Mưu đồ bám rễ Biển Đông của Đài Loan

(Kiến Thức) - Đài Loan công bố sẽ  xây dựng một cầu cảng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, có thể đón tàu Cảnh sát biển lớn và tàu hải quân.

Mưu đồ bám rễ Biển Đông của Đài Loan
Cầu cảng trên đảo Ba Bình hiện chỉ đón được tàu có trọng tải đến 6 tấn.
Cầu cảng trên đảo Ba Bình hiện chỉ đón được tàu có trọng tải đến 6 tấn.

Động thái này chắc chắn vấp phải sự phản đối của các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Theo dân biểu Quốc dân đảng Lin Yu-fang, khoảng 33,6 triệu USD sẽ được dành cho dự án xây dựng cầu cảng trên đảo Ba Bình (mà phía Đài Loan gọi là đảo Thái Bình) trong năm tài chính 2014. Ngân sách này dự kiến sẽ được thông qua tại Viện lập pháp Đài Loan, khi các dân biểu nhóm họp vào cuối tháng này. Công việc xây dựng cầu cảng này sẽ được giao cho Cục Kỹ thuật đường cao tốc quốc gia thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Truyền thông thực hiện.
Cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, đảo Ba Bình là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và là đảo duy nhất có nguồn nước ngọt trong khu vực. Đảo này đã có một đường băng dài 1.150 m được hoàn thành trong năm 2008 và một cầu cảng nhỏ có thể đón tàu có trọng tải không quá 6 tấn. Cầu cảng mới sẽ có thể đón các tàu lớn của Cơ quan Cảnh sát biển Đài Loan (CGA) cũng như tàu hải quân, nếu cần thiết.
Đài Loan cũng có kế hoạch nối dài đường băng sân bay trên đảo Ba Bình. Đường băng dài 1.150m hiện nay chỉ cho phép máy bay vận tải C-130H hạ cất cánh “trong điều kiện thời tiết cực tốt”
Đài Loan cố gắng để giảm thiểu tác động của kế hoạch xây dựng cầu cảng mới trên đảo Ba Bình, một kế hoạch sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ giữa Đài Loan với các nước khác tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần quần đảo Trường Sa.
Động thái công bố kế hoạch xây cầu cảng trên đảo Ba Bình của Đài Loan diễn ra giữa lúc Philippines ngày 3/9 cáo buộc Trung Quốc vi phạm Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, bằng cách xây dựng công trình-công sự mới ở bãi cạn Scarborough (Philippines gọi là Panatag Shoal) nằm phía bắc quần đảo Trường Sa .
Tại một buổi điều trần về ngân sách tại Quốc hội Philippines ngày 3/9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói rằng máy bay giám sát trên không đã phát hiện 30 khối bê tông bên trong vùng nước nông của bãi cạn Scarborough. Ông Gazmin cho biết các bức ảnh được chụp vào ngày 3/8/2013 cho thấy đó là các khối bê tông tương tự như các khối bê tông mà Trung Quốc đã dùng để xây dựng căn cứ quân sự tại Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa hồi cuối những năm 1990. Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin nói thêm 3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã bị phát hiện trong khu vực ngày 31/8/2013.

Quan hệ Trung Quốc-Philippines “nóng” lên vì Biển Đông

Quan hệ Trung Quốc-Philippines “nóng” lên vì Biển Đông
Biển Đông nóng bỏng.
 Biển Đông nóng bỏng.

Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” vào năm 2020?

Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” vào năm 2020?
Đô đốc Lưu Hoa Thanh, cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc và khởi xướng chương trình hiện đại hóa hải quân.
 Đô đốc Lưu Hoa Thanh, cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc và khởi xướng chương trình hiện đại hóa hải quân.

Học giả Trung Quốc âm mưu "xé lẻ Trường Sa"

Đề xuất của học giả Tiết Lực (Trung Quốc) thoáng nghe có vẻ như thiện chí nhưng lại ngầm chứa một âm mưu xảo quyệt "xé lẻ quần đảo Trường Sa".

Học giả Trung Quốc âm mưu "xé lẻ Trường Sa"
Tiết Lực hiện là phó phòng Chiến lược quốc tế, Sở Kinh tế - chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
Tiết Lực hiện là phó phòng Chiến lược quốc tế, Sở Kinh tế - chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. 
Tiết Lực ngụ ý Trung Quốc sẽ đàm phán với từng nhóm ở từng khu vực cụ thể trong quần đảo Trường Sa sau khi đã tách nhóm. Về bản chất, thủ đoạn này không khác gì quan điểm đàm phán tay đôi của Trung Quốc hiện nay mà còn có phần tinh vi và nguy hiểm hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.