120.000 người QNinh, TBình, HPhòng đang di dân cấp tốc

(Kiến Thức) - Đến thời điểm sáng ngày 18/7, mọi công tác di dân đã được các địa phương Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh khẩn trương tiến hành.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, dự kiến vào tối nay vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Sóng biển cao 5 đến 6 mét. Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…nằm trong vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 13, cấp 14.
Nằm trong vùng gần tâm bão để tránh thiệt hại về người và tài sản do bão Thần Sấm gây ra, các tỉnh thành phố khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp đã lên kế hoạch di dời gần 120.000 người ra khỏi vùng có nguy cơ ảnh hưởng từ bão. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh di rời 2.259 người, TP Hải Phòng di dời 21.460 người, Thái Bình di dời 89.086 người, Nam Định, 10.800 người…
Tàu bè neo đậu tránh bão tại cảng Mắt Rồng.
 Tàu bè neo đậu tránh bão tại cảng Mắt Rồng.
Tại Hải Phòng: Ghi nhận của PV Kiến Thức tại Hải Phòng, các địa phương Đồ Sơn, Cát Hải, Bạch Long Vỹ, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, công tác di dân đang được khẩn trương tiến hành.
Tại huyện Thủy Nguyên có gần 1300 tàu, thuyền với khoảng 4.400 lao động, trong đó xã Lập Lễ và Phả Lễ có hơn 800 phương tiện đánh bắt xa bờ. Tính đến sáng 18/7, toàn huyện có gần 300 phương tiện về neo đậu an toàn tại các bến Mắt Rồng, bến cống Cả; cống Đông Xuân... số còn lại đang trên đường về bến hoặc neo đậu tại Đồ Sơn, Cát Bà, tỉnh Quảng Ninh... Huyện thành lập tiểu ban phòng chống bão số 2; yêu cầu các đơn vị chức năng khẩn trương liên lạc, thông báo các phương tiện còn trên biển về nơi trú ẩn; quản lý chặt chẽ, không cho tàu thuyền ra khơi. Bên cạnh đó, huyện yêu cầu các chủ ao, đầm nuôi thủy sản, khẩn trương di dời vào vị trí an toàn; lên phương án di dân các xã có dân ven đê (Lập Lễ, Phả Lễ, Thủy Triều, An Lư...) với tổng số 666 hộ, hơn 2700 nhân khẩu đến nơi an toàn; chỉ đạo di dời các phương tiện khai thác đất đá, đề phòng sạt lở núi. Đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức lực lượng xung kích hộ đê, lực lượng tìm kiếm cứu nạn và chuẩn bị vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng đề phòng khi có tình huống xấu nhất xảy ra.
Ngư dân nghe thông báo đã về nơi trú ẩn an toàn.
 Ngư dân nghe thông báo đã về nơi trú ẩn an toàn.
Tại xã Lập Lễ (Thủy Nguyên) đến thời điểm 9h sáng ngày 18/7, công tác phòng chống lụt bão cơn bão số 2 đã cơ bản hoàn tất. Trao đổi với PV ông Vũ Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Lập Lễ cho biết đến thời điểm này mọi công tác phòng chống lụt bão cơ bản hoàn thành. Xã đã lên kế hoạch di dời 600 người dân nằm trong vùng có thể bị ảnh hưởng bão là thôn Mắt Rồng, Tân Lập. Tất cả hộ dân này sẽ được di dời đến các trường tiểu học, trung học cơ sở…
Tại huyện Bạch Long Vỹ đến sáng 18/7, người dân, các cơ quan, đơn vị đã tiến hành chằng, chống nhà cửa, kho tàng, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau cơn bão. Chủ các phương tiện cũng đã khẩn trương đưa tàu thuyền về đất liền và đưa một số phương tiện dưới âu cảng lên bờ tránh bão. Số ngư dân và bà con làm nghề dịch vụ tại âu cảng cũng được vận động lên bờ tránh trú bão tại Ban Quản lý Cảng, Đồn biên phòng Bạch Long Vỹ. Theo báo cáo của huyện đảo Bạch Long Vỹ, đã sơ tán toàn bộ tàu, thuyền ra khỏi đảo, trở về tránh, trú bão tại đất liền. Hiện chỉ còn 1 phương tiện với 2 lao động ở âu thuyền Bạch Long Vỹ
Tại huyện Cát Hải, Đồ Sơn, phương án di dân cũng đang được khẩn trương tiến hành, đồng thời nhiều phương tiện đã được kêu gọi để tránh bão an toàn. Theo thông báo từ huyện Cát Hải, trên địa bàn có 7 tàu dạng vận tải vỏ sắt mang số hiệu Trung Quốc neo tại khu vực Phù Long. Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã có công văn về việc huỷ kế hoạch nhập cảnh để 7 tàu Trung Quốc nêu trên về nước tránh bão.
Mọi công tác phòng chống bão lũ đã được hoàn tất.
 Mọi công tác phòng chống bão lũ đã được hoàn tất.
