10 phút dùng nước, mất 1,8 tỷ đồng: Tiền tỷ ném vèo qua cửa sổ

Sống giữa lòng phố thị, nhưng gần trăm hộ dân 2 thôn Đất Đèn và thôn Tát 2 của xã Cam Đường, TP Lào Cai (Lào Cai) vẫn “khát” nước sạch.

10 phút dùng nước, mất 1,8 tỷ đồng: Tiền tỷ ném vèo qua cửa sổ

Trớ trêu là vẫn hiện hữu ở đây một công trình cấp nước, đầu tư hàng tỷ đồng từ nguồn vốn xây dựng NTM. Từng ngày, công trình nằm phơi mưa nắng, xuống cấp trong sự bất lực.  

Tiền tỷ ném vèo qua cửa sổ

Năm 2012, để phục dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 91/114 hộ dân thôn Đất Đèn phải di dời tới nơi ở mới. Tại đây, các hộ dân được đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước máy, trong khi 23 hộ dân còn lại được ở chỗ cũ.

Công trình nước sạch 1,8 tỷ đồng không một giọt nước (Ảnh: MH)
 Công trình nước sạch 1,8 tỷ đồng không một giọt nước (Ảnh: MH)

Năm 2014, từ nguồn vốn xây dựng NTM, công trình nước sạch thôn Đất Đèn được đầu tư 1,8 tỷ đồng do UBND xã Cam Đường làm chủ đầu tư, do Cty CP Xây dựng số 1 Lào Cai thi công, mục tiêu cung cấp nước sạch cho 23 hộ dân thôn Đất Đèn và hơn 50 hộ dân thôn Tát 2. Cuối năm 2014, công trình được nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong niềm vui của hàng chục hộ dân.

Nhưng ngay sau khi bàn giao, công trình đã không có một giọt nước phục vụ nhu cầu người dân. Ông Trần Văn Xuân, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Đất Đèn khẳng định, ông đã có ý kiến về việc nguồn nước lấy ở khe không bảo đảm cả về chất lượng cũng như lưu lượng trước khi công trình được xây dựng. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công đã phớt lờ, trả lời nếu không thi công thì sẽ mất vốn!?

Còn ông Nguyễn Kim Cải, trưởng thôn Đất Đèn cho biết, ngay trong ngày bàn giao thì nước có về khoảng hơn 10 phút sau đó thì mất hẳn cho đến bây giờ. Thật oái oăm, 10 phút cấp nước mất toi hàng tỷ đồng.

“Mặc dù không được họp lấy ý kiến, nhưng khi cán bộ về khảo sát, chúng tôi đã có ý kiến là nguồn nước ở đây chảy rất yếu, nếu để làm nguồn cung cấp cho công trình thì sẽ không đủ. Nhưng họ nói không làm sẽ bị thu hồi vốn nên vẫn đè ra thi công. Kết quả là công trình hàng tỷ đồng bỏ phí mấy năm nay”, vẫn theo ông Cải.

Cái gì cũng “tắc”

Trong khi tiền tỷ ném qua cửa sổ thì từng ngày, người dân thôn Đất Đèn cũng như thôn Tát 2 vẫn phải sử dụng nước giếng khơi sinh hoạt. Có một điều khó hiểu, là theo người dân nơi đây, không hiểu vì sao, từ khi dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thi công thì hầu hết giếng nước trong thôn cạn đi?

10 phút dùng nước, mất 1,8 tỷ đồng: Tiền tỷ ném vèo qua cửa sổ ảnh 2
 Người dân bức xúc, nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn “tắc” (Ảnh: LTĐ)
Từng ngày, mấy trăm con người vẫn dùng nước giếng (Ảnh: MT)
 Từng ngày, mấy trăm con người vẫn dùng nước giếng (Ảnh: MT)

Bà Trần Thị Mùi, thôn Đất Đèn cho biết, trước giếng nhà bà sâu 4 - 5m nước, đường cao tốc làm xong, nước giếng tụt còn 2 - 3m. Nhiều hôm nước có mùi tanh, hôm thì rất đục. “Khi công trình nước sạch được xây dựng, chúng tôi mừng lắm, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang khi mà sáng bàn giao, chiều đã chẳng có giọt nước nào chảy về.

