10 sự thật đáng ngạc nhiên về Albert Einstein

10 sự thật đáng ngạc nhiên về Albert Einstein

(Kiến Thức) - Ít ai có thể ngờ rằng, Albert Einstein bị chậm nói, đầu to hơn bình thường hay đặt ra một bộ quy tắc ứng xử cho vợ...

Khi mới chào đời, Albert Einstein là một đứa trẻ khá xấu xí. Do thiên tài có kích thước cơ thể khá lớn với chiếc đầu to nên mẹ ông đã rất khó khăn trong quá trình vượt cạn. Do đó, đầu của ông đã bị biến dạng nhưng rất may là 2 tuần sau đó, cơ thể của thiên tài phát triển như những đứa trẻ khác.
Khi mới chào đời, Albert Einstein là một đứa trẻ khá xấu xí. Do thiên tài có kích thước cơ thể khá lớn với chiếc đầu to nên mẹ ông đã rất khó khăn trong quá trình vượt cạn. Do đó, đầu của ông đã bị biến dạng nhưng rất may là 2 tuần sau đó, cơ thể của thiên tài phát triển như những đứa trẻ khác.
Khi còn nhỏ, Einstein được cho là chậm nói. Một số người cho biết thiên tài này chỉ bắt đầu nói khi lên 4 tuổi. Thậm chí, nhà kinh tế học Thomas Sowell còn đưa ra thuật ngữ "hội chứng Einstein" để mô tả những người thông minh hay có tài năng đặc biệt nhưng chậm nói lúc còn nhỏ.
Khi còn nhỏ, Einstein được cho là chậm nói. Một số người cho biết thiên tài này chỉ bắt đầu nói khi lên 4 tuổi. Thậm chí, nhà kinh tế học Thomas Sowell còn đưa ra thuật ngữ "hội chứng Einstein" để mô tả những người thông minh hay có tài năng đặc biệt nhưng chậm nói lúc còn nhỏ.
Nguồn cảm hứng đầu tiên khiến Einstein tiếp xúc với lĩnh vực vật lý là một chiếc la bàn. Cha của Einstein đã tặng món quà này cho ông khi ông 5 tuổi.
Nguồn cảm hứng đầu tiên khiến Einstein tiếp xúc với lĩnh vực vật lý là một chiếc la bàn. Cha của Einstein đã tặng món quà này cho ông khi ông 5 tuổi.
Ít ai có thể ngờ, thiên tài vật lý Einstein từng trượt nhiều kỳ kiểm tra hồi học cao đẳng. Mặc dù có tài năng xuất sắc trong các thí nghiệm khoa học nhưng ông không giỏi ở những bộ môn khác. Chính vì vậy, ông chỉ học Cao đẳng Kinh tế trong thời gian 1 năm.
Ít ai có thể ngờ, thiên tài vật lý Einstein từng trượt nhiều kỳ kiểm tra hồi học cao đẳng. Mặc dù có tài năng xuất sắc trong các thí nghiệm khoa học nhưng ông không giỏi ở những bộ môn khác. Chính vì vậy, ông chỉ học Cao đẳng Kinh tế trong thời gian 1 năm.
Einstein có một đứa con bí mật. Khi Einstein kết hôn với người vợ đầu tiên Mileva Marić, thiên tài này đã đặt ra một bộ quy tắc yêu cầu vợ thực hiện theo. Cụ thể, ông yêu cầu Mileva phải chuẩn bị 3 bữa ăn mỗi ngày, không nói chuyện khi ông yêu cầu, không được mong chờ những hành động thể hiện sự quan tâm thân mật từ ông....
Einstein có một đứa con bí mật. Khi Einstein kết hôn với người vợ đầu tiên Mileva Marić, thiên tài này đã đặt ra một bộ quy tắc yêu cầu vợ thực hiện theo. Cụ thể, ông yêu cầu Mileva phải chuẩn bị 3 bữa ăn mỗi ngày, không nói chuyện khi ông yêu cầu, không được mong chờ những hành động thể hiện sự quan tâm thân mật từ ông....
Einstein đã có quan hệ rất tốt với người em họ Elsa Einstein và đã kết hôn với cô - người trở thành vợ thứ 2 của thiên tài này. Hai người đã kết hôn vào năm 1919. Một số nguồn tin cho rằng, mối quan hệ của Einstein và Elsa đã chớm nở khi ông còn chung sống với người vợ thứ nhất.
