngắn không chỉ có thể xua tan mệt mỏi mà còn giúp công việc buổi chiều diễn ra suôn sẻ hơn.
Đặc biệt đối với người già giấc ngủ trưa càng quan trọng hơn, vì nó có thể tránh được sự xuất hiện của bệnh tim mạch.
Thứ hai là rất quan tâm đến việc tắm gội: Người Nhật rất thích tắm và có thói quen tắm gội khá cầu kỳ. Nhà tắm của họ thường xây rộng rãi, thoáng đãng. Nhiều nhà còn để nhà tắm không chung với toilet để tiện cho việc thư giãn, phục hồi thể chất.
Hơn nữa, người Nhật cũng thường xuyên đi tắm suối nước nóng. Liệu pháp này không chỉ giúp thư giãn cơ thể, tinh thần mà còn ngăn ngừa các bệnh tim mạch tốt hơn.
4 bi quyet giup nguoi Nhat khoe manh va song lau du it tap the duc-Hinh-3
 Người Nhật rất thích tắm và có thói quen tắm gội khá cầu kỳ.
Thứ ba là thích tận hưởng cuộc sống: Ở Nhật Bản, hầu hết mọi nơi đều có suối nước nóng, người Nhật tin rằng suối nước nóng rất giàu khoáng chất có thể cải thiện trạng thái tinh thần và giúp ngăn ngừa, chữa trị nhiều loại bệnh.
Một thái độ tốt có thể làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khi có quá nhiều thứ phải lo lắng, tâm lý tự nhiên sẽ trở nên tiêu cực.
4 bi quyet giup nguoi Nhat khoe manh va song lau du it tap the duc-Hinh-4
Nhật Bản, hầu hết mọi nơi đều có suối nước nóng để người dân thư giãn. Đây cũng là một phương pháp trị liệu cơ thể và tâm trí. 
Thứ tư là người Nhật thích đi bộ: Không thể phủ nhận rằng hầu hết người dân Nhật Bản không yêu thích thể thao nhưng họ lại rất thích đi bộ. Họ thường đi bộ đi làm, đi bộ đến tàu điện ngầm, đi bộ đi siêu thị...
Đối với nhân viên văn phòng Nhật Bản, họ dành nhiều thời gian hơn để đi lại mỗi ngày, trung bình nhân viên văn phòng dành một hoặc hai giờ mỗi ngày để đi bộ, đi xe điện và đi xe đạp.
Đặc biệt, nhiều người Nhật rất thích phương pháp "đi bộ 10.000 bước mỗi ngày" và một số nghiên cứu cho rằng đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản.

Đường Vành đai phía Tây Đà Nẵng: Dự án ngàn tỷ liên tục trễ hẹn

Dự án đường Vành đai phía Tây Đà Nẵng được khởi công năm 2018 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ. Tuy nhiên, sau 3 lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành.

Đường Vành đai phía Tây Đà Nẵng: Dự án ngàn tỷ liên tục trễ hẹn
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen
 Dự án đường Vành đai phía Tây (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 19km, được khởi công vào tháng 9/2018 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-2

Công trình do liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) thi công đi qua 5 xã của huyện Hòa Vang gồm: Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Ninh và Hòa Liên.

Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-3
Tuy nhiên, sau 3 lần gia hạn tiến độ, do nhiều nguyên nhân, dự án vẫn chưa thể hoàn thành.  
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-4
  Theo kế hoạch, thời gian hoàn thành công trình là tháng 12/2020, gia hạn đến tháng 9/2022, rồi giãn ra đến tháng 12/2022. Thế nhưng, đến nay vẫn còn rất nhiều khối lượng công việc cần phải thực hiện.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-5
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng cho biết, tiến độ thi công hoàn thành dự án đường Vành đai phía Tây chậm trễ do nhiều nguyên nhân.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-6
Việc thi công chậm trễ trong giai đoạn 2018-2021 chủ yếu do nguyên nhân giải phóng mặt bằng, dịch COVID-19, điều kiện thời tiết bất lợi... 
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-7
 Ngoài ra, năng lực nhà thầu thi công Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco1) chưa đáp ứng yêu cầu tại các vị trí đã bàn giao mặt bằng.   
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-8
Đến năm 2022, công tác bàn giao mặt bằng cơ bản hoàn thành (vẫn còn một số vị trí vướng cục bộ) nhưng do việc bàn giao mặt bằng đã chậm trễ, kéo dài nhiều năm nên đã gây thiệt hại về tài chính cho nhà thầu.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-9
Đồng thời với tác động của đại dịch COVID-19, giá cả vật tư, vật liệu nhân công trên thị trường tại thời điểm thi công cao hơn nhiều so với đơn giá thi công theo hợp đồng, việc mất cân đối tài chính của Nhà thầu Cienco 1 tác động làm năng lực tài chính của nhà thầu bị suy giảm so với trước đây nên giai đoạn từ năm 2022 đến nay, mặc dù không còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nhưng tiến độ thi công vẫn không đáp ứng yêu cầu. Các thanh sắt hoen rỉ trên thành cầu tại công trình.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-10
Cụ thể, năng lực tài chính của Nhà thầu thi công Cienco 1 và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn tại công trình Vành đai phía Tây không đảm bảo yêu cầu, đặc biệt là nhà thầu Cienco 1. Việc không giải ngân đầy đủ và kịp thời cho các đơn vị thi công, cung cấp vật liệu là nguyên nhân chính ảnh hưởng làm chậm tiến độ thi công.

Đà Nẵng: Dự án giao thông trọng điểm liên tục trễ hẹn, ai chịu trách nhiệm?

Dự án đường Vành đai phía Tây thành phố Đà Nẵng và đường ĐT601 với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng liên tục bị trễ hẹn. Vậy cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Đà Nẵng: Dự án giao thông trọng điểm liên tục trễ hẹn, ai chịu trách nhiệm?
Báo Tri thức và Cuộc sống đã có 2 bài phản ánh về các dự án giao thông trọng điểm ở TP. Đà Nẵng. 
Đường Vành đai phía Tây thành phố Đà Nẵng đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 19km, được khởi công vào tháng 9/2018 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, thời gian hoàn thành công trình là tháng 12/2020, gia hạn đến tháng 9/2022, rồi giãn ra đến tháng 12/2022 và vẫn đang tiếp tục trễ hẹn. Trong khi đó, Dự án Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601 được khởi công từ tháng 5/2020 với tổng kinh phí đầu tư sau khi điều chỉnh hơn 700 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm thi công, dự án vẫn dang dở.

