3 vũ khí đỉnh cao thời cổ đại, số 1 vang danh thiên hạ

3 vũ khí đỉnh cao thời cổ đại, số 1 vang danh thiên hạ

Cách đây nhiều thế kỷ, người xưa đã nghiên cứu, chế tạo ra một số vũ khí có uy lực mạnh. Dù thiết kế khá đơn giản nhưng những vũ khí cổ xưa này có thể gây thương vong lớn cho quân địch.

Một  vũ khí cổ xưa có khả năng sát thương cao là nỏ Gia Cát. Theo các sử liệu, vũ khí này do Gia Cát Lượng sáng chế. Vị thừa tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán đã sáng chế loại nỏ này khi chuẩn bị chinh phạt nhà Nguy.
Một vũ khí cổ xưa có khả năng sát thương cao là nỏ Gia Cát. Theo các sử liệu, vũ khí này do Gia Cát Lượng sáng chế. Vị thừa tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán đã sáng chế loại nỏ này khi chuẩn bị chinh phạt nhà Nguy.
Nỏ Gia Cát hay còn gọi nỏ liên hoàn sử dụng tên làm bằng sắt, dài khoảng 80 cm. Khác với các loại nỏ thông thường, nỏ Gia Cát được thiết kế tự động đưa các mũi tên vào rãnh bắn. Điều này giúp các cung thủ giảm thiểu đáng kể thời gian ngắt quãng giữa các lần bắn.
Nỏ Gia Cát hay còn gọi nỏ liên hoàn sử dụng tên làm bằng sắt, dài khoảng 80 cm. Khác với các loại nỏ thông thường, nỏ Gia Cát được thiết kế tự động đưa các mũi tên vào rãnh bắn. Điều này giúp các cung thủ giảm thiểu đáng kể thời gian ngắt quãng giữa các lần bắn.
Thêm nữa, dây cung của nỏ Gia Cát được căng bằng cần gạt thay vì kéo tay. Nhờ đó, các cung thủ tiết kiệm thời gian và sức lực khi dùng vũ khí này để tiêu diệt được nhiều lính địch.
Thêm nữa, dây cung của nỏ Gia Cát được căng bằng cần gạt thay vì kéo tay. Nhờ đó, các cung thủ tiết kiệm thời gian và sức lực khi dùng vũ khí này để tiêu diệt được nhiều lính địch.
Theo tính toán của các chuyên gia, nỏ Gia Cát có thể bắn được liên tiếp 15 mũi tên chỉ trong 10 giây, nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ của nỏ thông thường. Do đó, vũ khí cổ này còn được ví như "súng máy" của binh lính Trung Quốc thời cổ đại.
Theo tính toán của các chuyên gia, nỏ Gia Cát có thể bắn được liên tiếp 15 mũi tên chỉ trong 10 giây, nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ của nỏ thông thường. Do đó, vũ khí cổ này còn được ví như "súng máy" của binh lính Trung Quốc thời cổ đại.
Hỏa Long Xuất Thủy hay còn gọi "Rồng lửa ra khỏi mặt nước" là một vũ khí cổ xưa nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Vũ khí này có sức công phá mạnh, chủ yếu dùng để đe dọa lính đánh bộ, bắn vào tàu của quân địch trong trận chiến trên biển.
Hỏa Long Xuất Thủy hay còn gọi "Rồng lửa ra khỏi mặt nước" là một vũ khí cổ xưa nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Vũ khí này có sức công phá mạnh, chủ yếu dùng để đe dọa lính đánh bộ, bắn vào tàu của quân địch trong trận chiến trên biển.
Dưới thời Minh, Hỏa Long Xuất Thủy được cấu tạo gồm một băng đạn với 3 tên hỏa tiễn nằm ở miệng tên lửa. Một khi được châm ngòi thì vũ khí này sẽ tự động đốt cháy ngòi nổ phía sau và đạn sẽ được bắn ra.
Dưới thời Minh, Hỏa Long Xuất Thủy được cấu tạo gồm một băng đạn với 3 tên hỏa tiễn nằm ở miệng tên lửa. Một khi được châm ngòi thì vũ khí này sẽ tự động đốt cháy ngòi nổ phía sau và đạn sẽ được bắn ra.
Hỏa Long Xuất Thủy được xem là tiền thân của những loại tên lửa nhiều tầng và tên lửa đạn đạo. Vũ khí này đã giúp tạo ra lợi thế lớn trong các trận hải chiến.
Hỏa Long Xuất Thủy được xem là tiền thân của những loại tên lửa nhiều tầng và tên lửa đạn đạo. Vũ khí này đã giúp tạo ra lợi thế lớn trong các trận hải chiến.
Móng vuốt Archimedes là vũ khí có uy lực mạnh do nhà toán học tài ba Archimedes sáng chế nhằm bảo vệ thành phố Syracuse (tức Sicily ngày nay) khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù.
Móng vuốt Archimedes là vũ khí có uy lực mạnh do nhà toán học tài ba Archimedes sáng chế nhằm bảo vệ thành phố Syracuse (tức Sicily ngày nay) khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù.
Theo các nhà nghiên cứu, móng vuốt Archimedes có thiết kế giống như một loại cần cẩu, trang bị móc kéo để có thể nhấc một phần tàu địch lên khỏi mặt nước.
Theo các nhà nghiên cứu, móng vuốt Archimedes có thiết kế giống như một loại cần cẩu, trang bị móc kéo để có thể nhấc một phần tàu địch lên khỏi mặt nước.
Móng vuốt này sau đó thả tàu địch ra khiến nó bị lật úp. Móng vuốt Archimedes từng được triển khai trong cuộc chiến Punic lần 2 và bảo vệ thành công thành phố Syracuse trước đợt tấn công của quân xâm lược.
Móng vuốt này sau đó thả tàu địch ra khiến nó bị lật úp. Móng vuốt Archimedes từng được triển khai trong cuộc chiến Punic lần 2 và bảo vệ thành công thành phố Syracuse trước đợt tấn công của quân xâm lược.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn vũ khí hủy diệt đáng sợ của người Hy Lạp cổ đại.

GALLERY MỚI NHẤT