13 nhà hoạt động Hong Kong tiếp cận Trường Sa làm gì?

(Kiến Thức) - 13 nhà hoạt động Hong Kong dự định hành trình tới quần đảo Trường Sa trên Biển Đông của Việt Nam để “bắt cá”, đã bị ngăn chặn.

Trả lời hãng tin AFP, Tsang Kin-shing, có mặt trên con tàu cá Kai Fung số 2, cho biết: "Chúng tôi đi đánh bắt cá". Tuy nhiên, người này từ chối tiết lộ lộ trình của chuyến đi và chỉ cho biết nhóm của ông ta gồm 13 người cùng với 2 nhà báo, tuyên bố sẽ khởi hành đi về hướng quần đảo Trường Sa.

Nhà hoạt động Hong Kong Lo Chau cũng cho biết: "Nếu không có cá ở Nam Sa - cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chúng tôi sẽ đi bất kỳ đâu thuộc “lãnh thổ” của Trung Quốc mà có cá, chính vì thế chúng tôi không thể nói ngay lúc này là chỗ nào sẽ có cá”.

Nhà hoạt động Hong Kong Lo Chau nói chuyện điện thoại trên tàu cá Kai Fung số 2.
Nhà hoạt động Hong Kong Lo Chau nói chuyện điện thoại trên tàu cá Kai Fung số 2.
Nhóm 13 nhà hoạt động Hong Kong này lên kế hoạch “đi bắt cá” ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều này được cho giống hệt "chiêu bài", mà họ từng làm ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, để khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Cụ thể, vào tháng 8 năm ngoái, nhóm các nhà hoạt động này đã sử dụng một tàu cá tiếp cận Điếu Ngư/Senkaku - quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo, cắm một lá cờ Trung Quốc tại đây, nhưng đã bị bắt giữ và trục xuất bởi chính quyền Nhật Bản.
Lần này, lấy cớ đi câu cá ở quần đảo Trường Sa, không loại trừ khả năng nhóm này cố tình tiếp cận các khu vực đang là điểm nóng tranh chấp chủ quyền để thực hiện mưu đồ chính trị.
Tuy nhiên, thuyền cá chở nhóm tới Trường Sa đã bị cấm rời khỏi vùng biển Hong Kong. Chiếc thuyền cá tên là Kai Fung số 2, xuất phát từ cảng Victoria của Hong Kong đã bị kiểm tra đột xuất. Sau quá trình kiểm tra kéo dài hơn một giờ, chiếc thuyền bị kéo về bến cảng với các tàu chính phủ theo sau giám sát.
"Cục Hàng hải và Cảnh sát đã quyết liệt kéo chiếc thuyền đến trạm an ninh", một tuyên bố của nhóm cho biết vào cuối ngày qua. Cảnh sát Hong Kong chưa bình luận về vấn đề này.
Trước đó, tháng 8 năm nay, nhóm này cũng cố tiếp cận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku lần thứ 2 nhưng bị Cục Hàng hải Hồng Kông chặn lại với “lý do an toàn”.

Học giả Trung Quốc âm mưu "xé lẻ Trường Sa"

Đề xuất của học giả Tiết Lực (Trung Quốc) thoáng nghe có vẻ như thiện chí nhưng lại ngầm chứa một âm mưu xảo quyệt "xé lẻ quần đảo Trường Sa".

Tiết Lực hiện là phó phòng Chiến lược quốc tế, Sở Kinh tế - chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
Tiết Lực hiện là phó phòng Chiến lược quốc tế, Sở Kinh tế - chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. 
Tiết Lực ngụ ý Trung Quốc sẽ đàm phán với từng nhóm ở từng khu vực cụ thể trong quần đảo Trường Sa sau khi đã tách nhóm. Về bản chất, thủ đoạn này không khác gì quan điểm đàm phán tay đôi của Trung Quốc hiện nay mà còn có phần tinh vi và nguy hiểm hơn.

Mưu đồ bám rễ Biển Đông của Đài Loan

(Kiến Thức) - Đài Loan công bố sẽ  xây dựng một cầu cảng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, có thể đón tàu Cảnh sát biển lớn và tàu hải quân.

Cầu cảng trên đảo Ba Bình hiện chỉ đón được tàu có trọng tải đến 6 tấn.
Cầu cảng trên đảo Ba Bình hiện chỉ đón được tàu có trọng tải đến 6 tấn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.