2 môn võ công danh trấn thiên hạ vô địch, giang hồ khiếp sợ

Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung có rất nhiều môn võ công danh trấn thiên hạ vô địch, trong số đó không thể không nhắc đến Càn khôn đại na di và Đẩu chuyển tinh di. 

2 môn võ công danh trấn thiên hạ vô địch, giang hồ khiếp sợ
>>> Mời quý độc giả xem video "Bí kíp võ công thiên hạ vô địch". Nguồn Youtube:
 
Đây là hai tuyệt học kỳ lạ có thể chuyển hướng và ném trả chiêu thức lại cho kẻ địch khiến người trong giang hồ khiếp sợ.
Càn khôn đại na di
Trong bộ phim Ỷ thiên đồ long ký được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết kiếm hiệp cùng tên của cố nhà văn Kim Dung, Càn khôn đại na di được mô tả là bộ môn võ công tâm pháp thất truyền của Minh Giáo. Bản chất môn công phu này là một phương pháp vận kình sử lực xảo diệu, căn bản đạo lý là làm thế nào phát huy tối đa cái tiềm lực trong cơ thể của mỗi người, sau đó mới lôi kéo (na di) kình lực của đối phương, đạt đến chỗ tối thượng của phép "tứ lượng bạt thiên cân". Thường được sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây ra hoặc ném trả chiêu thức lại cho kẻ thù hoặc qua kẻ khác, gây sơ hở cho đối phương hoặc di chuyển lực đạo.
Trong lần giải thoát lục đạo môn phái, Trương Vô Kỵ đã dùng Càn khôn đại na di để hóa giải lực rơi của các cao thủ lục đại phái khi họ nhảy từ trên cao xuống.
2 mon vo cong danh tran thien ha vo dich, giang ho khiep so
Tâm pháp Càn khôn đại na di được viết trên một tấm da dê. 
Theo Kim Dung, Càn khôn đại na di bao gồm 7 tầng, tầng thứ nhất chủ yếu là cách vận công dẫn khí, di cung khiến khí, những người thông hiểu nhanh sẽ phải mất đến 7 năm để luyện, nếu không phải mất đến 14 năm. Trương Vô Kỵ chính nhờ khả năng thiên bẩm nên mới luyện được 6 tầng trong thời gian ngắn như vậy.
Lúc luyện tâm pháp của tầng thứ hai của Càn khôn đại na di chỉ cảm thấy khí lạnh thoát ra từ 10 ngón tay. Cũng như tầng thứ nhất, người hiểu nhanh mất đến 7 năm để luyện, người chậm hiểu mất đến 14 năm, tệ nhất là 21 năm mà vẫn chưa luyện thành thì không thể luyện đến tầng thứ 3, nếu không sẽ tẩu hỏa nhập ma.
Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 33 là Dương Đỉnh Thiên đang luyện Càn khôn đại na di đến tầng thứ 4 thì bị tẩu hỏa nhập ma do Thành Côn cùng phu nhân của ông ta gây nên, dẫn đến cái chết. Dương Tả Sứ (Dương Tiêu) là sứ giả của Minh Giáo, cũng chỉ luyện đến tầng thứ 2. Trước đó trong các đời giáo chủ chỉ có Chung giáo chủ đời thứ 8 luyện Càn khôn đại na di đến tầng thứ 5 nhưng ngay hôm sau cũng tẩu hỏa nhập ma mà chết.
2 mon vo cong danh tran thien ha vo dich, giang ho khiep so-Hinh-2
Trương Vô Kỵ vô tình luyện được tâm pháp Càn khôn đại na di. 

Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 Trương Vô Kỵ trong một lần tình cờ đang đuổi theo Thành Côn đã tìm ra bí kíp võ học này. Nhờ tinh thông y thuật và nội công thâm hậu của Cửu dương thần công hỗ trợ nên đã tu luyện đến tầng thứ 7 chỉ trong 1 đêm. Cũng nhờ học được tâm pháp Càn khôn đại na di nên sau này chỉ trong thời gian ngắn Trương Vô Kỵ có thể hiểu hết võ công Ba Tư ghi trên Thánh hỏa lệnh.

Đẩu chuyển tinh di

2 mon vo cong danh tran thien ha vo dich, giang ho khiep so-Hinh-3
Tạo hình Mộ Dung Phục trong phim Thiên long bát bộ 2003. 
Xuất hiện trong truyện Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung, Đẩu chuyển tinh di là tuyệt kỹ tổ truyền của nhà Mộ Dung Cô Tô trong Thiên long bát bộ. Bộ võ học này nổi tiếng với việc vận chuyển nội lực, mượn lực đánh lực. Giống như câu nói của Mộ Dung Phục: "Lấy đạo người trả cho người". Bất luận đối phương thi ra loại nào công phu, binh khí, ám khí nào, đều có thể đem chi dời đi lực đạo, phản kích đến đối phương tự thân. Người ra tay võ công càng cao, chết kiểu này càng là xảo diệu, chính thức công phu ở chỗ, đem đối thủ binh khí quyền cước chuyển đổi phương hướng, làm đối thủ tự làm tự chịu. Người sáng tạo ra và sử dụng thành thạo tuyệt kĩ này là Mộ Dung Long Thành, Mộ Dung Phục tuy học luyện nhưng nội công chưa đủ nên chưa thể khai thác hết sức mạnh của tuyệt kỹ này.
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết. 

Sự thật té ngửa về võ công bá đạo của Trương Tam Phong

Được chính Kim Dung thừa nhận là người có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng thực chất của Trương Tam Phong có phải bá chủ thiên hạ?

Sự thật té ngửa về võ công bá đạo của Trương Tam Phong
SÁNG LẬP THÁI CỰC TRÊN NỀN TẢNG THIẾU LÂM

Những “đại cao thủ” ít được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung

Họ là những tuyệt đại danh thủ nhưng trong tiểu thuyết của Kim Dung cũng như trên màn ảnh lại không được miêu tả. Những “đại cao thủ” này là ai?

Những “đại cao thủ” ít được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung

Độc Cô Cầu Bại

 

Những đại cao thủ "đỉnh nhất" của Kim Dung bị ghẻ lạnh

Họ là những tuyệt đại danh thủ nhưng trong truyện của Kim Dung cũng như trên màn ảnh lại không được miêu tả.

Những đại cao thủ "đỉnh nhất" của Kim Dung bị ghẻ lạnh
Nhắc đến tiểu thuyết Kim Dung và cả những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của ông, khán giả thường nhớ ngay đến Quách Tĩnh, Dương Quá, Lệnh Hồ Xung hay Kiều Phong, Trương Vô Kỵ. Nhưng trên thực tế, những bậc danh thủ này chưa bao giờ là võ công đỉnh cao nhất của Kim Dung.

Đọc nhiều nhất

Tin mới