2 điều tưởng nhỏ nhưng gây tổn hại phúc đức trầm trọng

Muốn có mệnh tốt, hãy giữ tâm sáng. Trước tiên hãy nhớ không được làm 2 điều này.

1. Không tự nguyện bố thí
Phật giáo cho rằng, bố thí là một trong những việc thiện tích được phúc báo lớn nhất. Bố thí cho người khác cũng là tự bố thí cho chính mình. Nhưng nếu ở thời điểm bố thí lại không cam tâm tình nguyện, làm tổn thương tự trọng của người khác thì chẳng những không được cảm tạ còn bị ghi hận. Như vậy thì phúc báo đâu chưa thấy chỉ thấy oán nghiệp kết thêm.
Thiện hạnh đúng cách là thiện hạnh lành, thiện hạnh sai cách thì công đức rơi rụng. Bố thí không quan trọng ở số lượng nhiều hay ít mà cốt ở phát tâm chân thành. Dùng chân thành mà bố thí cho người khác thì công đức vô lượng.
2 dieu tuong nho nhung gay ton hai phuc duc tram trong
Ảnh minh họa. 
2. Cư xử lỗ mãng
Trên đời này vạn sự đều có duyên phận, dù gặp tình huống nào cũng đừng cư xử thô lỗ kẻo mất phúc. Làm người không nên chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, phải biết khiêm tốn, cúi đầu và nhường nhịn, đối nhân xử thế có nhẫn nại mới có được sự tôn trọng.
Thứ nhất, đề phòng khẩu nghiệp, khi lỗ mãng rất dễ phạm phải điều tổn phúc này. Ác ngữ sẽ đả thương người khác cũng làm bọ thương chính mình, nói qua nói lại ai được lợi gì? Nhường nhịn một chút sự việc lại êm thấm ngay.
Thứ hai, làm việc thận trong, quên mình vì người, không oán không hận, Chỉ cần chân chính vì lợi ích của chúng sinh thì tất có phúc báo. Đừng có đồ của mình thì giữ, đồ của người thì phá, việc của mình thì chu toàn, việc của người khác thì bỏ bê.
Thứ ba, gặp chuyện thì thận trọng, lúc nào cũng tâm niệm hướng thiện. Chúng sinh là phàm phu, không tránh khỏi sai lầm, nên trước mỗi sự vụ hãy cố gắng hướng về điều thiện, khởi động tâm thiện để lời nói và việc làm cũng theo hướng đó.
Người có tấm lòng yêu thương người khác thường thường sẽ từ bên trong mà tỏa sáng ra một loại hào quang, khiến người khác càng nhìn càng thấy thu hút, càng ngày càng yêu thích được tiếp xúc với họ.
Mặt khác, đối với người ích kỷ, so đo, giảo hoạt sẽ khiến người khác không muốn nhìn lần thứ hai. Cho dù may mắn khi sinh ra được dung mạo xinh đẹp thì trên khuôn mặt cũng sẽ dần dần lộ ra những điểm mà người khác không ưa thích. Ví dụ: khuôn mặt không hòa ái, lần đầu tiên nhìn sẽ thấy hút mắt nhưng càng tiếp xúc nhiều càng muốn tránh xa…
Rất nhiều khi, người ta nhìn nhận một người có xinh đẹp hay không, không phải ở khuôn mặt mà là nhìn vào tâm tính, nội tâm người đó. Cho nên, một người nếu muốn tướng mạo xinh đẹp, trước hết phải có tâm linh tốt!

Phụ nữ phạm phải điều này, phúc đức 3 đời mất hết

Người bình thường, ai mắc phải khẩu nghiệp cũng mất phúc, bạc mệnh, nhưng với phụ nữ còn nặng nề hơn, bởi họ là phong thủy của cả gia đình.

Đời người không phải mỗi ngày đều làm chuyện thất đức, nhưng mà thất đức trong lời nói, nói lời khó nghe, nói lời bất chính thì có thể mỗi ngày đều phạm. Ngày dồn tháng chứa, phúc báo đều từ miệng mà tiêu mất hết, cho nên, người nói chuyện không chú ý khẩu đức, đời này ắt là nhấp nhô gập ghềnh thật thê lương.

Phật dạy cách ứng xử khi bị hạ nhục để không bị mất phúc đức

Nhẫn chịu được sự xúc phạm của người khác là biểu hiện của sự kiên trì, bền bỉ và tầm nhìn xa.

Khi đối mặt với lời nhục mạ của người khác, thật sự có rất ít người có thể thản nhiên đối mặt. Nếu chúng ta có thể bình tĩnh, suy ngẫm một chút thì sẽ tỉnh ngộ ra rằng: Nếu dùng cách “ăn miếng trả miếng”, “nhục mạ chống trả nhục mạ” thì đó là một hành vi không khôn ngoan chút nào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.