10 trận thủy chiến khiến quân thù kinh hồn bạt vía vang danh sử Việt
Thủy chiến Đầm Dạ Trạch, Bạch Đằng Giang, Rạch Gầm - Xoài Mút là ba trong số 10 trận thủy chiến vang danh sử Việt.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Thủy chiến Đầm Dạ Trạch (547-550): Căn cứ Đầm Dạ Trạch ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Các nhà sử học đánh giá đây là trận thủy chiến lớn đầu tiên mà người Việt giành được thắng lợi. Bằng chiến thuật đánh du kích, ban ngày lẩn trốn trong vùng lau sậy um tùm, ban đêm đưa thuyền nhẹ thành từng tốp tấn công tiêu diệt kẻ địch, người Việt khiến cho đội quân xâm lược nhà Lương khiếp vía. Viên chủ tướng Dương Sàn bị giết chết, đất nước giành lại độc lập. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) đã kế thừa xứng đáng sự nghiệp của Lý Nam Đế để lại giữa thế kỷ thứ 6.
Chiến thắng Bạch Đằng (938): Nói về thủy chiến Việt Nam, không thể bỏ qua trận Bạch Đằng lừng lẫy năm 938 của vua Ngô Quyền. Chỉ bằng một trận đánh duy nhất, Ngô Vương tiêu diệt hoàn toàn 200.000 quân Nam Hán xâm chiếm nước ta bằng đường biển. Chiến thắng đó chính là lời tuyên bố đanh thép của người Việt, thoát khỏi hơn nghìn năm bị các chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ.
Bạch Đằng giang (981): 43 năm sau chiến công hiển hách của Ngô Quyền, vua Lê Hoàn một lần nữa chọn sông Bạch Đằng để quyết chiến, tiêu diệt quân Tống xâm lược. Cọc gỗ được cắm xuống sông, sau đó giả thua để dụ địch vào thế trận mai phục. Cũng như thái tử Hoằng Tháo của nhà Nam Hán xưa kia, viên chủ tướng Hầu Nhân Bảo tiếng tăm lẫy lừng của nhà Tống đã tử trận.
Thủy chiến sông Như Nguyệt (1077): Thủy chiến Như Nguyệt Giang (sông Cầu) là trận thủy chiến, trận đánh quan trọng nhất của thái úy Lý Thường Kiệt và quân đội nhà Lý trong hành trình chống lại quân Tống xâm lược vào năm 1077. Trận đánh này đã đập tan hoàn toàn sức mạnh lẫn ý chí của hơn 100.000 quân chính quy và 200.000 dân phu của nhà Tống do viên tướng Quách Quỳ chỉ huy.
Thủy chiến Vạn Kiếp - Lục Đầu (1285): Ngày 11/2/1285, quân Nguyên chia hai đường thủy bộ theo dòng sông Thương, tấn công hàng loạt cứ điểm của ta ở Vạn Kiếp và núi Phả Lại. Trần Quốc Tuấn cho quân rút lui xuống thuyền. Trước tình hình đó, vua Trần tung thêm lực lượng dự bị ở Thăng Long với quân số khoảng 100.000 người cùng 1.000 chiến thuyền đến cửa Đại Than, nơi sông Đuống đổ ra sông Lục Đầu để trợ chiến cho Trần Hưng Đạo. Một trận thủy chiến ác liệt diễn ra ngay trên sông Lục Đầu. Trận đánh này đã góp công lớn giúp quân dân nhà Trần chặn được thế tiến công của giặc Mông - Nguyên.
Trận Vân Đồn (1288): Thủy chiến Vân Đồn là trận đánh có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ ba (1288). Nơi đây, dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư, quân Trần đã đánh chìm 100.000 thạch lương của nhà Nguyên. Không có lương thực phục vụ cuộc chiến, quân Nguyên kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Thế trận xoay vần, cơ hội tiêu diệt địch đến gần hơn bao giờ hết.
Bạch Đằng lần ba (1288): Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được xem là trận đánh gây chấn động thế giới thời bấy giờ. Đội quân thiện chiến, đánh đâu thắng đó của người Mông Cổ đã hoàn toàn bị tiêu diệt dưới sức mạnh và tinh thần đoàn kết của vua tôi nhà Trần. Sau trận đánh này, nhà Nguyên không còn dám mang quân xâm lược nước ta thêm lần nào nữa, đồng thời đế chế Mông Cổ cũng bước vào thời kỳ suy thoái.
Trận Cảng Eo (1643): Ngày 7/7/1643, đích thân chúa Nguyễn Phúc Lan và thế tử Nguyễn Phúc Tần dẫn 50 chiến thuyền tiến thẳng ra cảng Eo (Thuận An, Huế) chống lại thủy quân Hà Lan xâm chiếm bờ biển nước ta. Quân Nguyễn đã tràn lên boong chiến hạm lớn nhất của Hà Lan mang tên De Wijdeness do thuyền trưởng Pieter Baek chỉ huy, bẻ bánh lái, chặt gãy cột buồm khiến chiến hạm này bị tê liệt hoàn toàn. Bị dồn vào bước đường cùng, thuyền trưởng Hà Lan cho châm lửa đốt kho thuốc súng, khiến tàu nổ tung. Thủy quân của chúa Nguyễn giành chiến thắng, dù hỏa lực mạnh của người Hà Lan đã khiến họ chìm 7 thuyền và mất 700-800 binh sĩ. Trận đánh này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử thuỷ quân của người Việt chiến thắng một hạm đội châu Âu.
