10 tỉnh, thành trong kế hoạch giám sát về nguồn nhân lực chất lượng cao

Đoàn giám sát về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 10 địa phương. Phạm vi giám sát được thực hiện trong giai đoạn từ 2021 đến hết ngày 31/12/2024.

Ngày 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

10 tinh, thanh trong ke hoach giam sat ve nguon nhan luc chat luong cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp

Đại diện đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, phạm vi giám sát chuyên đề này được thực hiện trong giai đoạn từ 2021 đến hết ngày 31/12/2024 trên phạm vi cả nước.

Nội dung giám sát sẽ tập trung đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như bài học kinh nghiệm về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực, từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả.

Đối tượng giám sát là Chính phủ và các Bộ GD&ĐT; LĐ,TB&XH; Nội vụ; KH&ĐT cùng một số bộ, ngành liên quan; UBND 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, sẽ tổ chức các đoàn công tác để tiến hành giám sát trực tiếp tại 10 địa phương: Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đắk Lắk, Khánh Hòa, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh.

Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, lần giám sát này đặt trọng tâm vào việc sử dụng nguồn nhân lực phù hợp, ví dụ như đào tạo ra phải có việc làm, đào tạo đúng ngành nghề. Ông ví dụ, có một thời gian đã xuất hiện tình trạng học theo phong trào, thấy cái gì dễ thì đăng ký học nhưng học ra không có việc làm.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý phải nghiên cứu kỹ phạm vi giám sát, nhất là các văn bản của Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện, nội dung nào đang thực hiện, nội dung nào chưa thực hiện, lý do vì sao?

“Đây là những vấn đề dư luận xã hội, nhân dân quan tâm. Ai cũng có gia đình, có con em đi học và đều mong muốn học, đào tạo xong có việc làm, phục vụ đất nước, nhân dân. Nhưng thực tế vừa qua như thế nào, phải xem xét kỹ vấn đề này”, ông Trần Thanh Mẫn cho hay.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, qua giám sát phải đưa ra một “bức tranh” tương đối toàn diện và phải thật sự đổi mới, thiết thực, lấy hiệu quả là chính, tránh việc đi nhiều địa phương, nhiều ngành nhưng hiệu quả mang lại không cao. 

Chân dung ông Trần Thanh Mẫn Phó Chủ tịch Thường trực điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Chan dung ong Tran Thanh Man Pho Chu tich Thuong truc dieu hanh Quoc hoi

Ông Trần Thanh Mẫn, sinh ngày 12/8/1962, quê quán xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Trình độ tiến sĩ kinh tế.

Chan dung ong Tran Thanh Man Pho Chu tich Thuong truc dieu hanh Quoc hoi-Hinh-2

Ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, XIV, XV

 

Khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Từ ngày 13-15/5 tại Nhà Quốc hội, phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày.

Sáng 13/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp lần thứ 33. Diễn ra trong 3 ngày, tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dự kiến diễn ra vào ngày 20/5 tới đây.
Khai mac Phien hop thu 33 cua Uy ban Thuong vu Quoc hoi
Từ ngày 13-15/5 tại Nhà Quốc hội, phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày. Ảnh Quochoi.vn

SỰ NGHIỆP TÂN CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN

Ngày 20/5/2024, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

SU NGHIEP TAN CHU TICH QUOC HOI TRAN THANH MAN

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.