Kiếp nhân sinh ý nghĩa không nằm ở việc đạt được, mà ở chỗ buông bỏ
Làm người như nước, bạn nóng, tôi sẽ sôi trào, quyết không ảnh hưởng nhiệt tình của cậu. Làm người như nước, bạn lạnh, tôi sẽ đóng băng, quyết không chối bỏ giá băng của bạn. Thượng thiện như nước, biết nghe lời phải, đời người được như nước, tùy duyên mà yên ổn.
Ảnh minh họa. |
Làm người như nước: có thể thích ứng với bất cứ hoàn cảnh nào, chính là giống như nước vậy, có thể bao dung vạn vật, bản thân lại vô cùng thuần tịnh. Làm việc như núi: cần phải làm việc một cách hết sức thiết thực, trầm ổn như núi, mang lại cho người ta sự tín nhiệm vững chãi như núi vậy!
Làm người như nước. Nước, trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, hết thảy đều là bởi nó mềm yếu dễ chịu.
Phàm là việc gì trên đời cũng đều không được mãi mãi. Người ta có sinh, lão, bệnh, tử. Trời đất có xuân, hạ, thu, đông. Tiết trời có nóng lạnh. Vạn vật cứ luôn luôn vận động như thế, chẳng bao giờ đứng yên, cũng chẳng bao giờ trường tồn vĩnh cửu.
Làm người nên giống như nước vậy, trong cái mềm yếu lại có sự cứng rắn, tĩnh lặng, tấm lòng và khí độ to lớn có thể bao dung che chở cho muôn vật.
Người xưa có một câu đối: “Thủy duy năng hạ phương thành hải, sơn bất căng cao tự cập thiên, đại ý là: nước hạ mình chỗ thấp, mới có thể trở thành biển lớn; núi không cậy mình cao, nên mới có thể cao ngang tận trời.
Làm việc thì giống như núi. Núi, từ nghìn ngọn núi cao chót vót, vạn khe tranh đua vẻ đẹp, thác nước như biển mây, con chuồn chuồn đang lên xuống cho thấy khí thế hào hùng. Núi, từ trời quang mây tạnh, khói mù lượn lờ hoặc trong cảnh thanh tịnh yên bình trong suốt lộ ra vẻ ưu nhã, kỳ ảo xinh đẹp. Vậy nên làm việc, thì phải giống như núi vậy, phải có tấm lòng của núi, phong cốt của núi, phẩm cách của núi, cùng với nội hàm và nguyên tắc của núi.
Người xưa nói: “Biển lớn dung nạp trăm nghìn sông, tấm lòng bao dung mới trở thành vĩ đại. Vách núi nghìn trượng sừng sững, bởi không mang dục vọng nên có thể giữ mình cương trực”. Con người ta một khi có thể làm được rất mực khiêm tốn, thì có thể tụ họp trăm sông mà thành nên biển lớn. Con người nếu có thể làm được không ôm giữ dục vọng không tranh không giành, thì có thể giống như vách núi dựng đứng, đứng vững đến tận trời cao.
Vậy nên, bên trong câu nói “làm người như nước, làm việc như núi” này ẩn chứa huyền cơ và xảo diệu, chỉ vỏn vẹn 8 chữ đã nói rõ làm người thế nào, và một người nên làm việc ra sao.
Người ta nói, nhân sinh là giấc mộng dài, trăm năm qua đi tựa như chớp mắt và trần gian chỉ là quán trọ ven đường chẳng được lâu bền. Phật gia cho rằng, cõi người chỉ là một chặng nghỉ chân rất nhỏ, rất nhỏ của quãng luân hồi đời đời kiếp kiếp qua đằng đẵng tháng năm.
Thân người hôm nay đắc được, ngày mai chắc gì đã giữ bền lâu? Thế nên, Phật gia cũng khuyên người ta chớ nên chấp nhất, ôm giữ bất cứ điều gì trong cõi trần ai. Tất cả đều là ảo mộng, là bong bóng, sẽ vỡ tan một khi người ta nhắm mắt xuôi tay. Học cách buông bỏ chính là tận hưởng cuộc đời này một cách trọn vẹn nhất.