Để khắc phục, chúng tôi có mời đơn vị cấp máy lọc nước về tư vấn, lắp đặt máy lấy nước giếng lên dùng vậy. Tuy nhiên, khi kiểm tra họ bảo nước giếng nhiễm chì nặng lắm. Chúng tôi rất hoang mang, mong cơ quan chức năng có kết luận chính xác về chất lượng nguồn nước giếng đang sử dụng”, bà Mùi nói một tràng dài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Hoàng Long, Chủ tịch UBND xã Cam Đường cho biết, về công trình nước sạch tại thôn Đất Đèn, UBND xã đã nhiều lần báo cáo TP Lào Cai xác định nguyên nhân thì được trả lời, do thi công đường cao tốc nên ảnh hưởng đến chất lượng nước cung cấp cho công trình.

“Chúng tôi xin hướng giải quyết thì được TP trả lời, nếu có nguồn nước bảo đảm sẽ khôi phục lại công trình. Chúng tôi đề nghị, nếu không khắc phục được thì thanh lý, thu hồi một phần vật tư như đường ống, các van... Việc nguồn nước nước giếng bị ô nhiễm, cơ quan chức năng tỉnh đã về lấy mẫu gần tháng nay nhưng chưa có kết quả”, ông Long thông tin.

Cũng theo ông Long, xã đã có ý kiến với Cty cấp nước TP Lào Cai đưa nước máy về cho bà con, nhưng do phải đầu tư hạ tầng với nguồn kinh phí lớn lên chưa thể triển khai. Chính vì vậy, trước mắt bà con vẫn phải sử dụng nước giếng thôi.

Trong khi công trình không cấp được nước, chính quyền chưa có hướng giải quyết thì người dân vẫn phải dùng nguồn nước tanh hôi đến tắc thở. Câu hỏi đặt ra, ai là người chịu trách nhiệm về sự lãng phí liên quan tới công trình nước sạch này? Phải chăng, việc sử dụng tiền xây dựng NTM quá dễ dãi nên đã vung tay!

Hà Nội: Mất nước sạch 3 tháng, hàng nghìn hộ dân bức xúc

Việc mất nước kéo dài nhưng không cơ quan nào giải quyết sớm đã làm cho nhân dân vô cùng bức xúc, phẫn nộ.

Hà Nội: Mất nước sạch 3 tháng, hàng nghìn hộ dân bức xúc
Theo phản ánh, gần 3 tháng nay, hàng nghìn hộ dân tại KĐT Đại Kim (Hà Nội) sống trong cảnh mất nước sạch kéo dài khiến cho cuộc sống bị đảo lộn. , ngày 26/7, PV đã đến KĐT Đại Kim ghi nhận tình hình mất nước của khu vực này. 

Tại đây, người dân cho biết, từ đầu năm, tại khu nhà B1, B3, B5 nước sinh hoạt đã rất yếu, nhiều gia đình cả tháng mới được cung cấp chưa đầy 1m3. Đến giữa tháng 5, gần như  khu nhà B5 xảy ra mất nước hoàn toàn, khiến cho đời sống của người dân bị đảo lộn nghiêm trọng. Để duy trì sự sống, người dân phải mua nước từ các xe téc chở tới với giá cao hơn giá bán nước sạch quy định của UBND thành phố Hà Nội gấp vài chục lần.

