2 cao thủ võ lâm trong phim kiếm hiệp Kim Dung là ai?

Võ công của 2 cao thủ võ lâm này khiến nhiều người phải kinh ngạc.

2 cao thủ võ lâm trong phim kiếm hiệp Kim Dung là ai?

Hoàng Sam Nữ Tử

Kim Dung đã xây dựng hình tượng nàng Hoàng Sam Nữ Tử phong thái hơn người, võ nghệ cao cường. Trong nguyên tác Ỷ Thiên Đồ Long Ký của nhà văn Kim Dung, Hoàng Sam Nữ Tử chỉ xuất hiện vỏn vẹn 2 lần nhưng lại được giới võ lâm ngưỡng mộ hơn cả.

2 cao thu vo lam trong phim kiem hiep Kim Dung la ai?

Cố nhà văn Kim Dung đã miêu tả nàng như sau: "Phong thái yểu điệu, dung mạo mỹ miều, chỉ là sắc mặt quá mức xanh xao, dường như không có chút hồng hào nào". Ngay lập tức, người đọc liên tưởng đến hình tượng thần tiên của nàng Tiểu Long Nữ, người có khuôn mặt đẹp thoát tục.

Bang chủ Cái Bang - Sử Hỏa Long bị Thành Côn và Trần Hữu Lượng hãm hại, con gái ông - Sử Hồng Thạch chạy nạn vô tình được Hoàng Sam Nữ Tử hết lòng giúp đỡ. Nàng mang theo Đả Cẩu Bổng, đến tận nơi vạch mặt gian tế, hóa giải cuộc nội chiến của Cái Bang.

2 cao thu vo lam trong phim kiem hiep Kim Dung la ai?-Hinh-2

Lần thứ hai nàng ấy xuất hiện là trong Đồ Sư đại hội, trận đánh với tam tăng giải cứu Tạ Tốn. Nàng còn công khai vạch trần tội ác của Chu Chỉ Nhược từ khi ở trên Linh Xà đảo và hai lần ngăn chặn Chỉ Nhược âm mưu ám sát Tạ Tốn. Hoàng Sam Nữ Tử dùng Cửu Âm Thần Trảo khắc chế Cửu Âm Bạch Cốt Trảo của Chu Chỉ Nhược. Hai loại võ công này vốn dĩ là một, nhưng bên như thần tiên, bên như quỷ mị đều do căn cơ của mỗi người quyết định.

Nàng cũng chính là người tiết lộ bí mật của Đồ long đao - Ỷ thiên kiếm "võ lâm chí tôn hiệu lệnh thiên hạ". Chỉ 2 lần xuất hiện trong phim, nhưng dấu ấn về Hoàng Sam Nữ Tử không hề thua kém bất cứ nhân vật chính nào.

Đáp lại những nghi vấn về thân phận của mình, Hoàng Sam Nữ Tử chỉ nói: “Chung Nam Sơn Hậu/Hoạt Tử Nhân Mộ/ Thần Điêu Hiệp Lữ/ Tuyệt Tích Giang Hồ”. Dịch là “Sau núi Chung Nam, nơi ngôi mộ có người sống, đôi thần điêu hiệp lữ, xa chốn giang hồ". Đây là minh chứng rõ ràng nhất về xuất thân của nàng thuộc phái Cổ Mộ, hậu duệ Thần Điêu Đại Hiệp.

Vô danh thần tăng

Vô danh thần tăng trong tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung được miêu tả khá đặc biệt. Ông là một vị sư quét chùa, mặc tăng bào màu xám, địa vị thuộc hàng thấp kém nhất trong Thiếu Lâm Tự. Nhưng ẩn giấu dưới lớp vỏ bọc bình thường ấy lại là một đại cao thủ đích thực, thậm chí vượt qua phạm trù võ công trong truyện.

2 cao thu vo lam trong phim kiem hiep Kim Dung la ai?-Hinh-3

Trong truyện, không ai nhận ra sự xuất hiện của vị thần tăng này, thậm chí hòa thượng Thiếu Lâm tự cũng không biết tên. Chỉ biết rằng ông phục vụ ở địa vị thấp nhất, quét chùa, làm việc tạp vụ, chỉ cạo đầu mà không bái sư, không truyền võ công, không tu thiền định.

Cưu Ma Trí muốn dùng chiêu Vô tướng kiếm chỉ để đánh lén ông. Vị vô danh thần tăng chỉ cần nhìn qua là biết được loại võ công mà Cưu Ma Trí (một cao thủ trong Thiên long bát bộ) dùng là gì. Ông vẫn coi như không, chẳng cần động thủ, tự khắc chiêu pháp của Cưu Ma Trí bị chặn đứng lại và chỉ cần một cái phẩy tay, ông đã khiến cho Cưu Ma Trí bị thương, vội bỏ chạy.

2 cao thu vo lam trong phim kiem hiep Kim Dung la ai?-Hinh-4

Võ công của ông mạnh tới mức có thể làm được những việc không tưởng. Chỉ với 1 chưởng đã đánh gục Mộ Dung Bác và thêm 1 chưởng khiến Tiêu Viễn Sơn hồn lìa khỏi xác. Sau đó, chính lão tăng này đã đưa họ trở lại nhân gian. Thậm chí, dù bị Kiều Phong dùng Hàng long thập bát chưởng đánh trúng, lão tăng này cũng chỉ bị đẩy lùi vài bước.

Dù chỉ là người quét dọn Tàng Kinh Các suốt mấy chục năm, nhưng Vô danh thần tăng lại là người có võ công cao nhất trong Thiên Long Bát Bộ.