Hãy đọc 10 mẩu chuyện nhỏ ý nghĩa ắt hẳn sẽ giúp bạn thay đổi kiếp nhân sinh
1. Rùa thi chạy với thỏ trên mặt đất thì chẳng thể nhanh bằng, nhưng rùa bơi dưới nước thỏ chẳng thể đuổi theo:
Đừng đặt bản thân sai vị trí.
2. Quạ đen bắt chước đại bàng đi bắt dê, kết quả bị lông dê quấn chặt, cuối cùng bị người chăn dê giết chết:
Không phải cứ là chim đều là đại bàng, nhận rõ bản thân mình là ai mới sống được dễ dàng.
3. Một hôm, kiến ngẫu hứng thách thức voi thi sức mạnh. Kiến nói kiến có thể nâng được vật nặng gấp trăm lần trọng lượng cơ thể. Voi nghe xong rũ mình một cái, bùn trên người voi rơi xuống khiến kiến bị chết luôn tại chỗ:
Vĩnh viễn đừng tìm nhầm đối tượng, nếu không chết chẳng kịp hối.
4. Ngựa gặp lạc đà trên sa mạc, thấy lạc đà có cái bướu trên lưng thật khó coi nên nói: “Ôi anh bạn, cái bướu trên lưng của anh thật xấu quá đi thôi”. Lạc đà nghe xong chẳng thèm đoái hoài gì đến ngựa. Cuối cùng, lạc đà vượt qua sa mạc còn ngựa thì không:
Đừng cười bề ngoài của người khác, nếu không rất có thể ngày nào đó bạn sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.
5. Có chú thỏ rất lười, ngày nào cũng ăn cỏ ở miệng hang mình ở, cuối cùng bị thợ săn phát hiện bắt thịt:
Làm gì cũng cần nghĩ tới hậu quả, nếu không gánh được hậu quả thì đừng làm liều.
6. Một hôm trong khu rừng già, các loài vật tổ chức thi xem ai đẹp nhất. Khổng tước thấy vậy ghi danh trước nhất, chắc mẩm ngôi vị quán quân nhất định thuộc về mình, ai ngờ khổng tước bị loại ngay từ vòng đầu tiên. Khổng tước ấm ức quá đi gặp sơn dương, sơn dương nói: “Khi cô xòe đuôi múa, tuy rất đẹp nhưng lại ‘hớ’ hết cả cái ‘hênh’ của mình”. Khổng tước nghe xong không nói được gì, lẳng lặng bỏ đi:
Khi soi gương đừng chỉ biết soi mỗi cái mặt, cần phải chú ý soi cả phía sau.
7. Mùa hè thời tiết oi bức, ngựa vằn ra bờ sông uống nước thấy hà mã đang vui đùa dưới làn nước trong xanh mát mẻ. Ngựa vằn nghĩ: Hà mã chơi được sao mình lại không? Nghĩ vậy nên ngựa vằn xuống nước chơi, chẳng bao lâu sau ngựa vằn bị cá sấu cắn chết:
Không có thực lực thì đừng có đùa giỡn, nguyên nhân bởi thua rồi bạn đền không nổi.
8. Hổ rủ sói vào sơn cốc săn thú, bắt được con mồi sẽ chia đôi. Sói nghĩ một hồi rồi đồng ý cùng đi, vào tới nơi hổ chặn đường rút lui duy nhất rồi bắt sói ăn thịt:
Hợp tác với đối thủ mạnh cần chuẩn bị sẵn cho mình đường lui.
9. Vịt thấy chim nhạn bay cao trên bầu trời tự do tự tại, cảm thấy bản thân mình cũng chẳng thua kém điều gì, chân tay lông cánh đủ cả sao lại không thể bay? Thế là vịt đi lên vách đá gieo mình xuống, bay được vài mét rồi rơi xuống vách đá, nửa người bầm dập, chân què cánh gãy:
Trước lúc chuẩn bị đầy đủ thì đừng đi thử sức mình với một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ.
10. Rùa nằm phơi mình trên bờ cát tắm nắng, đột nhiên chim ưng xuất hiện. Rùa cho rằng mai mình cứng, thân mình nặng, chim ưng chắc chắn sẽ chẳng ăn được. Kết quả: Chim ưng quắp rùa lên cao nghìn trượng rồi thả ra, rùa rơi xuống vách đá mai vỡ tan tành, lòi cả ruột ra.
Đừng có tự tin quá mức về bản thân, người mạnh hơn bạn có rất nhiều.