1.000 "bóng ma" thời tiền sử bất ngờ lộ diện trong ảnh quét laser

Công nghệ quét laser hiện đại LIDAR đã giúp các nhà khoa học xứ Scotland phát hiện hơn 1.000 di tích thời tiền sử chưa từng được biết đến trên hòn đảo Arran xinh đẹp.

1.000 "bóng ma" thời tiền sử bất ngờ lộ diện trong ảnh quét laser
Arran, hòn đảo được mệnh danh "thiên đường địa chất" với địa hình và lịch sử địa chất phức tạp, thu hút nhiều nhà khoa học, có lẽ cũng là thiên đường của ngành khảo cổ, thông qua phát hiện mới từ cơ quan Lịch sử Môi trường Scotland (HES).
Để hiểu hơn về hòn đảo xứ sương mù này, họ đã quyết định nhờ đến LIDAR, công nghệ quét laser và cho ra hình ảnh 3D của bề mặt được quét. Công nghệ này từng giúp các nhà khoa học khắp thế giới có những phát hiện bất ngờ, nổi bật có thể kể đến đại đô thị Maya với hơn 60.000 cấu trúc thời tiền sử còn uy nghi dưới tán rừng Guatemala, công bố đầu năm 2018.
1.000
Những điểm tròn bên suối chính là "bóng ma" của những túp lều tiền sử - ảnh: HES 
Lần này, LIDAR đã cho thấy trên hòn đảo khá thưa dân xưa Scotland này còn ẩn nấp khoảng 1.000 cấu trúc, bao gồm nhiều nhà cửa, làng mạc, trang trại… của người tiền sử. Tất cả đều hoàn toàn xa lạ, mới mẻ, chưa được bất kỳ hồ sơ khảo cổ nào ghi nhận. 
Theo nhà khoa học Shona Nicol, trưởng nhóm Thông tin khoa học và phân tích địa lý thuộc HES, các dữ liệu viễn thám ngày càng tăng mà họ thu thập được có thể giúp đưa Scotland lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.

Phát hiện dấu chân người tiền sử có niên đại 13.000 năm ở Canada

Các nhà khoa học tìm thấy 29 dấu chân người tiền sử hóa thạch trên đảo tại British Columbia (Canada), hỗ trợ lý thuyết cho thấy những người châu Á đã sớm đặt chân đến châu Mỹ.

Phát hiện dấu chân người tiền sử có niên đại 13.000 năm ở Canada
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 29 dấu chân người tiền sử trong một lớp trầm tích trên bờ biển gần đảo Calvert ở British Columbia. Các dấu chân có niên đại từ 11.000 đến 14.000 năm trước, khi mà thế giới đang đến gần cuối thời Kỷ Băng hà cuối cùng, mực nước biển ở đó thấp hơn 2m đến 3m so với ngày nay.

Con người đã ăn gì từ 8.000 năm trước?

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Khoa Lịch sử Nhân loại ở Đại học Iena (Pháp), Đại học Freie Berlin và Đại học York đã xác định được các món ăn của con người sống sách đây 8.000 năm.

Con người đã ăn gì từ 8.000 năm trước?
Kết quả công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications số ra ngày 4/11/2018. Nghiên cứu dựa trên các mảnh gốm được khai quật tại Catalhoyuk, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có một bộ sưu tập phi thường về đồ dùng nhà bếp của người tiền sử.
Con nguoi da an gi tu 8.000 nam truoc?
Các nhà khảo cổ tại Catalhoyuk, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi phát hiện nhiều dụng cụ nhà bếp khác nhau của người tiền sử. 
Qua việc phân tích những protein trong tô, chén sứ 8.000 năm trước, các nhà khoa học thấy có dấu vết ngũ cốc, rau quả, sữa dê và các loại sản phẩm từ sữa, nhiều loại thịt khác nhau. Ngũ cốc chủ yếu là hai loại phố biến vào thời đó là lúa mạch và lúa mì, đậu; thịt gồm có dê, cừu, kể cả hươu, nai, bò rừng, ngựa.

Giải mã nguyên nhân khiến người tiền sử chặt ngón tay

Theo một nghiên cứu mới đây, người tiền sử có thể chặt ngón tay để phục vụ nghi lễ tôn giáo, Dailymail đưa tin hôm 4/12.

Giải mã nguyên nhân khiến người tiền sử chặt ngón tay
Những tác phẩm nghệ thuật hang động được tạo nên từ dấu tay vẽ bằng màu đỏ và một số chất tạo màu cổ đại khác của người tiền sử được phát hiện trong các hang động khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên điều kỳ lạ là những dấu tay này thường xuyên bị khuyết một hay nhiều ngón tay.
Giai ma nguyen nhan khien nguoi tien su chat ngon tay
Dấu tay người tiền sử bị khuyết một hay nhiều ngón tay được phát hiện trong các hang động khắp nơi trên thế giới. 
Theo Dailymail, các nhà khoa học cho hay, những ngón tay bị mất có thể do môi trường khắc nghiệt trong thời tiền sử như tổn thương tay do lạnh giá, bị tai nạn, bị thú dữ cắn hoặc là cách để họ đối mặt với đau buồn khi mất người thân yêu…

Đọc nhiều nhất

Tin mới