Thủ tướng Chính phủ: Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam

Chiều 4/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2023 (ASEAN BIS) năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ: Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam
Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động của Thủ tướng khi đến Indonesia dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.
ASEAN BIS là diễn đàn liên quan đến doanh nghiệp thường niên lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN; với sự tham dự của nguyên thủ các nước ASEAN và các nước đối tác; các bộ trưởng, quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp lớn và uy tín của ASEAN và thế giới.
Tham dự Hội nghị năm nay có đại diện hơn 2.000 doanh nghiệp ASEAN và quốc tế, trong đó có hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tham dự trực tiếp và trực tuyến. Hội nghị thu hút hơn 100 diễn giả quốc tế, trong đó có lãnh đạo nhiều nước ASEAN và các nước đối tác.
Với chủ đề: "ASEAN trong vai trò trung tâm: Sáng tạo để bao trùm hơn", ASEAN BIS 2023 tập trung thảo luận về 5 chủ đề chính bao gồm: Chuyển đổi số và phát triển bền vững; an ninh lương thực; y tế sức khỏe; đảm bảo hoạt động doanh nghiệp; và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) trong việc tổ chức Hội nghị.
Thu tuong Chinh phu: Thanh cong cua nha dau tu cung la thanh cong cua Viet Nam
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại ASEAN BIS 2023. Ảnh: Nhật Bắc
Những năm qua, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN đã phát huy vai trò là diễn đàn lớn nhất của doanh nghiệp trong khu vực để thực hiện đối thoại công - tư, đề ra các chiến lược, giải pháp nhằm vượt qua thách thức, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực.
Chia sẻ với các đại biểu, Thủ tướng nhận định thời gian qua, thế giới trải qua nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, như đại dịch COVID-19, các cuộc xung đột, gây ra những "cơn gió ngược" với kinh tế thế giới và kinh tế các nước. Do đó, cần xác định tình hình luôn có khó khăn, thách thức đan xen với cơ hội và thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Với cục diện thế giới đa cực là một xu thế tất yếu, cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt, xu hướng phân mảnh, tập hợp lực lượng ngày càng rõ nét. ASEAN đứng trước sứ mệnh phải khẳng định "là một cực trong thế giới đa cực", là trung tâm trong hợp tác cũng như cấu trúc ở khu vực, và ASEAN hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận được sứ mệnh đó.
Để ASEAN có thể tiếp tục phát huy vai trò, vị thế và tận dụng, nắm bắt những cơ hội từ trật tự thế giới hiện tại, Thủ tướng nhấn mạnh một số định hướng chiến lược.
Theo đó, ASEAN cần củng cố và tăng cường đoàn kết nội khối, giữ vững nguyên tắc, lập trường, quan điểm chung của ASEAN; giữ vững cân bằng chiến lược trong quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.
ASEAN cần duy trì cam kết lâu dài về mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư; luôn mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư, ý tưởng sáng tạo và tài năng. Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
ASEAN cần tăng cường hội nhập khu vực sâu rộng hơn để khai thác tốt hơn các thế mạnh của nhau nhằm nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu mới, nhất là các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Cùng với đó, không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Kiên định cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu với các vấn đề toàn cầu, toàn dân và trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của sự phát triển.
Thu tuong Chinh phu: Thanh cong cua nha dau tu cung la thanh cong cua Viet Nam-Hinh-2
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư với tinh thần thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc
Để phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá mới cho ASEAN, Thủ tướng cho rằng chính phủ và doanh nghiệp cần hợp tác ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, thực chất hơn.
Theo đó, cần cùng nhau hoàn thiện thể chế thông qua chuẩn hóa và hài hòa hóa các quy định đầu tư, kinh doanh trong ASEAN, đơn giản hóa các thủ tục bằng chuyển đổi số; khuyến khích và coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc mới phát sinh.
Thứ hai, cùng chung tay phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược để kết nối kinh tế, bao gồm cả cơ sở hạ tầng cứng về giao thông vận tải, năng lượng, hạ tầng chuyển đổi số, phát triển xanh…
Thứ ba, cùng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghệ cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát huy nguồn lực con người.
"Những vấn đề trên cần phải được phối hợp ở cả ba cấp độ: Giữa chính phủ với chính phủ để hài hòa chính sách, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để đồng bộ trong triển khai, giữa chính phủ với doanh nghiệp", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, kết hợp hài hòa giữa sản xuất kinh doanh và nghiên cứu phát triển; phát huy vai trò, trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo để không có ai bị bỏ lại phía sau; nâng cao năng lực và đạo đức kinh doanh, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, kinh doanh bền vững; tuân thủ pháp luật, phát triển văn hóa trong doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa ASEAN đậm đà bản sắc; đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ với tinh thần "trong tôi có bạn, trong bạn có tôi".
Thủ tướng khẳng định, là một đối tác tin cậy, thành viên tích cực có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước ASEAN khác nỗ lực để xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết, góp phần xây dựng ASEAN tự cường, phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và Cộng đồng ASEAN cũng như chính các doanh nghiệp.
"Về phần mình, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư với tinh thần thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng nhấn mạnh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủ tướng kiểm tra các dự án trọng điểm:

(Nguồn: VTV4)



Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.