Rạch Gầm - Xoài Mút (1785): Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những đỉnh cao chói lọi của người Việt trong hành trình dựng nước và giữ nước. Trên khúc sông Tiền và sông Hậu năm 1785, chỉ bằng một trận duy nhất, kéo dài trong một ngày đêm, Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh cho 50.000 quân Xiêm tan tác, chỉ còn vài trăm tên chạy thoát về nước. Chính sử nhà Nguyễn chép: Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Xiêm tuy ngoài miệng khoác lác nhưng trong bụng sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp.
Trận Nhật Tảo (1861): Dù nhà Nguyễn và nhân dân ta thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19 nhưng trận Nhật Tảo do Nguyễn Trung Trực chỉ huy vẫn khiến quân xâm lược khiếp sợ. Bằng vũ khí thô sơ, nghĩa quân đã tiêu diệt và đốt cháy pháo hạm Espérance. Chiến thắng này làm nức lòng nhân dân Việt Nam thời điểm đó. Khi tin ra đến Huế, vua Tự Đức liền cho ban lệnh trọng thưởng cho tất cả người tham gia trận đánh. Viên thanh tra bản xứ tại Nam Kỳ tên Paulin Vial gọi đây là “sự kiện đau đớn làm người An Nam phấn chấn và gây xúc động, đau lòng sâu sắc trong lòng người Pháp”.
Độc đáo lễ hội rước “ông lợn” khổng lồ tại làng La Phù
(VietnamDaily) - Xã La Phù thuộc huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất, nơi đây còn được đông đảo người dân khắp cả nước biết đến với lễ hội rước “ông lợn” lên đến 200 kg.
Theo các cụ cao niên ở La Phù, lễ hội rước “ông lợn” của xã đã có từ bao đời nay. Lễ hội diễn ra là để dân làng tưởng nhớ công ơn ông Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công gìn giữ bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc, Tĩnh Quốc Tam Lang lại mổ lợn, thổi xôi khao quân.
Từ đó, cứ vào ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (Âm lịch), người dân ở xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại náo nức tổ chức lễ tế, hội rước “ông lợn”. Người dân trong làng mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng Làng.
(VietnamDaily) - Các “ông lợn” đi đến đâu trong làng thì tiếng trống đánh rộn ràng, múa lân linh đình đến đó.
Tối ngày 17/2 (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch), tại xã La Phù (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đã diễn ra lễ hội rước "ông lợn" khổng lồ, thu hút hàng nghìn người tham dự.
Tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một lăng mộ pharaoh đầu tiên kể từ khi tìm thấy lăng mộ của Tutankhamun năm 1922. Đây là nơi chôn cất hầu hết các pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Xiaomi 15 Ultra sẽ là mẫu smartphone dạng thanh cao cấp nhất của Xiaomi trong năm 2025. Xiaomi 15 Ultra đã được xác nhận sẽ ra mắt vào cuối tháng này, với sự kiện dự kiến diễn ra tại MWC 2025.
UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã ra quyết định xử phạt 5 hành vi vi phạm của quán ăn Aroma Beach 'chặt chém' du khách Trung Quốc, tổng mức phạt là 96,5 triệu đồng.
Một số nền văn minh thời cổ đại quan niệm hiện tượng nguyệt thực toàn phần là điềm báo của một thảm họa lớn sắp xảy ra. Theo đó, nhiều người dân lo lắng, sợ hãi sẽ gặp điều xui xẻo.
Trên thế giới, việc lựa chọn địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế và tác động môi trường tối thiểu.
Tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một lăng mộ pharaoh đầu tiên kể từ khi tìm thấy lăng mộ của Tutankhamun năm 1922. Đây là nơi chôn cất hầu hết các pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Trên thế giới, việc lựa chọn địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế và tác động môi trường tối thiểu.
Một số nền văn minh thời cổ đại quan niệm hiện tượng nguyệt thực toàn phần là điềm báo của một thảm họa lớn sắp xảy ra. Theo đó, nhiều người dân lo lắng, sợ hãi sẽ gặp điều xui xẻo.
Xiaomi 15 Ultra sẽ là mẫu smartphone dạng thanh cao cấp nhất của Xiaomi trong năm 2025. Xiaomi 15 Ultra đã được xác nhận sẽ ra mắt vào cuối tháng này, với sự kiện dự kiến diễn ra tại MWC 2025.
UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã ra quyết định xử phạt 5 hành vi vi phạm của quán ăn Aroma Beach 'chặt chém' du khách Trung Quốc, tổng mức phạt là 96,5 triệu đồng.
Đây là món quà trong dịp lễ tình nhân 2025 mà nữ ca sĩ Thanh Thảo nhận được từ 1 nửa kia của đời mình. Chiếc xe này là Porsche Panamera 4 E-Hybrid AWD.
(Vietnamdaily) - Cuộc thi Nam vương Du lịch Thế giới 2025 chính thức diễn ra từ ngày 12-18/2 tại vịnh Vĩnh Hy. Đây là lần đầu Việt Nam đăng cai tổ chức, thu hút tham gia của 30 thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Một số chuyên gia đã dự đoán về sự thay đổi diện mạo của con người vào năm 3025. Theo đó, tiến bộ khoa học công nghệ, du hành vũ trụ, biến đổi khí hậu... có thể khiến nhân loại có nhiều thay đổi về ngoại hình, sức khỏe...
Theo quan niệm dân gian, màu đỏ của hoa hồng tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt. Vì vậy, vào ngày Valentine 14/2, các cặp tình nhân thường tặng nhau loài hoa này.
Việc tặng quà trong thời hiện đại gắn với nhu cầu tiêu dùng thực tế cũng dần trở nên phổ biến. Những món quà công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều trong các dịp lễ và Valentine cũng không ngoại lệ.