2 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên tiêm vắc xin Sinopharm

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%. Tuy nhiên, có 2 nhóm không nên tiêm loại này.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%. Tuy nhiên, có 2 nhóm không n&Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%. Tuy nhiên, có 2 nhóm không nên tiêm loại này.ecirc;n tiêm loại này.

2 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên tiêm vắc xin Sinopharm

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh vẫn đang phức tạp. Chủ trương của Nhà nước là thực hiện phủ vắc xin càng nhanh càng tốt, tiến tới miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, đối với loại vắc xin Sinopharm cần cận trọng với những đối tượng nhất định.

6 nhóm phản ứng sau tiêm vắc xin Sinopharm

Vắc xin COVID-19 Sinopharm (Vero Cell) là loại vắc xin bất hoạt được sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân, sau đó bất hoạt chúng bằng nhiệt và/hoặc hóa chất, hoặc chỉ tách lấy một phần cần thiết từ tác nhân (ví dụ như vỏ polysaccharide của phế cầu).

Hiện nay, nhiều người lo ngại về tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 Vero Cell. Liên quan tới vấn đề này, TS BS. Nguyễn Huy Luân, Trưởng Đơn vị tiêm chủng - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết vắc xin Vero Cell được sản xuất theo công nghệ truyền thống nên đảm bảo được tính an toàn. Vắc xin khá "lành" vì trong thực tế tiêm chủng ghi nhận hầu hết các phản ứng nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn.

2 nhom doi tuong tuyet doi khong nen tiem vac xin Sinopharm

6 nhóm phản ứng sau tiêm vắc xin Sinopharm là:

- Phản ứng tại chỗ tiêm: đau, số ít người bị đỏ, sưng, cứng, ngứa;

- Phản ứng toàn thân rất phổ biến là đau đầu;

- Phản ứng phổ biến là sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa;

- Phản ứng không phổ biến là chóng mặt, chán ăn, đau họng, khó nuốt, chảy nước mũi, táo bón, quá mẫn cảm;

- Phản ứng hiếm gặp có thể xảy ra là hôn mê, buồn ngủ, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng, nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực; đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa; khó chịu, nổi hạch;

- Phản ứng rất hiếm gặp: ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý; chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản; viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt; đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt.

2 nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin Sinopharm

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin COVID-19 Vero Cell bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%.

Vắc xin Sinopharm chống chỉ định cho người:

- Có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2;

- Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit nhôm.

6 nhóm đối tượng có thể tiêm vắc xin Sinopharm

Theo Sổ tay Hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, vắc xin COVID-19 Vero Cell bất hoạt của Sinopharm được ưu tiên cho một số nhóm đối tượng đặc biệt:

Nhóm người từ 60 tuổi trở lên: Hồ sơ hiệu quả và an toàn của vắc xin có thể không được đầy đủ vì chỉ có một số lượng nhỏ người trên 60 tuổi tham gia trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi lớn, tính sinh kháng thể sau tiêm vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm là tương tự như ở người trẻ tuổi, trong khi hiệu giá kháng thể trung hòa là đáng kể mặc dù có thấp hơn ở các nhóm tuổi lớn. Cần cân nhắc việc sử dụng vắc xin này ở những người lớn tuổi và chủ động giám sát phản ứng sau tiêm chủng.

Nhóm người mắc bệnh nền: Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19.

Nhóm người phụ nữ mang thai: Đây là vắc xin bất hoạt với chất bổ trợ thường được sử dụng trong nhiều loại vắc xin khác và hồ sơ an toàn tốt đã được ghi nhận, bao gồm cả ở phụ nữ có thai.

Cho đến khi có dữ liệu để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch ở phụ nữ có thai, WHO khuyến cáo sử dụng Sinopharm cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ rủi ro.

Nhóm người phụ nữ cho con bú: Vì đây không phải là vắc xin vi rút sống, nên nó không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. Hiệu quả của vắc xin được mong đợi là tương tự giữa phụ nữ đang cho con bú và những người trưởng thành khác. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng.

Nhóm người bị HIV: Có thể tiêm vắc xin nếu đối tượng thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng, cân nhắc đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ đối với từng cá nhân. Không cần thiết phải xét nghiệm HIV trước khi tiêm vắc xin.

Nhóm người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch: Có thể tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm nguy cơ, các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.

2 nhóm đối tượng hoãn tiêm vắc xin Sinopharm

Đối với những người đang điều trị nhận kháng thể đơn dòng hoặc đang dùng huyết tương như một phần của điều trị COVID-19: Nên hoãn tiêm chủng ít nhất 90 ngày

Nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: Có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vắc xin sau 6 tháng khỏi bệnh.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Nếu sốt nhẹ, người tiêm vắc xin không cần dùng thuốc hạ sốt. Bạn nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm, uống đủ nước.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Tới ngày 2/8, Việt Nam đã tiêm được hơn 6,4 triệu liều vắc xin, trong đó gần 660.000 người được tiêm đủ 2 mũi. Hiện tại, Việt Nam đã nhận gần 16 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca, Moderna, Sinopharm.  

Tác dụng phụ của vắc xin

Cách 7 tuần, tiêm luôn vắc-xin Covid-19 mũi 2 được không?

Bạn đọc Việt Chiến: "Tôi tiêm vắc-xin mũi 1 được 7 tuần giờ tiêm mũi 2 có được không? Vẫn biết là 8 tuần thì đúng nhưng nay tiêm cho người dân chung cư nên tôi thấy thuận tiện hơn, không biết có được không?"

Cách 7 tuần, tiêm luôn vắc-xin Covid-19 mũi 2 được không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM):

Thai phụ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 bị sốt, xử lý ra sao?

Hiện tôi mang thai tuần thứ 26, nếu chích vắc-xin xong về nhà bị sốt, vậy sẽ uống hạ sốt như thế nào, đặc biệt với những thai phụ ở tuổi thai nhỏ hơn?

Thai phụ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 bị sốt, xử lý ra sao?

Bác sĩ CK2 Lê Ngọc Diệp, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), trả lời: Nếu sốt trên 38 độ thì mới cần dùng thuốc hạ sốt, loại thông thường như paracetamol 500mg là an toàn cho đa số mọi người (lưu ý vẫn có người bị dị ứng thuốc), sử dụng 1 viên cho 1 lần uống, trên 6 tiếng có thể sử dụng lại.

Thai phu tiem vac-xin ngua Covid-19 bi sot, xu ly ra sao?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.