Chia sẻ với PV, Đặng Thị Dung, nhà khu B5 phản ánh: “Mất từ 30.4 rồi, dân chúng tôi kêu mãi, gần đến đại hội thì họ cho được một tuần, hết đại hội thì cắt đến bây giờ. Họ không có thông báo hay cho biết lí do là gì”.
Ha Noi Mat nuoc sach 3 thang hang nghin ho dan buc xuc
  Người dân KĐT Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) phải "canh me" để có được những suất nước sạch "an ủi" sau khi bị cắt nước mấy tháng nay.
Ông Vũ Xuân Bình, Bí thư chi bộ Khu dân cư đô thị Đại Kim – Định Công 1 cho biết, Khu này mất nước diện rộng một tuần trong khoảng thời gian đường ống nước sông Đà bị vỡ lần thứ 18 (11/7). Còn riêng khu B5 tổ 2A mất nước cục hơn 2 tháng, trước đó cũng có trường hợp nhiều gia đình mất nước nhưng không báo cáo với chúng tôi. Theo ông Bình, việc mất nước kéo dài khiến cho đời sống của người dân khu vực này bị đảo lộn. Để cứu lấy mình, hàng ngày, các gia đình tại khu B đã phải cử người ở nhà để chờ xe chở nước đến mua. Do giá mua cao nên người dân phải dùng đi, dùng lại nước: nước đã rửa rau để lại vo gạo, nước rửa mặt thì giữ lại để giặt giũ. “Việc mất nước đến nay chưa có khiến chúng tôi rất là khổ, chúng tôi hiện đang phải đi mua nước của xe môi trường đô thị không biết nước lấy ở đâu, sạch hay không sạch, mỗi hộ gia đình mỗi tháng phải mua 2-3 xe nước với giá 6-700 nghìn/xe, mỗi xe là 4.8 khối nước tương đương 1 khối nước là 100 - 130.000 nghìn đồng)” – vị Bí thư chi bộ cho hay. Ông Trần Văn Mùi, số nhà 15/B5 xót xa chia sẻ, gia đình ông có 8 khẩu, trung bình chỉ dùng khoảng 200-300 nghìn đồng, nhưng mấy tháng mất nước mỗi tháng gia đình ông phải bỏ ra từ 2-3 triệu đồng để mua nước. “Nếu họ thu 30-50 nghìn đồng thì chúng tôi còn chấp nhận được, với số tiền cao như thế này chúng tôi biết sống làm sao với số tiền lương chỉ vài triệu đồng/tháng” – ông Mùi than.

Dân bị "móc túi" tiền tỷ từ nước sạch: Được hoàn lại tiền!

Hàng ngàn hộ dân thôn Triều Khúc (Hà Nội) sẽ nhận được tiền hoàn lại từ HTX kinh doanh nước sạch vì bị áp mức giá cao hơn quy định.

Dân bị "móc túi" tiền tỷ từ nước sạch: Được hoàn lại tiền!
Điều đáng nói, việc kinh doanh nước sạch chênh giá so với quy định đã kéo dài suốt 3 năm qua mà chính quyền xã làm ngơ. Vừa qua, huyện đã yêu cầu HTX này xây dựng kế hoạch trả lại tiền cho người tiêu dùng. Đây là việc làm cần nhân rộng.

Ảnh: Hơn 900 hộ dân “khát nước” bên công trình 14 tỷ dở dang

Hàng nghìn nhân khẩu ở xã ven biển Kim Hải (Ninh Bình) sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Để giải quyết, một công trình nước sạch 14 tỷ được nhà nước đầu tư nhưng dở dang suốt 6 năm.

Ảnh: Hơn 900 hộ dân “khát nước” bên công trình 14 tỷ dở dang
Kim Hải là một xã ven biển của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Từ xưa đến nay, người dân luôn sống trong tình trạch thiếu nước sạch trầm trọng vì giếng khoan nhiễm mặn. Để giải quyết tình trạng này, năm 2010, Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Ninh Bình) đã đầu tư công trình nước sạch với tổng vốn 14 tỷ đồng (trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ hơn 12,5 tỷ, vốn đối ứng của cư dân địa phương gần 1,4 tỷ đồng).
 Kim Hải là một xã ven biển của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Từ xưa đến nay, người dân luôn sống trong tình trạch thiếu nước sạch trầm trọng vì giếng khoan nhiễm mặn. Để giải quyết tình trạng này, năm 2010, Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Ninh Bình) đã đầu tư công trình nước sạch với tổng vốn 14 tỷ đồng (trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ hơn 12,5 tỷ, vốn đối ứng của cư dân địa phương gần 1,4 tỷ đồng).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.