Einstein đã có quan hệ rất tốt với người em họ Elsa Einstein và đã kết hôn với cô - người trở thành vợ thứ 2 của thiên tài này. Hai người đã kết hôn vào năm 1919. Một số nguồn tin cho rằng, mối quan hệ của Einstein và Elsa đã chớm nở khi ông còn chung sống với người vợ thứ nhất.
Thiên tài Einstein chưa bao giờ được hưởng bất cứ khoản tiền thưởng khi nhận được giải Nobel do toàn bộ số tiền đó dùng cho người vợ thứ nhất khi ly hôn.
Thiên tài Einstein chưa bao giờ được hưởng bất cứ khoản tiền thưởng khi nhận được giải Nobel do toàn bộ số tiền đó dùng cho người vợ thứ nhất khi ly hôn.
Sự thật đáng ngạc nhiên khác về thiên tài Einstein đó là ông không đi tất. Trong một bức thư gửi Elsa, Einstein viết rằng, ông "ra ngoài mà không đi tất" khi ở ĐH Oxford. Nhà khoa học thiên tài luôn được nhớ đến với sự xuất hiện lôi thôi, nhếch nhác mặc dù sự chú ý đều dồn vào mái tóc của ông hơn là đôi chân.
Sự thật đáng ngạc nhiên khác về thiên tài Einstein đó là ông không đi tất. Trong một bức thư gửi Elsa, Einstein viết rằng, ông "ra ngoài mà không đi tất" khi ở ĐH Oxford. Nhà khoa học thiên tài luôn được nhớ đến với sự xuất hiện lôi thôi, nhếch nhác mặc dù sự chú ý đều dồn vào mái tóc của ông hơn là đôi chân.
Trước khi chuyển đến định cư tại Mỹ năm 1933, Einstein đã trao đổi thư từ với nhà hoạt động nhân quyền và học giả W.E.B Dubois đồng thời là nhà sáng lập NAACP (Hiệp hội quốc gia thúc đẩy sự phát triển của người da màu, tôn vinh cá nhân và các tổ chức hỗ trợ thiết thực cho người da màu trong lĩnh vực hội họa và hoạt động giải trí). Trong bài phát biểu năm 1946 tại ĐH Lincoln ở Pennsylvania, Einstein gọi nạn phân biệt chủng tộc là "một căn bệnh".
Trước khi chuyển đến định cư tại Mỹ năm 1933, Einstein đã trao đổi thư từ với nhà hoạt động nhân quyền và học giả W.E.B Dubois đồng thời là nhà sáng lập NAACP (Hiệp hội quốc gia thúc đẩy sự phát triển của người da màu, tôn vinh cá nhân và các tổ chức hỗ trợ thiết thực cho người da màu trong lĩnh vực hội họa và hoạt động giải trí). Trong bài phát biểu năm 1946 tại ĐH Lincoln ở Pennsylvania, Einstein gọi nạn phân biệt chủng tộc là "một căn bệnh".
Trong lúc khám nghiệm thi thể Einstein, nhà giải phẫu bệnh Thomas Harvey đã phẫu thuật, chia tách não của thiên tài này thành 200 lát nhỏ để tìm hiểu não của thiên tài khác người thường như thế nào. Những mẫu não bộ của Einstein đã lưu lạc khắp nước Mỹ trong 40 năm nhưng các chuyên gia đều không phát hiện ra điều đột phá nào liên quan đến não bộ của Einstein.
Trong lúc khám nghiệm thi thể Einstein, nhà giải phẫu bệnh Thomas Harvey đã phẫu thuật, chia tách não của thiên tài này thành 200 lát nhỏ để tìm hiểu não của thiên tài khác người thường như thế nào. Những mẫu não bộ của Einstein đã lưu lạc khắp nước Mỹ trong 40 năm nhưng các chuyên gia đều không phát hiện ra điều đột phá nào liên quan đến não bộ của Einstein.

GALLERY MỚI NHẤT