10 thói quen nấu ăn sai lầm cần bỏ ngay kẻo cả nhà “rước bệnh” vào thân

10 thói quen nấu ăn sai lầm cần bỏ ngay kẻo cả nhà “rước bệnh” vào thân

(Kiến Thức) - Rã đông thịt ở bên ngoài, rửa thịt sống, để đồ ăn chín ở ngoài quá lâu…là nmột số thói quen nấu ăn sai lầm phổ biến có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Rã đông thịt ở bên ngoài: Khoảng nhiệt độ được coi là nguy hiểm để tích trữ thực phẩm là từ 5-60°C. Ở mức nhiệt này, những vi khuẩn có hại có thể sinh sôi nhanh chóng. Đây là lý do tại sao bạn nên rã đông thịt trong tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng.
Rã đông thịt ở bên ngoài: Khoảng nhiệt độ được coi là nguy hiểm để tích trữ thực phẩm là từ 5-60°C. Ở mức nhiệt này, những vi khuẩn có hại có thể sinh sôi nhanh chóng. Đây là lý do tại sao bạn nên rã đông thịt trong tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng.
Rửa thịt sống: Các chuyên gia khuyên những người nội trợ nên bỏ thói quen rửa thịt gà, bò, lợn hay bê sống trước khi nấu.  Thói quen nấu ăn sai lầm này có thể khiến vi khuẩn từ thịt dễ dàng lây nhiễm sang các thực phẩm, bề mặt và dụng cụ khác.
Rửa thịt sống: Các chuyên gia khuyên những người nội trợ nên bỏ thói quen rửa thịt gà, bò, lợn hay bê sống trước khi nấu. Thói quen nấu ăn sai lầm này có thể khiến vi khuẩn từ thịt dễ dàng lây nhiễm sang các thực phẩm, bề mặt và dụng cụ khác.
Để đồ ăn chín ở ngoài quá lâu: Vì vi khuẩn có hại có thể sinh sôi nhanh chóng ở nhiệt độ từ 5°C đến 60°C, nên việc để đồ ăn nấu chín bên ngoài tủ lạnh hơn 1 hay 2 giờ rất nguy hiểm.
Để đồ ăn chín ở ngoài quá lâu: Vì vi khuẩn có hại có thể sinh sôi nhanh chóng ở nhiệt độ từ 5°C đến 60°C, nên việc để đồ ăn nấu chín bên ngoài tủ lạnh hơn 1 hay 2 giờ rất nguy hiểm.
Nếm thực phẩm để xem có bị hỏng không: Bạn không thể phát hiện vi khuẩn nguy hiểm thông qua quan sát hay nếm thực phẩm. Mặc dù vậy, ngay một lượng nhỏ vi khuẩn cũng có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Để tránh điều này, hãy vứt ngay những sản phẩm mà bạn nghi ngờ chúng đã hỏng.
Nếm thực phẩm để xem có bị hỏng không: Bạn không thể phát hiện vi khuẩn nguy hiểm thông qua quan sát hay nếm thực phẩm. Mặc dù vậy, ngay một lượng nhỏ vi khuẩn cũng có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Để tránh điều này, hãy vứt ngay những sản phẩm mà bạn nghi ngờ chúng đã hỏng.
Nếm thử bột trứng sống: Chúng ta không nên thử trứng sống ở bất cứ dạng nào bởi nó có nguy cơ cao chứa vi khuẩn salmonella gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng không nên thử một nhão sống cho dù không chứa trứng vì bột mì có thể nhiễm vi khuẩn E. coli.
Nếm thử bột trứng sống: Chúng ta không nên thử trứng sống ở bất cứ dạng nào bởi nó có nguy cơ cao chứa vi khuẩn salmonella gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng không nên thử một nhão sống cho dù không chứa trứng vì bột mì có thể nhiễm vi khuẩn E. coli.
Ướp thịt hay cá để ngoài tủ lạnh: Đây là một thói quen nấu nướng phổ biến khác có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Bạn hãy luôn ghi nhớ về mức nhiệt độ mà vi khuẩn phát triển mạnh. Khi bạn ướp thịt bên ngoài tủ lạnh, bạn đã vi phạm nguyên tắc này.
Ướp thịt hay cá để ngoài tủ lạnh: Đây là một thói quen nấu nướng phổ biến khác có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Bạn hãy luôn ghi nhớ về mức nhiệt độ mà vi khuẩn phát triển mạnh. Khi bạn ướp thịt bên ngoài tủ lạnh, bạn đã vi phạm nguyên tắc này.
Thịt và cá nấu chưa chín: Thực phẩm được coi là an toàn chỉ khi nó được đun nóng ở nhiệt độ nhất định. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế nhà bếp để kiểm tra thực phẩm trong khi nấu.
Thịt và cá nấu chưa chín: Thực phẩm được coi là an toàn chỉ khi nó được đun nóng ở nhiệt độ nhất định. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế nhà bếp để kiểm tra thực phẩm trong khi nấu.
Không rửa tay trước khi nấu ăn: Vi khuẩn có thể sống trên tất cả các bề mặt bao gồm cả tay của bạn. Hãy tưởng tượng bạn chạm tay vào bao nhiêu thứ mỗi ngày và khi bắt đầu nấu ăn mà không rửa tay, bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn sang thực phẩm.
Không rửa tay trước khi nấu ăn: Vi khuẩn có thể sống trên tất cả các bề mặt bao gồm cả tay của bạn. Hãy tưởng tượng bạn chạm tay vào bao nhiêu thứ mỗi ngày và khi bắt đầu nấu ăn mà không rửa tay, bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn sang thực phẩm.
Mua gà bị tiêm nước: Nhiều nhà máy chế biến gia cầm đã tiêm thêm nước vào thịt gà để tăng trọng lượng của sản phẩm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới vị của thịt gà mà còn làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Mua gà bị tiêm nước: Nhiều nhà máy chế biến gia cầm đã tiêm thêm nước vào thịt gà để tăng trọng lượng của sản phẩm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới vị của thịt gà mà còn làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Sử dụng mật ong ở nhiệt độ cao: Theo các nghiên cứu khoa học, thói quen chế biến mật ong ở nhiệt độ cao có thể làm giảm chất lượng của mật ong đồng thời làm một số hợp chất độc hại gây ung thư. Do đó, bạn không nên cho mật ong vào trà hay đồ ăn nóng.
Sử dụng mật ong ở nhiệt độ cao: Theo các nghiên cứu khoa học, thói quen chế biến mật ong ở nhiệt độ cao có thể làm giảm chất lượng của mật ong đồng thời làm một số hợp chất độc hại gây ung thư. Do đó, bạn không nên cho mật ong vào trà hay đồ ăn nóng.
Video "Tốp 7 món ngon nhất chế biến từ cá lóc". Nguồn: Toplist.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.