Vì sao Cưu Ma Trí có Tiểu vô tướng công vẫn bại trước Hư Trúc?

Hư Trúc và Cưu Ma Trí luyện được Tiểu vô tướng công mà dễ dàng thi triển 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm.

Vì sao Cưu Ma Trí có Tiểu vô tướng công vẫn bại trước Hư Trúc?

Trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ, cố nhà văn Kim Dung mô tả, phái Tiêu Dao được sáng lập bởi một cao nhân mai danh ẩn tích, được hậu thế nhắc đến với cái tên Tiêu Dao Tử. Ông tự mình sáng tạo ra tuyệt học riêng và truyền lại cho ba người đệ tử. Theo thứ tự nhập môn, họ bao gồm Thiên Sơn Đồng Lão, Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy.

Top 3 cặp đôi "trâu già gặm cỏ non" trong truyện Kim Dung

Ngoài những cặp đôi "quân tử hảo cầu mỹ nữ thuyền quyên" đẹp tuổi, phim chưởng Kim Dung cũng có không ít các trường hợp chênh lệch tuổi tác rất lớn như thế này đây.

Top 3 cặp đôi "trâu già gặm cỏ non" trong truyện Kim Dung
Top 3 cap doi
 Ngoài việc truyền tải ân oán giang hồ, mang đến những trận đấu tranh hùng võ lâm mãn nhãn thì Kim Dung còn xây dựng rất nhiều những mối tình nam - nữ với đủ mọi cung bậc cảm xúc, hỉ nộ ái ố đều không thiếu. Nếu như những anh hùng mỹ nữ, trai quân tử gái thuyền quyên nổi tiếng vẫn được người đời nhắc đến như Dương Quá - Tiểu Long Nữ, Tiêu Phong - A Châu... thì truyện Kim Dung còn gây chú ý với những cặp "trâu già gặm cỏ non" với chênh lệch tuổi tác đáng kinh ngạc.

Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công?

Là Phương trượng Thiếu Lâm Tự nhưng liệu võ công của Phương trượng Thích Vĩnh Tín có ‘tuyệt đỉnh’.

Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công?

Võ công Thiếu Lâm đã quá nổi tiếng và được xếp vào diện ‘đỉnh cao’ nên cũng dễ hiểu khi có nhiều người rất tò mò không biết khả năng võ công của người đứng đầu Thiếu Lâm Tự sẽ cao siêu đến đâu? Liệu ông ấy có đạt tới cảnh giới thượng thừa?…

Thực tế, khả năng võ thuật của nhân vật đứng đầu – Phương trượng Thích Vĩnh Tín vẫn luôn là điều bí ẩn, với ngay cả chính người Trung Quốc. Ở Thiếu Lâm Tự từ xưa tới nay, việc các đệ tử hay các cao tăng tập luyện và biểu diễn võ công là điều rất đỗi bình thường, không có gì lạ lẫm. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là kể từ năm 1999, khi hòa thượng Thích Vĩnh Tín trở thành phương trượng trụ trì Thiếu Lâm Tự cho tới nay, chưa có ai tận mắt nhìn thấy vị lãnh đạo này thi triển quyền cước hay bất kỳ một ngón công phu nào. Ngay cả việc tìm kiếm những bức ảnh về quá trình luyện võ của ông cũng là điều hiếm hoi.

Tại Trung Quốc, nhiều người đã rất hoài nghi và đặt ra câu hỏi, liệu có phải trụ trì Thích Vĩnh Tín không biết võ công?

Nhưng trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ‘cao tăng’ Thích Vĩnh Tín nói ông từng được luyện võ từ năm 16 tuổi tại chùa Thiếu Lâm.

Theo tiết lộ của vị võ sư này thì hòa thượng Thích Vĩnh Tín bắt đầu theo ông luyện tập võ nghệ từ năm 1973. Và Thích Vĩnh Tín còn rất giỏi Đạt Ma trượng và các môn nhuyễn công (là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công, khi luyện thành thì bề ngoài cơ thể không có biểu hiện gì của người biết võ nhưng lực đánh ra rất nguy hiểm).

Để giải tỏa về những nghi vấn xung quanh võ công thực của Phương trượng Thích Vĩnh Tín, Trịnh Thích Trai nói: ‘Có ta làm chứng, ai dám nói Vĩnh Tín không biết công phu Thiếu Lâm?’

Vị cao thủ này còn giải thích về việc vì sao người ta chưa thể bắt gặp Phương trượng Thích Vĩnh Tín thi triển công phu bao giờ.

Theo ông, nguyên tắc truyền đạt công phu và luyện công của Thiếu Lâm là ‘Lục nhĩ bất truyền’ (có 6 cái tai thì sẽ không truyền – nghĩa là có người thứ 3). Thậm chí, với những bậc cao thủ Thiếu Lâm thì võ công thường được truyền dạy vào ban đêm để tránh bị người khác biết được, nên việc người ta không thấy Thích Vĩnh Tín tập luyện là điều bình thường.

Những tiết lộ của vị ‘sư phụ’ Trịnh Thích Trai có thể cũng chỉ giải đáp được phần nào những nghi ngờ của mọi người về việc Thích Vĩnh Tín có biết võ công Thiếu Lâm hay không? ‘Trăm nghe cũng không bằng một thấy’, khi chưa chứng kiến tận mắt các màn công phu của Phương trượng Thích Vĩnh Tín thì những giải thích từ Trịnh Thích Trai cũng chỉ có thể coi là ‘tin đồn’ không được kiểm chứng.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới