10 nữ tướng nổi danh trong lịch sử thế giới

10 nữ tướng nổi danh trong lịch sử thế giới

Bà Triệu, Phụ Hảo, Artemisia I, Boudica là 4 trong số nhiều nữ tướng lừng danh trong hàng nghìn năm lịch sử thế giới, từng khiến kẻ thù khiếp sợ.

Ahhotep I (1560-1530 TCN): Theo Từ điển Lịch sử Ai Cập cổ đại, Ahhotep I là nữ hoàng của Ai Cập cổ đại, sống vào khoảng năm 1560- 1530 TCN, được sử sách đánh giá là người đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập triều đại thứ 18. Bà từng lãnh đạo quân đội chống lại người Hyksos. Sau khi qua đời, bà được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự vốn được tặng thưởng cho những chiến tích quân sự đặc biệt của mình.
Ahhotep I (1560-1530 TCN): Theo Từ điển Lịch sử Ai Cập cổ đại, Ahhotep I là nữ hoàng của Ai Cập cổ đại, sống vào khoảng năm 1560- 1530 TCN, được sử sách đánh giá là người đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập triều đại thứ 18. Bà từng lãnh đạo quân đội chống lại người Hyksos. Sau khi qua đời, bà được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự vốn được tặng thưởng cho những chiến tích quân sự đặc biệt của mình.
Phụ Hảo (?-1200 TCN): Sách "Tướng soái Cổ đại Trung Hoa" chép rằng Phụ Hảo còn được gọi là Phụ Hiếu, một trong 60 phi tần của vua Vũ Đinh nhà Thương. Bà là tướng lĩnh tài năng, tiếng tăm vang dội. Trong những cuộc chiến của nhà Thương, Phụ Hảo từng làm tướng tiên phong, có lúc một mình thống lĩnh đại quân.
Phụ Hảo (?-1200 TCN): Sách "Tướng soái Cổ đại Trung Hoa" chép rằng Phụ Hảo còn được gọi là Phụ Hiếu, một trong 60 phi tần của vua Vũ Đinh nhà Thương. Bà là tướng lĩnh tài năng, tiếng tăm vang dội. Trong những cuộc chiến của nhà Thương, Phụ Hảo từng làm tướng tiên phong, có lúc một mình thống lĩnh đại quân.

Artemisia I (?-?): Theo ghi chép của sử gia Herodotos, Artemisia I là nữ hoàng cai trị xứ Halicarnassus vào thế kỷ 5 TCN, phục vụ dưới trướng của hoàng đế Ba Tư Xerxes. Trong cuộc chiến xâm lược Hy Lạp của Ba Tư năm 480, bà chỉ huy 5 chiến thuyền bất ngờ tấn công Hy Lạp ở trận hải chiến Salamis. Bà là nữ chỉ huy duy nhất trong hạm đội đó. Sử gia Herodotus viết về trận chiến trên biển, mô tả Artemisia là phụ nữ thông minh và quyết đoán với các chiến thuật của mình. Là nữ tướng nổi danh lịch sử, câu chuyện của bà đã được dựng thành phim.
Artemisia I (?-?): Theo ghi chép của sử gia Herodotos, Artemisia I là nữ hoàng cai trị xứ Halicarnassus vào thế kỷ 5 TCN, phục vụ dưới trướng của hoàng đế Ba Tư Xerxes. Trong cuộc chiến xâm lược Hy Lạp của Ba Tư năm 480, bà chỉ huy 5 chiến thuyền bất ngờ tấn công Hy Lạp ở trận hải chiến Salamis. Bà là nữ chỉ huy duy nhất trong hạm đội đó. Sử gia Herodotus viết về trận chiến trên biển, mô tả Artemisia là phụ nữ thông minh và quyết đoán với các chiến thuật của mình. Là nữ tướng nổi danh lịch sử, câu chuyện của bà đã được dựng thành phim.


Amanirenas (60-10 TCN): "Cẩm nang của nền văn minh Napatan - Meromon" cho hay nữ hoàng Amanirenas là vợ của hoàng đế Teriteqas cai quản vương quốc Meroe. Hoàng đế Teriteqas đã mắc sai lầm lớn là tấn công La Mã và Ai Cập. Khi người La Mã tấn công đáp trả, hoàng đế Teriteqas qua đời vì bệnh tật. Nữ hoàng Amanirenas trở thành người nhiếp chính, cai trị Meroe khi con trai còn quá nhỏ. Trước sự tấn công của La Mã, Amanirenas đã trực tiếp dẫn quân đến pháo đài Premnis phòng thủ. Bà từng 2 lần đẩy lui quân La Mã. Tài cầm quân của nữ hoàng Amanirenas khiến nhiều tướng lĩnh La Mã khiếp sợ, buộc phải ký hiệp ước hòa bình lâu dài.
Amanirenas (60-10 TCN): "Cẩm nang của nền văn minh Napatan - Meromon" cho hay nữ hoàng Amanirenas là vợ của hoàng đế Teriteqas cai quản vương quốc Meroe. Hoàng đế Teriteqas đã mắc sai lầm lớn là tấn công La Mã và Ai Cập. Khi người La Mã tấn công đáp trả, hoàng đế Teriteqas qua đời vì bệnh tật. Nữ hoàng Amanirenas trở thành người nhiếp chính, cai trị Meroe khi con trai còn quá nhỏ. Trước sự tấn công của La Mã, Amanirenas đã trực tiếp dẫn quân đến pháo đài Premnis phòng thủ. Bà từng 2 lần đẩy lui quân La Mã. Tài cầm quân của nữ hoàng Amanirenas khiến nhiều tướng lĩnh La Mã khiếp sợ, buộc phải ký hiệp ước hòa bình lâu dài.

Boudica (30-61): Boudica là vương hậu của người Celt ở Anh. Theo sách "Lịch sử xứ Wales", bà đã lãnh đạo nhân dân Anh nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của người La Mã. Tuy người Anh có ưu thế về lực lượng đông hơn rất nhiều, La Mã lại có chiến thuật, kỷ luật, được huấn luyện và trang bị vũ khí tốt. Sau thất bại trong cuộc chiến cuối cùng với quân La Mã, nữ hoàng Boudica tự tử bằng thuốc độc. Sau cuộc nổi dậy do Boudica lãnh đạo, làn sóng chống lại người La Mã diễn ra mạnh mẽ, buộc họ phải rời khỏi nước Anh.
Boudica (30-61): Boudica là vương hậu của người Celt ở Anh. Theo sách "Lịch sử xứ Wales", bà đã lãnh đạo nhân dân Anh nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của người La Mã. Tuy người Anh có ưu thế về lực lượng đông hơn rất nhiều, La Mã lại có chiến thuật, kỷ luật, được huấn luyện và trang bị vũ khí tốt. Sau thất bại trong cuộc chiến cuối cùng với quân La Mã, nữ hoàng Boudica tự tử bằng thuốc độc. Sau cuộc nổi dậy do Boudica lãnh đạo, làn sóng chống lại người La Mã diễn ra mạnh mẽ, buộc họ phải rời khỏi nước Anh.


Triệu Thị Trinh (225-248): Bà Triệu là nữ tướng nổi tiếng của Việt Nam. Bà đã lãnh đạo thành công khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược. Bà từng tuyên bố với kẻ địch rằng sẽ đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi non sông, cũng như không chịu hạ mình làm tì thiếp cho bất kỳ ai. Lời tuyên thệ của bà đã đi vào sử sách: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người".
Triệu Thị Trinh (225-248): Bà Triệu là nữ tướng nổi tiếng của Việt Nam. Bà đã lãnh đạo thành công khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược. Bà từng tuyên bố với kẻ địch rằng sẽ đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi non sông, cũng như không chịu hạ mình làm tì thiếp cho bất kỳ ai. Lời tuyên thệ của bà đã đi vào sử sách: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người".

Zenobia (240-274): Bà là nữ hoàng của đế quốc Palmyra ở Syria, người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại La Mã vào thế kỷ III. Là vợ thứ hai của vua Septimius Odaenathus, Zenobia trở thành nữ hoàng của đế chế Palmyra sau khi chồng qua đời năm 267. Xinh đẹp, hiểu biết rộng, nữ hoàng Zenobia cho thấy tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi lên ngôi, bà đã chống lại sự ảnh hưởng và bành trướng của đế quốc La Mã, đồng thời thực hiện những cuộc chinh phục Ai Cập, Anatolia để mở rộng lãnh thổ quốc gia.
Zenobia (240-274): Bà là nữ hoàng của đế quốc Palmyra ở Syria, người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại La Mã vào thế kỷ III. Là vợ thứ hai của vua Septimius Odaenathus, Zenobia trở thành nữ hoàng của đế chế Palmyra sau khi chồng qua đời năm 267. Xinh đẹp, hiểu biết rộng, nữ hoàng Zenobia cho thấy tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi lên ngôi, bà đã chống lại sự ảnh hưởng và bành trướng của đế quốc La Mã, đồng thời thực hiện những cuộc chinh phục Ai Cập, Anatolia để mở rộng lãnh thổ quốc gia.


Tomoe Gozen (1157-1247): Theo sách "Kiếm sĩ samurrai - bậc thầy chiến tranh", bà là một trong số ít nữ samurai trong lịch sử Nhật Bản. Tên thật của bà là Tomoe, còn "Gozen" là danh hiệu do đại tướng quân Minamoto Yoshinaka phong tặng. Bà từng chiến đấu cùng các samurai nam trong cuộc chiến Genpei, diễn ra từ năm 1180 đến 1185, và được miêu tả như "cung thủ mạnh hiếm có, kiếm sĩ mạnh bằng nghìn người, có thể sẵn sàng đối đầu một con quỷ hay vị thần". Sở thích của bà là cưỡi ngựa lao xuống sườn những ngọn đồi dốc. Trận đánh cuối cùng của bà diễn ra ở Awazu, nơi tướng quân Minamoto Yoshinaka bị giết. Tomoe Gozen trốn thoát khỏi vòng vây kẻ thù, nhưng cũng từ bỏ ý chí chiến đấu, kết thúc cuộc đời binh nghiệp. Bà đã kết hôn, sau khi chồng qua đời, Tomoe Gozen trở thành tu sĩ.
Tomoe Gozen (1157-1247): Theo sách "Kiếm sĩ samurrai - bậc thầy chiến tranh", bà là một trong số ít nữ samurai trong lịch sử Nhật Bản. Tên thật của bà là Tomoe, còn "Gozen" là danh hiệu do đại tướng quân Minamoto Yoshinaka phong tặng. Bà từng chiến đấu cùng các samurai nam trong cuộc chiến Genpei, diễn ra từ năm 1180 đến 1185, và được miêu tả như "cung thủ mạnh hiếm có, kiếm sĩ mạnh bằng nghìn người, có thể sẵn sàng đối đầu một con quỷ hay vị thần". Sở thích của bà là cưỡi ngựa lao xuống sườn những ngọn đồi dốc. Trận đánh cuối cùng của bà diễn ra ở Awazu, nơi tướng quân Minamoto Yoshinaka bị giết. Tomoe Gozen trốn thoát khỏi vòng vây kẻ thù, nhưng cũng từ bỏ ý chí chiến đấu, kết thúc cuộc đời binh nghiệp. Bà đã kết hôn, sau khi chồng qua đời, Tomoe Gozen trở thành tu sĩ.

Jeanne d'Arc (1412-1431): Được coi là vị thánh bảo hộ của nước Pháp, bà từng chỉ huy quân đội Pháp chống lại người Anh trong "Cuộc chiến trăm năm". Năm 1430, Jeanne bị bắt, sau đó bị thiêu sống khi mới 19 tuổi. Đầu thế kỷ XIX, học giả lỗi lạc Pierre Caziot cho rằng thực tế bà không bị thiêu, nữ tướng đã được bí mật cứu thoát. Bà lấy bá tước R. D'Armoaz gần biên giới Luxembourg. Bà mất năm 1449 ở Piulini, gần thành phố Nancy, thủ phủ xứ Lorraine.
Jeanne d'Arc (1412-1431): Được coi là vị thánh bảo hộ của nước Pháp, bà từng chỉ huy quân đội Pháp chống lại người Anh trong "Cuộc chiến trăm năm". Năm 1430, Jeanne bị bắt, sau đó bị thiêu sống khi mới 19 tuổi. Đầu thế kỷ XIX, học giả lỗi lạc Pierre Caziot cho rằng thực tế bà không bị thiêu, nữ tướng đã được bí mật cứu thoát. Bà lấy bá tước R. D'Armoaz gần biên giới Luxembourg. Bà mất năm 1449 ở Piulini, gần thành phố Nancy, thủ phủ xứ Lorraine.


Nguyễn Thị Định (1920-1992): Nữ tướng xứng đáng với 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Từ thủ lĩnh của đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre, bà trở thành nữ tướng đầu tiên của nước ta trong thế kỷ XX. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phó tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”.
Nguyễn Thị Định (1920-1992): Nữ tướng xứng đáng với 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Từ thủ lĩnh của đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre, bà trở thành nữ tướng đầu tiên của nước ta trong thế kỷ XX. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phó tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.