Tại Thái Bình: Ghi nhận của PV Kiến Thức tại Thái Bình, hiện mọi công tác phòng chống lụt bão đang được khẩn trương tiến hành. Huyện Tiền Hải đang tuyên truyền, kêu gọi 726 tàu thuyền hoạt động trên khu vực biển Tiền Hải biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của cơn bão để các ngư dân chủ động phòng, tránh. Nhiều phương tiện đã về nơi neo đậu tránh bão an toàn. Huyện đang triển khai di dơi gần 250 hộ dân với hơn 700 nhân khẩu tại ngoài vùng xung yếu vào khu vực an toàn trong đê, ngoài ra di dời 1500 nhân khẩu ở chòi ngao ngoài biển vào nơi an toàn. Dự kiến trước 15h chiều 18/7, công tác di dân sẽ hoàn tất.
Tại huyện Thái Thụy, tính đến sáng ngày 18/7, đã có 440/461 tàu thuyền và 1.347 ngư dân vào nơi neo đậu, tránh trú an toàn tại các âu tàu của huyện.Hơn 1.478 lao động nuôi trồng thủy sản và 317 hộ sinh sống ngoài đê ra cũng được lên kế hoạch di dời. Trao đổi với PV Kiến Thức, PCT huyện Thái Thụy, ông Nguyễn Duy Cam cho biết, địa phương đã lên kế hoạch phòng chống bão lũ, luôn đề cao cảnh giác, đề phòng diễn biến của bão để tránh thiệt hại cho người dân.
Tại Quảng Ninh: Tính đến sáng ngày 18/7, các tàu đã về neo đậu an toàn. Cụ thể, tại TP Móng Cái có 5 tàu, đang đỗ tại Cửa Đài, Cô Tô, Đảo Trần, đã bán 1 tàu (QN 90146TS). Huyện Hải Hà, có 49 tàu trong đó đang đỗ tại Tiến Tới 14 tàu, Hà Cối 27 tàu, Quảng Phong 6 tàu, Cô Tô 2 tàu. Huyện Tiên Yên, có 1 tàu đỗ tại Vụng Lão Vọng (Vân Đồn). Huyện Vân Đồn có 51 tàu, trong đó đang đỗ bến Cái Rồng 46 tàu, Minh Châu 4 tàu, Thắng Lợi 1 tàu. Huyện Cô Tô, có 10 tàu, trong đó đang đỗ bến Chiến Thắng 6 tàu, Cảng Cô Tô 3 tàu, Cái Rồng 1 tàu. TP Cẩm Phả có 14 tàu, trong đó đang đỗ tại Bến Do 11 tàu, sửa chữa 2 tàu, Thắng Lợi 1 tàu. TP Hạ Long, có 20 tàu, trong đó đang đỗ các bến Hòn Gai 15 tàu, Cát Bà 4 tàu, Đầm Hà 1 tàu. TX Quảng Yên, có 68 tàu, trong đó đang đỗ các bến Cẩm Phả 8 tàu, Cô Tô 2 tàu, Quảng Yên 14 tàu; Móng Cái 2 tàu, Cái Rồng 10 tàu, Cát Bà 4 tàu, trên đà sửa chữa 3 tàu, Hòn Gai 16 tàu, Bến Giang 9 tàu. TP Uông Bí, có 10 tàu, trong đó đang đỗ các bến Hòn Gai 4 tàu, Quảng Yên 1 tàu, Đồ Sơn 1 tàu, Vân Đồn 2 tàu, Cẩm Phả 2. Huyện Đông Triều có 1 tàu đang đỗ tại Đồ Sơn- Hải Phòng.Ngoài ra 8.471 tàu có công suất dưới 90CV đều đã neo đậu tại các vụng, vịnh, các bến cá, bến sông kín gió tại các khu neo đâu tránh trú gió, bão của 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các bến Cát Bà, Đồ Sơn của TP Hải Phòng.
Sẵn sàng đón bão Thần Sấm.
Sẵn sàng đón bão Thần Sấm.
Để chuẩn bị tốt nhất cho công tác phòng chống lụt bão, tỉnh Quảng Ninh đã ra công điện khẩn số 11 trong đó yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố trên địa bàn phải trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về công tác phòng chống bão số 2. Dừng toàn bộ hội họp trong hai ngày 18 và 19/7 để tập trung phòng chống cơn bão số 2.
Ghi nhận của PV Kiến Thức tại huyện Quảng Yên, đến sáng ngày 18/7, huyện đã tập trung công tác bảo vệ các tuyến đê bao gồm các xã đảo Hải Nam, vật tư thiết bị, phương tiện gia cố các tuyến đê đã được chuẩn bị. Phương án di dân ra khỏi các khu vực trũng đang được khẩn trương tiến hành…
Kiến Thức tiếp tục cập nhật…

Cảnh dân miền Trung trốn chạy siêu bão Haiyan

(Kiến Thức) - Người dân ở những tỉnh có khả năng rơi vào tâm bão chỉ kịp mang theo chăn, màn và ít đồ ăn di dời đến những địa điểm trú bão.

Một gia đình có nhiều con nhỏ ở Thừa Thiên Huế đang gấp rút chuẩn bị những tư trang cần thiết và dễ mang nhất để di dời đến nơi trú bão. Ảnh: Thừa Thiên Huế Online.
Một gia đình có nhiều con nhỏ ở Thừa Thiên Huế đang gấp rút chuẩn bị những tư trang cần thiết và dễ mang nhất để di dời đến nơi trú bão. Ảnh: Thừa Thiên Huế Online. 

Nhìn lại cảnh VN oằn mình chống chọi với thiên tai năm 2013

(Kiến Thức) - Bão Haiyan, Nari, Wutip... ngập lụt chạm mốc lịch sử ở Hà Nội, tuyết rơi bất thường ở Sapa... vẽ nên bức tranh thiên nhiên khắc nghiệt 2013.

Tuyết rơi bất thường ở Sapa

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm ngày 14/12 tuyết rơi phủ đầy ở SaPa và một số khu vực vùng cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới