21 game Android nên xóa ngay trước khi quá muộn

Dưới vỏ bọc game giải trí thông thường, 21 game trên chợ ứng dụng Android lại chứa phần mềm quảng cáo, gây hại cho thiết bị của người dùng.  

21 game Android nên xóa ngay trước khi quá muộn
21 game Android nen xoa ngay truoc khi qua muon
 

Hãng bảo mật Avast đã báo cáo 21 game mờ ám cho Google. Tương tự các phần mềm từng bị Avast báo cáo trước đây, chúng là một phần của “gia đình” HiddenAds để hiển thị các quảng cáo khó chịu, lừa người dùng tải về bằng vỏ bọc game. Theo ước tính của SensorTower, tổng cộng chúng đã được tải về hơn 8 triệu lượt.

21 game bị cảnh báo bao gồm: Shoot Them, Crush Car, Rolling Scroll, Helicopter Attack – New, Assassin Legend - 2020 New, Helicopter Shoot, Rugby Pass, Flying Skateboard, Iron it, Shooting Run, Plant Monster, Find Hidden, Find 5 Differences - 2020 New, Rotate Shape, Jump Jump, Find the Differences - Puzzle Game, Sway Man, Desert Against, Money Destroyer, Cream Trip – New, Props Rescue.

Nhiều người dùng viết bình luận trên Google Play Store về việc họ bị thu hút sự chú ý khi chúng quảng cáo trên YouTube hay TikTok. Tuy nhiên, sau khi cài đặt, tác dụng của chúng hoàn toàn ngược lại. Điện thoại của họ bị “dội bom” bằng vô số quảng cáo. Avast nhận định dù Google đã cố gắng hết sức để ngăn chặn các ứng dụng HiddenAds xâm nhập Play Store, chúng vẫn tìm được cách ngụy trang mới. Theo Avast, người dùng cần vô cùng thận trọng khi tải ứng dụng mới. Tốt nhất, bạn nên xem xét kỹ lưỡng hồ sơ của nhà phát triển, đọc đánh giá của người đi trước và để ý các yêu cầu cấp quyền của ứng dụng.

Số lượt cài đặt ứng dụng không phải lúc nào cũng đáng tin. Nó không đại diện cho độ tin cậy. Ngoài ra, ứng dụng có nhiều đánh giá 5 sao và 1 sao rất có thể đáng nghi. Ứng dụng chỉ được trung bình 3 sao có khả năng nguy hiểm hoặc không đáng mất thời gian. Một yếu tố khác là nếu tài khoản nhà phát triển chỉ gắn với một ứng dụng duy nhất, nó là dấu hiệu cho thấy người này/công ty này đang điều hành nhiều tài khoản khác nhau để bảo vệ việc làm ăn, đề phòng bị Google truy quét và xóa tài khoản.

HiddenAds là trojan ngụy trang như ứng dụng hữu ích, an toàn nhưng lại hiển thị quảng cáo khó chịu trên thiết bị, thậm chí xuất hiện bên ngoài ứng dụng. Chúng sẽ cản trở việc bạn đang làm trên di động, làm chậm máy và gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng nói chung.

56 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại ngay lập tức

Vừa qua, các nhà nghiên cứu bảo mật của Check Point đã phát hiện 56 ứng dụng trên Google Play có chứa phần mềm độc hại Tekya - một dạng phần mềm quảng cáo.
 

56 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại ngay lập tức
Android hiện đang chiếm khoảng 90% thị phần di động, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến nó trở thành miếng mồi béo bở của tin tặc.

“Con đường” lộ lọt thông tin của 500.000 tài khoản Zoom tại Việt Nam

(Kiến Thức) - Cục An toàn thông tin cho biết ứng dụng Zoom có một số lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng như mã hóa dữ liệu đầu cuối kém, dễ dàng bị dò quét ID cuộc họp, lỗ hổng liên quan đến đường dẫn UNC.

“Con đường” lộ lọt thông tin của 500.000 tài khoản Zoom tại Việt Nam

Phần mềm họp trực tuyến, ứng dụng điện thoại Zoom trong thời gian qua bỗng tăng đột biến về lượng người dùng trên toàn thế giới. Điều này không khó lý giải khi nhu cầu làm việc online, họp trực tuyến tăng mạnh để tránh COVID-19. Tuy nhiên ứng dụng này cũng cho thấy nhiều lỗ hổng bảo mật và là đất màu mỡ cho các hacker hoạt động. 

“Con duong” lo lot thong tin cua 500.000 tai khoan Zoom tai Viet Nam
 Hình ảnh minh hoạ: Zoom có nhiều lỗ hổng nghiêm trọng, trở thành đất diễn cho hacker lấy cắp thông tin cá nhân người dùng.

Tạm “quên” Bphone, CEO Nguyễn Tử Quảng quay về với... diệt virus

(Kiến Thức) - Sau những "cơn mưa gạch đá" dành cho Bphone4, CEO Nguyễn Tử Quảng vẫn tiếp tục cùng BKAV ra mắt sản phẩm cả các lĩnh vực khác. Mới đây là phần mềm diệt virus Bkav 2020, sử dụng AI để diệt virus không cần mẫu nhận diện.

Tạm “quên” Bphone, CEO Nguyễn Tử Quảng quay về với... diệt virus
CEO Nguyễn Tử Quảng chia sẻ: "Tập đoàn công nghệ BKAV vừa ra mắt phần mềm diệt virus BKAV 2020, sử dụng AI để diệt virus không cần mẫu nhận diện".
Theo đó, điểm đặc biệt là các nhà nghiên cứu an ninh mạng của BKAV đã có thể "bắt" AI hoạt động hiệu quả ngay tại máy trạm, thay vì trên hệ thống server. Việc quét virus bằng AI nhưng không làm giảm hiệu năng của máy, là điều không phải nhà sản xuất nào cũng có thể thực hiện được.

Đọc nhiều nhất

Tin mới